Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 29/10/2014 05:49 (GMT+7)

Trung tâm Tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam

Tên viết tắt INCEDA
Tên cơ quan Trung tâm Tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam
Thủ trưởng đơn vị Bùi Thị Thanh Huyền; 0913044456; NR: 8691545 (Diên); 0913221689 Hiền
Chức vụ Giám đốc
Chức vụ Giám đốc
Người thường trực
Chức vụ
Địa chỉ Số 2, ngách 23, ngõ Thông Phong, Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa Hà Nội
Điện thoại 04.5630166
Fax 04.5630166
Email
Website
Cơ quan chủ quản Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Thành lập: 305(TC-LHH), 13/4/1993

Số đăng ký: 077, 15/6/93

Tôn chỉ, mục đích

Trung tâm INCEDA là tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và làm dịch vụ phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới Mọi hoạt động của Trung tâm đều gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thị trường nhằm đem lại hiệu quả, thu thập thiết thực cho nông dân, cho các đối tác và cho bản thân Trung tâm để tích luỹ vốn kiến thức khoa học, thực tiễn, vật chất, tạo điều kiện không ngừng phát triển công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng phổ cập các công nghệ mới trong nông thôn, đồng thời chuyển giao các công nghệ thích ứng vào sản xuất và đời sống nhằm góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân và góp phần khiêm tốn của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành nông nghiệp và nông thôn.

Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu các công nghệ trước thu hoạch và sau thu hoạch trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản. Nghiên cứu, tìm hiểu những quy luật của quá trình chuyển hoá nền nông nghiệp độc canh, tự túc, tự cấp và cộng đồng nông thôn (làng, bản, xã) thành nền kinh tế nông thôn sản xuất hàng hoá ở từng vùng sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho những hoạt động của trung tâm tiếp sau.

- Thực hiện các hợp đồng xây dựng những mô hình mẫu ở từng vùng để rút kinh nghiệm về các mặt: quy hoạch tổ chức sản xuất hàng hoá; ứng dụng công nghệ mới và cơ chế quản lý thích hợp; xây dựng nông thôn mới thể hiện sự hình thành các "làng sinh thái nhân văn"... có giá trị khoa học và đủ sức thuyết phục để phổ biến rộng trong vùng. Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất của từng nơi, tìm kiếm các đối tác đầu tư (vốn, công nghệ, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm...) và các cơ sở sản xuất, giúp các bên nghiên cứu xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh bằng các hình thức quan hệ thích hợp như liên doanh, hợp đồng, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hợp tác khoa học... và giúp làm mọi thủ tục để những dự án đó được các cơ quan quản lý Nhà nước xét duyệt. Trung tâm có thể đảm nhận và thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và các dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của các địa phương, hoặc của các thành phần kinh tế tư nhân.

- Theo yêu cầu của Nhà nước trung ương, địa phương và của các tổ chức kinh tế, Trung tâm tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân, cho cán bộ quản lý kinh tế, quản lý công nghệ, dạy nghề v.v Chuyển giao các công nghệ thích ứng và các công nghệ mới cho nông dân, cho mọi thành phần kinh tế khác. Đặc biệt là các công nghệ trước thu hoạch va sau thu hoạch (bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm), diệt trừ mối mọt trong kho tàng, bến bãi, đánh giá tác động môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn v.v...

- Trong quá trình hoạt động, Trung tâm có nhiệm vụ làm nghĩa vụ với Nhà nước, với cơ quan chủ quản là Liên hiệp hội Việt Nam theo quy định; đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích xã hội với lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động.

Số nhân viên: Chính nhiệm: 6 Kiêm nhiệm: 16

Lĩnh vực hoạt động hiện tại:

- Khoa học tự nhiên và chuyển giao công nghệ

- Nông nghiệp, khuyến nông, lâm nghiệp

- Xoá đói giảm nghèo và Phát triển cộng đồng

- Môi trường

Chương trình/ dự án đang triển khai

- Điều tra đánh giá quy mô và mức độ thoái hoá của đất sử dụng trong nông nghiệp ở huyện miền núi Văn Yên (Yên Bái) và đề xuất các biện pháp cải tạo để sử dụng bền vững, Yên Bái, 2005 - 2006.

- Xây dựng mô hình bảo quản và chế biến nông sản quy mô gia đình ở các tỉnh miền núi phía Bắc phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc tại Vĩnh Phúc, 2004 - 2006.

- Nghiên cứu công nghệ chiết xuất các hoạt chất toàn phần có lưu huỳnh trong các loại rau họ chữ thập của Việt Nam phục vụ cho việc sản xuất thực phẩm chức năng tại Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, 2007 - 2008.

Đối tượng hưởng lợi chính

- Tất cả mọi người.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.