TS Nguyễn Hữu Ninh: Đắp đê lớn dọc bờ biển: Một ý tưởng không viển vông?
“Bà nội tôi từng 3 lần “du lịch” vào kinh thành Huế để xem mặt vua!”
PV: Tất nhiên chẳng có ai tay không bắt giặc cả, để có được một thành quả, là phải có cả một quá trình phấn đấu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, ở góc độ “thành tích”, trong nghiên cứu phân tích biến đổi khí hậu, tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh chưa được cơ quan chức năng Việt Nam “phong tặng” thành “tước hiệu” gì, cho đến khi tên của ông được xướng lên trong lễ Trao giải Nobel Hòa bình 2007. Ông có nghĩ đây là một sự giật mình…
NHN:Năm 2002, Vương quốc Anh có đã trao bằng tiến sĩ khoa học học danh dự về vấn đề biến dổi khí hậu toàn cầu cho tôi. Tôi cũng được ghi nhận là nhà khoa học tiên phong của Việt Nam về vấn đề này. Ở Việt Nam , tôi cũng có được nhân hai cái… kỷ niệm chương ( cười).
PV: Nhân nói về việc không có ai “tay không bắt giặc”, dòng dõi gia đình cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Ông đã có một tuổi thơ “dữ dội” và hào sảng, bởi ông là… con nhà giàu?
NHN:Tuổi thơ của tôi nó cũng hơi khác, chứ không “bình thường” đâu. Ngày xưa, cụ đẻ ra bà nội mình từng là chủ của chợ Đồng Xuân, ngày ấy gọi là cụ “cai”. Hồi đi lớp vỡ lòng tôi học ở trường tư thục Công Ích, ở gần phố Bạch Mai, do cô Ngọc Lan dạy. Tôi còn nhớ y nguyên. Sáng đi học, chiều đến tôi lại được thầy cô tín nhiệm cho quay lại… dạy luôn cho bọn trẻ con cùng trang lứa.
Tôi và đám trẻ học trong những cái phòng bé tẹo, mà phải nhồi vào đó cả hơn hai chục đứa. Đứa nào kém, chiều đến mình lại phải đi thay mặt cô dạy lại cho các bạn. Năm 1962, tôi đã được thay mặt học sinh của địa phương đi vào gặp Bác Hồ, xem văn nghệ do đoàn ca múa Tân Cương của Trung Quốc biểu diễn. Sau sơ tán về Thanh Oai, Hà Tây, chỗ quê bà ngoại, 2 năm ở đó, sản xuất nông nghiệp, đánh dậm, chăn bò, cắt cỏ, cái gì cũng xung phong, chả thiếu cái gì. Hai em bé hơn, tôi là anh nên phải gánh nước, xay gạo, đánh rơm. Lớp 7-8 lại sơ tán lên Phú Lương, Thái Nguyên theo bố, vào rừng nuôi gà, dê bò, lấy nứa lấy măng, không thiếu cái gì. Rồi cả trồng sắn trồng khoai. Ba năm ở nông thôn, hai năm ở núi non, đủ “rắn rết” rồi.
Lớp 9 lớp 10, từ năm 1970 gì đó, tôi học ở Hà Nội, rất xuất sắc, lúc đó 17 tuổi, học giỏi được sang Hungary học tập. Từ đó đến năm 32 tuổi, mình học một lèo, nghiên cứu sinh ở bên Hungary suốt (trừ thời gian ngắn về trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thôi).
Chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Ninh khi mới sang Hungary du học, năm 1971 |
PV: Ông có nghĩ rằng, sự hy sinh cả yêu đương, cả lứa đôi để xả thân cho khoa học, có là việc đi từ thái quá đến… bất cập không?
NHN:Dường như có một cái định mệnh, tôi sinh ra là để làm khoa học.
PV:Có người bảo, sở dĩ ông được học hành bài bản, được đi nghiên cứu khoa học ở nước ngoài rồi đổi đời, ấy là vì ông sinh ra trong nhung lụa, con nhà giàu, có điều kiện thì mới học được trong thời kỳ đất nước còn bộn bề khó khăn, lại thêm “sơn hà nguy biến” như thế.
NHN:Bà nội tôi và ông nội tôi đều là những người giàu có. Ông nội gốc Hà Nội, bà nội gốc Hà Tây. Bố tôi sinh ra ở khu Bạch Mai, Hà Nội. Trước nữa, cụ đẻ ra bà nội mình là ông thầu toàn bộ cái chợ Đồng Xuân khổng lồ. Rất giàu có. Bà nội từng 3 lần vào Huế để chơi và nhìn thấy vua hẳn hoi. Cụ kể lại cho con cháu rất sinh động, rằng chuyến đi “du lịch” vương giả ấy đã nhìn thấy ông vua thế nào, kinh thành Huế ra sao. Các cụ bấy giờ, đất đai mênh mông, ông nội tôi được dân làng gọi tên nôm na là ông Cả Nghễnh, người trong cả khu vực rộng lớn, khi họ đói kém, họ toàn đến xin cụ ăn uống, nuôi dưỡng. Cũng là xếp vào hàng tư sản rồi đấy. Anh em đằng nhà bố tôi, cũng lại là những đầu mối, những ông chủ buôn bán, giết mổ trâu bò lớn nhất của Hà Nội bấy giờ. Khi tôi sinh ra, ăn uống sung túc, nhà lúc nào cũng có hai người giúp việc. Sau này lớn, anh chị em chúng tôi đều làm khoa học, thuộc tầng lớp trí thức.
Việt Nam ta chỉ cần thực hiện nghiêm khắc cái Luật Tài nguyên môi trường đã là tốt lắm rồi!
PV:Trở lại vấn đề làm sao để giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, ông có nghĩ rằng, cứ cái kiểu “cha chung không ai khóc (cho quả đất)” này, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cần phải chung tay để cho “ra lò” những đạo luật nghiêm khắc và nóng bỏng hơn để chặn đứng tình trạng gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay? Nên quyết liệt hơn nữa chăng?
NHN:Việt Nam chẳng hạn. Tôi không nghĩ là cần phải có thêm luật về bảo vệ môi trường hay làm chậm quá trình biến đổi khí hậu nữa. Mà, rõ ràng, chúng ta đang có trong tay Luật bảo vệ Môi trường hẳn hoi. Chế tài của nó đã rất rõ ràng, cụ thể. Ta chỉ cần thực hiện nghiêm khắc cái Luật đó đã là tốt lắm rồi. Chúng ta có đủ luật rồi mà…
PV: Nhưng, sự thực là những gì liên quan đến biến đổi khí hậu nó không đơn giản và cụ thể như vấn đề môi trường, cần có chiến lược “chuyên đề” hơn chứ.
PV: Nói đi cũng phải nói lại, vấn đề biến đổi khí hậu quan trọng, thiết thân, bao trùm và khủng khiếp. Nhưng, ở nước ta, với bà con và công nhân viên chức, những cơn lo nhãn tiền của họ còn bức xúc hơn nhiều. Ví dụ như cái việc lương tăng với tốc độ rùa bò còn giá cả leo thang với tốc độ của con ngựa chiến lẫy lừng… Ông thấy sao?
NHN:Tôi thấy, ở ta hiện nay, bức xúc nhất là vấn đề tiền lương. Nếu ta không có một mức lương đảm bảo cuộc sống của chính họ, làm sao họ vô tư trong công việc được? Ví dụ như cảnh sát giao thông, khi ta kêu ca quá nhiều về việc “đi đêm” ăn tiền của các chủ phương tiện vi phạm của họ, nhưng, cũng cần nhìn lại bài toán này: khi mà họ phải làm việc 8 tiếng/ ngày hết sức, phơi mặt ra đường hứng bụi, lương không đủ nuôi vợ, sức khỏe không đảm bảo, thì làm sao họ công tâm và nỗ lực trong công việc được. Đó là vấn đề hết sức con người. Khi tôi không nuôi được tôi và vợ con tôi, thì tôi còn đầu óc nào mà làm cái gì thật sự hết lòng nữa đây?
NHN:Chúng ta hãy công bằng đi, phải nhìn thẳng đi, cứ theo thế này đi: người cống hiến càng nhiều trả tiền càng cao đi. Giống như ngày xưa tôi ở Hungary chẳng hạn. Những người làm công an, hải quan, bác sĩ là mua được ô tô đầu tiên. Ra đường thấy họ đi ô tô từ rất sớm. Ông bác sĩ có ô tô để chữa bệnh cho người khác, để người khác khỏe mạnh mà còn sắm ô tô mà đi đến… chữa bệnh chứ. Ông công an, ông hải quan phải đủ tiền để trang trải cuộc sống của mình để làm tốt trọng trách, đồng thời không đứng trước nguy cơ “ăn tiền ăn nong” chứ. Nghĩa là phải ưu đãi cho người ta. Hungary cho mở phòng mạch tư từ rất sớm, họ kiểm soát và giám định chất lượng rất tốt. Họ giữ được bản sắc dân tộc cũng là nhờ sự ổn định đó. |
PV: Muốn thế thì giới trí thức Tây học và tâm huyết như các
Nguyễn Hữu Ninh năm 1977, khi tốt nghiệp Đại học |
NHN:Điều đó đòi hỏi sự mạnh dạn dùng người tài, dùng trí thức vào những vị trí xứng đáng. Dùng người tài là cả một quyết sách, Cụ Hồ ngày xưa thành công được là vì biết dùng người tài. Như ta đã biết, Cụ Hồ đã dùng những trí thức thật sự là hết lòng vì dân vì nước, hết lòng vì công việc, như: Nguyễn Văn Huyên, Trần Đại Nghĩa… Họ hết lòng vì công việc, chứ họ hầu như không quan tâm đến những việc giá áo túi cơm đâu.
PV: Trong khi cơ sở hạ tầng ở Hà Nội còn nhiều hạn chế, mức lương còn thấp, giá cả leo thang, nhiều người cho rằng, khi một trí thức Việt Nam nói họ làm việc không phải vì tiền, họ không muốn ăn ngon mặc đẹp, nhà lầu xe hơi… , là nói không thật lòng? Ông có nghĩ thế?
NHN:Tôi nghĩ, một xã hội hoàn toàn có thể có các chỉ tiêu phát triển không cần cao, chỉ 3-4%; nhưng, tâm trạng xã hộ tốt, người với người vui vẻ và biết sống, sẵn sàng sống vì nhau nhiều hơn. Anh chọn chất lượng cuộc sống theo đúng nghĩa chứ đừng quá mải đi theo những chỉ tiêu phù phiếm. Tôi uống trà, ăn củ khoai lang, bìa đậu phụ, nhiều khi tôi thích hơn. Tôi cần xã hội tôn trọng mình thật sự, với những giá trị Người mà mình đang thực sự phấn đấu và tâm huyết, cần điều đó hơn là cần xe ô tô, nhà lầu. Tôi thích đi xe đạp, đỡ ô nhiễm. Khi cần, tôi thuê ô tô để đi đỡ tốn tiền hơn là mua ô tô cá nhân giữa bối cảnh “hết đường cho xe chạy” này chứ.
PV: Nhưng thưa tiến sĩ, ông chỉ thích ăn khoai sắn, ăn cho vui khi mà ông đã đủ chất, đã tiệc tùng no say rồi. Chứ người đói, rất sợ ăn khoai sắn. Hình như xe đạp, ở Việt Nam, chỉ dành cho trẻ em và những người lớn cần tiêu bớt mỡ do thừa chất. Đôi khi, nó là một thú chơi của người giàu. Vả lại, Việt Nam mình, hầu như không có đường dành cho xe đạp đi long rong. Xe đạp đi chung với đường của ô tô, xe máy, ra đường thật tai vạ!
NHN:Không có đường cho người đi xe đạp! Vấn đề là chỗ ấy. Đó trở thành vấn đề của những người có trách nhiệm làm về giao thông, xây dựng và những vấn đề khác. Họ phải có trách nhiệm!
PV:Hóa ra muốn sống theo kiểu của người bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở cái khu vực mà người làm giao thông, xây dựng họ chưa có ý thức, chưa có kiến thức như ở ta, thật nhọc nhằn!
NHN:Sức khỏe là cái phi vật thể, là cái tiền không làm ra được. Nếu ốm thì cái gì cũng mất hết. Nước Mỹ mất 6 tỷ đola để giải quyết sự béo phì cho những người gốc Phi ở nước họ. Lẽ ra họ chỉ mất 1 tỷ để lo chế độ ăn cho những người này để họ ăn đúng mức, đúng lượng calo thì họ sẽ không bị bệnh như bây giờ. Chúng ta tính gì để phát triển bền vững, để không phải tốn nhiều hơn cho việc giải quyết hậu quả…
Nói đến đây, tôi lại muốn trở lại vấn đề biến đổi khí hậu. Chính vì những vấn đề trên mà, chúng ta, cả thế giới cần những quyết tâm chính trị để vì công việc và tương lai chung. Đây là tôi nói đến sự đoàn kết, có sự hy sinh nhất định để cùng chia sẻ với cộng đồng, thương cộng đồng. Nếu mình từ chối sự cống hiến đó thì mình sẽ không phải với cộng đồng. Lại nhắc lại lời của thầy giáo tôi ở nước ngoài: anh đi học để anh giúp đất nước của anh. Anh ở nước ngoài, anh cũng sẵn sàng có những cống hiến; nhưng chỗ của anh phải là ở Việt Nam , không phải ở Mỹ, không phải ở châu Âu. Mà là ở Việt Nam . Anh hãy vì nhân loại, nhân loại sẽ vì anh. Sẽ không quên ơn anh đâu.
“Tôi sinh ra là nhà khoa học, vĩnh viễn là nhà khoa học!” |
PV: Trong khi những người có lương tri như ông đang xả thân cho vấn đề của 7 tỷ người khác. Thì, thế giới này vẫn còn quá nhiều người vẫn còn những cường quốc cứng đầu, hoặc là bất lương hoặc là thiếu văn hóa với vấn đề biến đổi khí hậu gây hiệu ứng nhà kính! Ví dụ như những tranh cãi rất trẻ con, rất nảy lửa và gây nhiều công phẫn xung quanh Nghị định thư Kyoto, các nước gây khí thải nhiều nhất thì lại “chân giò lảng ra”, từ chối trách nhiệm của mình trước nhân loại tiến bộ. Chắc ông cũng công phẫn lắm?
NHN:Tôi chỉ nói điều này, ngay ở Mỹ, rất nhiều người có lương tri đã tuân thủ những luật riêng của bang họ, bang của họ rất ủng hộ vấn đề cắt giảm khí thải. Họ đề ra những cái chuẩn, những cái tuân thủ việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Họ coi đó là lương tri của họ, là đóng góp của họ với nhân loại. Họ độc lập với Chính phủ Mỹ. Họ coi, đạo đức, nhân văn, trách nhiệm của họ là ở đó. Họ gây áp lực với Chính phủ Mỹ, và quốc tế, rằng Mỹ phải thay đổi chính sách, rằng Mỹ là một trong những quốc gia có lượng khí thải nhiều nhất vào khí quyển. Hay như việc cựu Thủ tướng Anh vừa phát biểu cách đây mấy tuần , nếu nước Mỹ giảm 90% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, EU giảm 80% con số này, thì thế giới này sẽ tốt lên rất nhiều. Mỹ hiện nay có lượng khí thải là 1.500 tấn/ đầu người; trong khi ở Việ Nam con số này chỉ có 1 tấn. Nếu mà nước Mỹ giảm đi 90% thì mỗi người dân nước Mỹ vẫn thải gấp 10 lần người Việt Nam . Vấn đề là người Mỹ có lương tri rất hiểu.
Ngay cả trong tổ chức về biến đổi khí hậu của chúng tôi, cũng có
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh là một nhà hùng biện, nổi tiếng có giọng nói truyền cảm |
PV:Cùng với việc tranh cãi ầm ĩ rằng anh nào phải cắt giảm bao nhiêu như trò con trẻ, việc tày đình là “chữa trị” các lỗ thủng của tầng khí quyển, cải thiện môi trường sống, thế giới cũng cần phải chung tay góp nhân lực, tài lực vào nữa.
NHN:Thay vì bỏ hàng nghìn tỷ đôla vào những cuộc chiến tranh rất vô nghĩa, tại sao người ta không bỏ ra để giải quyết vấn đề môi trường để cứu mình và cứu đồng loại? Như thế, tốt hơn rất nhiều chứ. Việc trồng cây và công nghệ hút CO2 nhiều hơn, việc sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, hay thậm chí, nếu dùng năng lượng nguyên tử thì hãy tìm ra phương pháp để các lò phản ứng hạt nhân sẽ an toàn hơn đi. Hay tìm biện pháp để biến rác thành dầu mỏ. Hoặc tìm cách hút CO2 vào thể lỏng, thậm chí là thể rắn để chôn nó đi. Hoàn toàn có thể làm được việc đó, nếu như chúng ta chỉ bỏ ra 1/10 trong số hàng nghìn tỷ đôla chi cho cuộc chiến tranh vô nghĩa đang biến thế giới vào cảnh nồi da nấu thịt hiện nay. Mấy trăm tỷ đôla chi cho môi trường đã là ra vấn đề rồi. Các dự án môi trường không phải là quá tốn nhiều tiền, càng không phải vì chúng ta không có tiền. Tôi nhắc lại, chỉ thế giới có đủ tiền, có trí tuệ, chỉ thiếu quyết tâm chính trị thôi.
PV:Xin hỏi, cá nhân ông, sẽ làm gì để cổ súy cho những điều quá to tát kể trên?
NHN: Tôi là một nhà khoa học và vĩnh viễn là một nhà khoa học, trên cái nền khoa học của mình sẽ đóng góp tối đa cho VN và cho nhân loại. Tiếp tục nghiên cứu về mặt chính sách giúp các nhà chính trị, kinh tế, và tổ chức xã hội Việt Nam, cùng giới truyền thông để mang những điều có lợi nhất, để chúng ta cùng thích ứng được, đối phó được với việc biến đổi khí hậu đang, và sẽ xảy ra trong nhiều thập kỷ và nhiều thế kỷ tới.
PV: Tôi nghĩ rằng, việc cảnh tỉnh nhân loại, cảnh tỉnh bà con mình trước thảm họa biến đổi khí hậu là một vấn đề nhân văn. Được tham gia vào công việc văn minh đó, với một trí thức, đó là một vinh dự lớn, dẫu gặp nhiều khó khăn và đôi khi rất đơn độc. Điều rõ ràng là: vấn đề của biến đổi khí hậu nó đã thoát ra khỏi sự hàn lâm, xa xôi trong cái thời kỳ mà ai cũng gạt toẹt, rằng băng tan, nước biển dâng nó ở đâu đó trên thế giới chứ không phải ở Việt Nam hay ở nồi cơm hũ gạo của mỗi gia đình người Việt Nam. Lộ trình nước biển dâng, lộ trình tan nát của các vựa lúa, các thành phố sẽ ngập ra sao, đã được ghi nhận. Người ta đã tin. Và có quan chức năng Việt Nam đã chính thức vào cuộc. Chắc ông rất vui.
NHN:Vừa qua, khi tổng kết các vấn đề khí hậu, thiên tai, hạn
TS Ninh ký tên vào Lời kêu gọi Hòa bình tại Bảo tàng kỷ niệm nạn nhân bom nguyên tử Hiroshima, Nhật Bản năm 2007 |
NHN: Nay, Chính phủ Việt Nam cũng đã giao cho Bộ Tài nguyên- môi trường làm đầu mối, kết hợp với các Bộ khác để chuẩn bị chương trình mục tiêu quốc gia, rồi tiến tới có một chiến lược quốc gia về vấn đề thích ứng với những diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu. Và trong quý 2 năm 2008 này, cơ quan hữu trách phải trình lên Thủ tướng Chính phủ thông qua bản dự thảo đó, để chính phủ có một chương trình tổng thể. Theo tôi được biết, các cuộc họp này liên quan tới 18 Bộ ban ngành, cùng với tất cả các địa phương. Đó là một vấn đề rất lớn. Điều nữa, Bộ Nông nghiệp và PTNT thì cũng đã xem xét cái việc đắp đê dọc biển của Việt Nam , đồng thời trồng rừng ngập mặn ngoài đê. |
PV:Thay mặt Ban biên tập Vietimes, xin cảm ơn cuộc trò chuyện tâm huyết của tiến sĩ.
Ngu ồn: vnn.vn 18/4/2008