TS Nguyễn Văn Việt, giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á: Khảo cổ như món điểm tâm tinh thần
Đừng khoa học thuần túy mà hãy biến nó thành hoá
Ngày nay, ng ười ta th ường nghĩ tới những lĩnh vực có thể tạo ra những sản phẩm có thể nhìn thấy ngay, nh ưng những nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á nói chung và TS nói riêng có vẻ rất lạ và rất khó có thể định l ượ ng được giá trị của các sản phẩ m được tạo ra?
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á là một đơn vị thuộc hội nghiên cứu Đông Nam Á. Nó vốn là một tổ chức phi chính phủ, độc lập về kinh phí nhưng hoạt động của Trung tâm vẫn nhằm vào các công việc mà Nhà nước mong muốn.
Có thể nói sử học, đặc biệt là khảo cổ nó như là món điểm tâm tinh thần mà loài người cần có, ai cũng thích. Nó giống như tách caffe không phải là món ăn chính, nhưng cũng rất cần cho đời sống tinh thần. Xét ở góc độ nào đó, nó vừa mang tính khoa học thuần tuý, lại vừa có khả năng biến thành giá trị "hàng hoá" phục vụ nhu cầu tinh thần của xã hội loài người.
Vậy, những hàng hoá đó là gì thưa TS?
Chúng tôi không phải là mộ t đơn vị sản xuất dạng hàng hoá nh ưvậy. Nghĩa là chúng tôi ch ưa có điều kiệ n để có thể phục vụ các món "điểm tâm" cho xã hội. Trung tâm của ch úng tôi là đơn vị nghiên cứu, hệ thố ng đề tài của chúng tôi phải tạo ra những kết quả khoa học mà xã hộ i đòi hỏi. Chỉ khi nào kết quả nghiên cứ u đạ t đượ c đế n đỉ nh cao, lúc đó mới tiế t ra được dịch, dịch ở đây nghĩa là kế t tinh lao động trí tuệ , lúc đó phục vụ lại xã hội sẽ tự cảm thụ . Và đó là mớ i đúng là cái mà xã hộ i đang cần.
Kinh doanh để làm khoa học
Tr ước khi biế t đến một Nguyễ n Văn Việt là một nhà khảo cổ có tiếng, ng ườ i ta đã biế t đến ông nh ưmột nhà kinh doanh giỏ i. Điề u này có được ông áp dụng trong hoạ t động nghiên cứu khi mà Trung tâm củ a ông không được Nhà n ước hỗ trợ kinh phí nh ưng lại tạ o ra được nhiều kết quả khoa học có tiếng vang rất lớn? TS và mọi ng ườ i trong Trung tâm đã phải làm gì?
Hiện nay, kinh phí hoạt động của Trung tâm một phần dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài trợ nước ngoài, chủ yếu cho các đề tài nghiên cứu khoa học của tôi.
Tôi nhớ, khi đang học ở Đông Đức, khi Đông Đức giải thể, học bổng không còn, những nghiên cứu đang thực hiện dang dở. Lúc ấy có hai con đường, là chấp nhận bỏ dở giữa chừng hay là ở lại để tiếp tục nghiên cứu thì phải tự kiếm ra tiền. Tôi và hai TS khảo cổ người Đức đã đứng ra mở công ty xuất nhập khẩu. Sau hai tháng mở công ty, tôi mua được máy tính, ô tô... vừa phục vụ việc công việc kinh doanh vừa phục vụ mục đích nghiên cứu. Lúc đó tôi nghĩ tới câu "Phi thương bất phú". Đúng là không làm kinh doanh lúc đó thì cũng không có điều kiện để chúng tôi làm khoa học như ngày nay. Tôi tự thấy mình không phù hợp với việc làm kinh doanh. Tôi kinh doanh để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Cái quan trọng là khi làm kinh doanh, phải biết mình làm kinh doanh để làm gì. Khi nghĩ thông suốt được, tôi sẵn sàng đi kinh doanh và tổ chức đơn vị kinh doanh để lấy tiền đầu tư cho khoa học.
Cho tới giờ tôi vẫn thấy con đường đến với khoa học của mình đúng. Muốn làm khoa học phải biết bươn chải, biết làm mọi việc. Mới đây thôi, khi thành lập thêm một trung tâm con ở Quảng Ninh, thợ đang làm thì bỏ, tôi đã tự mình lát sàn nhà. Tôi nghĩ là, chỉ khi nào nhà khoa học biết vật lộn, làm được tất cả mọi thứ, họ mới có thể thành công thực sự.
Mở ra ngành mới cho khảo cổ
Việt Nam: Phục chế mặt ng ười
Dành trọn cuộc đời cho công việc khảo cổ học, chắc TS có rất nhiều kỷ niệm khó quên?
Một buổi tối tháng 12, năm 2000, đang nằm nghỉ, thấy tivi đưa tin Viện Khảo cổ học đang khai quật ở Châu Can. Tôi vội phóng xe tới. Lúc lội xuống hố đào đất cùng các bạn đồng nghiệp, tôi thấy vải còn in nguyên trên xương người. Tuy nhiên, Viện Khảo cổ học chỉ lấy xương người nên bỏ đất đi. Tôi xin lại chỗ đất ấy. Nhưng một chuyện vui đã xảy ra, thấy tôi nâng niu đống đất ấy, người dân ở đó nghĩ là trong đất có vàng nên nhất quyết không cho tôi mang về. Sau khi xiên chọc một hồi không thấy gì, họ mới cho mang về. Sau khi dùng phương pháp sàng nước, vải hiện lên, tôi chụp được những miếng vải đầu tiên. Đó là những miếng vải đầu tiên được bảo quản và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Một kỷ niệm nữa mà tôi nhớ không mãi không nguôi đấy là việc phục chế thành công người Việt cổ. Tôi nhớ, năm 2005, sau khi tham gia một số lớp học về phục chế mặt người, tôi đã chọn một sọ người Việt cổ tương đối nguyên vẹn của một thiếu nữ dưới 20 tuổi. Ngày 18/6/2005, khi mặt cô gái Đông Sơn hiện ra, lúc đó lòng tôi tràn ngập cảm xúc khó tả, tôi thấy như cô gái từ thời xa xưa ấy như sống lại. Càng nhìn cô gái ấy, tôi càng thấy mình đang ở rất gần với tổ tiên.
Chính lần đầu tiên phục chế thành công cô gái Đông Sơn ấy đã mở ra một ngành mới cho khảo cổ Việt Nam, ngành phục chế mặt người.
Còn về chuyện với tư cách là một chuyên gia cây đay và cây lanh?
(Mỉm cười). Có chứ, năm 1996, khi sang Đức ký hợp đồng tôi bắt gặp một hội chợ rất lớn trưng bày các sản phẩm làm từ cây lanh. Tôi có nói với ông Tổng thư ký lanh quốc tế rằng Việt Nam cũng có cây lanh. Ông này có nhờ tôi viết bài giới thiệu về cây lanh ở Việt Nam. Bài viết của tôi được đăng tải ngay sau đó. Năm 1997, ông Tổng Thư ký Lanh Quốc tế đến Việt Nam. Tôi hăm hở dẫn họ tới Hàng Chiếu, nơi bày bán rất nhiều sản phẩm về "lanh". Thật bất ngờ, khi nhìn thấy những sản phẩm này, vị chuyên gia đầu ngành về lanh này khẳng định đây là cây đay chứ không phải cây lanh.
Hoá ra, tôi với tư cách là một chuyên gia về lanh ở Việt Nam lại không biết gì về cây lanh. Tôi hỏi nhiều chuyên gia khác của Việt Nam, cũng không một ai biết về cây lanh.
Thật may, sau đó, tôi đưa ông Tổng Thư ký Lanh Quốc tế nên Sa Pa, lúc đó đã qua mùa thu hoạch lanh, nhưng may mắn chúng tôi nhặt được những cây lanh còn sót lại trên đường đi. "Đây mới là cây lanh Việt ạ", tôi nhớ mãi câu nói của vị chuyên gia đầu ngành về lanh này.
Sau đó, năm 1998, tôi đề xuất thành lập đề tài khoa học "Nghiên cứu cây lanh ở Việt Nam".
Vậy cho đến thời điểm này, số phận cây lanh ở Việt Nam thế nào, thưa TS?
Có một thông tin rất hay, cây lanh có rất nhiều tác dụng, làm giấy, làm sợi, thậm chí lá cây lanh có thể dùng để chăn nuôi. Tuy nhiên, cây lanh cũng chính là cây cần sa. Khi tiến hành nghiên cứu về cây lanh, lúc ấy, chính chúng tôi lại phát hiện ra thêm một điều, chúng ta đã rất ít kiến thức về cây cần sa.
Nhưng giờ mọi việc đã khác, chúng tôi đã thuần được giống lanh không say, hơn thế. Theo các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, lanh được gieo hạt vào tháng 3, đến khoảng tháng 6, tháng 7 là có thể thu hoạch lanh. Nếu muốn lanh có thể toả ra mùi thơm, phục vụ vào việc làm cần sa phải mất thêm ba tháng nữa. Như thế, chúng ta vẫn có thể trồng lanh để phục vụ phát triển kinh tế và vẫn có thể kiểm soát được việc trồng cần sa.
Qua vụ cây lanh tôi mới thấy, khoa học Việt Nam của mình vẫn còn trống rất nhiều và vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm ở phía trước.
Xin cảm ơn TS về buổi trò chuyện này!
Vải tự nhiên Việt Nam tham dự lễ hội thời trang quốc tế Trong tuần này, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á sẽ gửi 6 mẫu vải tự nhiên sang Ba Lan để tham dự lễ hội thời trang vải tự nhiên quốc tế được tổ chức tại nước này vào tháng 6/2008. TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, cho biết, nhân sự kiện Tổ chức Nông-Lương Liệp Hiệp Quốc (FAO) quyết định lấy năm 2008 là năm của sợi tự nhiên, một lễ hội thời trang với tất cả các mẫu mốt được làm từ vải tự nhiên quy mô lớn sẽ được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 6/2008. Hiện, Viện Nghiên cứu Vải sợi Tự nhiên Ba Lan đã đề nghị Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á gửi một số mẫu vải tự nhiên tham dự lễ hội. Dự kiến trong tuần này, Trung tâm sẽ chuyển sáu mẫu vải gồm hai mẫu vải gai (vải gai thường và gai cổ thời tiền sử) lanh, bông, lụa, đũi. Mỗi loại, Trung tâm sẽ gửi từ 5m-10m vải. |
Nguồn: Khoa học & Đời sống, số 40