Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/04/2006 00:56 (GMT+7)

Thử bắt đầu bằng chuyện dễ làm

Hãy lấy một ví dụ rất thực tế để xem thử chúng ta nên đón đầu những gì và thách thức thật sự nằm ở đâu?

Giả thử một cơ quan Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức một Hội nghị quốc tế gồm một nửa là những đại biểu trong nước và nửa còn lại là nhũng nhà nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới . Ban tổ chức sẽ liên lạc với khách mời bằng thư điện tử để lấy thông tin mọi mặt và chuẩn bị cho tốt. Trong khi khách mời ở xa hàng ngàn cây số hồi đáp thì với khách mời trong nước, gửi liên tục email vẫn chẳng thấy tăm hơi.

Một số người có nhiệm vụ soạn thảo bài thuyết trình bắt đầu đến các cơ quan liên quan để lấy số liệu. Khó không chỉ ở những số liệu thống kê công phu mà ngay cả những số liệu bình thường cũng rất khó xin từ các cơ quan công quyền.

Một số cơ quan đã ứng dụng công nghệ thông tin để đưa mọi số liệu, mọi kết luận vào các cơ sở dữ liệu, cập nhật nhanh không kém các nước. Nhưng họ có sẵn sàng cung cấp thông tin cho người muốn nghiên cứu, viết thuyết trình không? Chưa chắc.

Vài người khác lên Intemet, xương sống của nền kinh tế tri thức để tìm tài liệu. Họ sẽ ngạc nhiên thấy: tìm một chuyện cỏn con tận trời Tây còn dễ hơn tìm thông tin mọi mặt về xã hội, kinh tế hay văn hóa Việt Namtừ các trang Web Việt Nam cung cấp. Chuyện Font chữ khác nhau, chuyện thiếu tiện ích tìm kiếm, chuyện thông tin không cập nhật là phổ biến.

Trước ngày khai mạc, rất có thể, ban tổ chức phải đau đầu chuyện xin tạm nhập tái xuất các loại máy móc đại biểu nước ngoài đem vào, các tài liệu in ấn, các băng đĩa… mà hầu hết là nhũng tài liệu mới nhất về nền kinh tế tri thức!

Rồi cuối cùng, ngày khai mạc Hội nghị đã đến. Như thông lệ, vẫn bắt đầu trễ hơn giờ ghi trên giấy mời khoảng 30 phút. Đi trễ tại các cuộc họp đã thành thói quen kinh niên ở Việt Nam .

Khi Hội nghị đang diễn ra, mọi người đang chăm chú lắng nghe thì bỗng giật mình vì tiếng chuông điện thoại cầm tay réo inh ỏi. Chuyện điện thoại di động reng trong họp hành, trong hòa nhạc lắm lúc được xem như chuyện thường. Có lẽ có nhiễu người ngạc nhiên khi biết nhiều tiệm ăn ở nước ngoài con đặt trên bàn dấu hiệu chiếc điện thoại di động bị gạch chéo màu đỏ như bảng cấm hút thuốc. Ngay cả gọi điện thoại ở nhũng nơi công cộng như quán ăn cũng bị xem là thiếu lịch sự. Nhũng ví dụ như thế có thể cũng trở thành một chuyện dài - tất cả chỉ để nói lên một điều, các nước đi vào kinh tế tri thức không phải bắt đầu từ công nghệ thông tin mà bằng con người, bằng phong cách làm việc và bằng phương pháp quản lý.Lúc đó, công nghệ thông tin là quan trọng, nó giúp những con người ấy đạt được phong cách làm việc hữu hiệu nhất. Ngược lại, nếu chưa có có phong cách làm việc tốt thì tiện ích công nghệ thông tin cũng chỉ để làm vật trang trí.

Có tận dụng hết năng suất làm việc và thấy bức bách trước khả năng hạn hẹp của con người mới thấy hết giá trị của công nghệ thông tin vì nó là cánh tay nối dài của những ai có nhu cầu lớn. Khi bản thân người dùng chưa có nhu cầu, chưa dùng hết năng lực của mình, hay đúng ra, chưa biết phát huy năng lực thì công nghệ thông tin không giúp được gì cho họ cả.

Phong cách làm việc và con người trong một nền kinh tế tri thức phải đồng bộ. Chứ như một cuộc họp tại Đà Nẵng bàn về công nghệ thông tin mà giữa chừng bị cúp điện thì dù hết lòng đến đâu, "thấm nhuần" phương pháp quản lý mới đến đâu cũng đành chịu bó tay. Một xí nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và ban giám đốc biết quy trình này sẽ giúp họ rất nhiều trong việc nâng cao năng suất. Lại có xí nghiệp không chịu áp dụng nếu quy trình này buộc họ phải công khai hóa những số liệu ngầm, ảnh hưởng đến thu nhập bất chính của họ.

Nghe kể chuyện một nông trang lớn chỉ cần vài ba người điều khiển máy tính để quản lý mọi chuyện ai mà không ham. Thế nhưng cần nhớ thực tế rằng nhiều doanh nhân Việt Nam đã phải sử dụng một phần lớn thời gian của họ để đối phó với các thủ tục giấy tờ, các dạng kiểm tra, kiểm soát, các dạng nhũng nhiễu từ bên ngoài thì cho đến bao giờ các doanh nghiệp này mới hưởng lợi từ công nghệ thông tin?

Nói đến tri thức là nói đến con người. Nền kinh tế tri thức là do con người thúc đẩy để hình thành. Vì vậy, đón đầu kinh tế tri thức chính là nhận ra những điểm yếu của chúng ta, là cải cách triệt để nền giáo dục cồng kềnhvà xây dựng một lớp người quản lý mới biết dùng công nghệ thông tinlàm cánh tay nối dài cho họ vươn lên đỉnh cao thật sự.
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.