Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/02/2010 18:00 (GMT+7)

Viện Pasteur Paris nhân kỷ niệm 120 năm ngày thành lập

Vào những năm 1880, trong các bệnh gây chết người, dân chúng lo sợ nhất là bệnh dại. Bệnh do chó sói và chó nhà bị nhiễm virus dại cắn nên bị bại liệt, khát nước dữ dội và bị co giật rất khủng khiếp rồi tử vong.

Virus bệnh dại ở trong nước bọt và lây qua vết cắn. Pasteur tìm cách có được virus dại từ tủy sống của thỏ bị dại, rồi làm giảm bớt độc lực để tiêm cho thú bị bệnh.

Các thử nghiệm này được xúc tiến liên tục.

- Tháng 5 - 1884, một ủy ban phụ trách kiểm soát theo dõi công trình nghiên cứu trên được thành lập.

- Ngày 6 - 7 - 1885, chú bé chăn cừu Joseph Meister bị chó dại cắn 14 vết ở chân, đùi và tay. Lần đầu tiên, dưới sự chỉ đạo của Pasteur, BS Grancher đã tiêm ngay cho J. Meister mũi vắc xin đầu tiên và sau đó 3 mũi tiếp theo, J. Meister đã lành bệnh.

- Ngày 14 - 10 - 1885, J. B. Jupille cũng bị chó dại cắn, được đưa đến Pasteur và cũng chữa trị khỏi.

Sau Meister, Jupille, rất nhiều người bị chó cắn từ nhiều vùng ở nước Pháp, từ New York (Mỹ), Smolensk (Nga), Algeria, Phần Lan,Hungari được dồn dập đến khoa dại ở trường Vauquelin để chữa trị.

Tính đến ngày 12 - 4 - 1886, 726 người đã đến khoa dại, chỉ có 4 ca tử vong vì đến quá chậm.

Ngày 1 - 3 - 1886, Viện Hàn lâm Khoa học Paris chấp thuận dự án thành lập một cơ sở điều trị bệnh dại. Với sự quyên góp quốc tế, Viện Nghiên cứu mang tên Pasteur được xây dựng và ngày 14 - 11 - 1888, Viện Pasteur được khánh thành với sự hiện diện của Tổng thống cộng hòa Pháp.

Từ đó, danh tiếng của Viện không ngừng được mở rộng. Sau đó, một số Viện Pasteur được học trò của L. Pasteur xây dựng ở các thuộc địa của Pháp. Ở Việt Nam, Viện Pasteur Sài Gòn được BS Calmette đặt nền móng năm 1891 nay ở đường Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang (1895), Viện Pasteur Hà Nội (1923) và Viện Pasteur Đà Lạt (1936).

Từ ngày Viện Pasteur Paris thành lập đến nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học vang danh đã nâng cao tầm mức thế giới của Viện:

1894: xác định vi khuẩn bệnh dịch hạch.

1921: phát minh vắc xin BCG (Bacille Calmette Guerin).

1932: phát minh thuốc chủng ngừa sốt da vàng.

1954: phát minh thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt.

1983 - 1985: phát hiện HIV.

1994: xác định những gen, nguyên nhân gây bệnh điếc gia truyền.

2001: giải mã vi khuẩn bệnh phong.

2006: xác định quá trình phát triển của viris chikungunya.

Qua những thành tựu đó, 10 nhà khoa học bậc thầy của Viện đã được trao giải thưởng Nobel.

Ngày nay, Viện Pasteur Paris là một trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ thế giới với 2.000 nhà nghiên cứu khoa học và 130 phòng thí nghiệm. Phân nửa số phòng thí nghiệm dành cho nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm (AIDS, cúm, cúm gia cầm, viêm màng não, chikungunya, sốt rét…). Số phòng thí nghiệm còn lại dành cho nghiên cứu các bệnh di truyền (tự kỷ, bệnh điếc), bệnh suy thoái thần kinh hay ung thư và nghiên cứu cơ bản về miễn dịch và sinh học…

Trong Viện còn có một nhà bảo tàng lưu giữ các kỷ niệm về cuộc sống của L. Pasteur. Điều cần nhấn mạnh là bước đầu nghiên cứu của Pasteur được thực hiện trong những điều kiện vật chất thiếu thốn, dưới một tầng hầm chật chội và lạnh lẽo. Phải có sự kiên trì phấn đấu và lòng quyết tâm cao độ. L. Pasteur mới đạt đỉnh vinh quang.

Ngày 23 - 10 - 2008, viên đá đầu tiên của Trung tâm sinh học điều hợp chức năng đã được đặt, nhằm tằng cườntg hoạt động của Viện trước sự xuất hiện các bệnh mới đe dọa sức khỏe toàn cầu, tập trung vào nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa sự lan truyền các bệnh do virus hay vi khuẩn (như H5N1, virus chikungunya, SARS, ung thư nguồn gốc nhiễm), các bệnh liên quan đến sự lão hóa dân số. Trung tâm sẽ hoàn thành và bắt đầu hoạt động vào năm 2012.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.