Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/11/2006 00:21 (GMT+7)

Thông tư số 100/2006/TT-BTC, ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH

 ----------‑‑‑‑‑‑‑‑-----------------

Số: 100/2006/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

  Hà Nội , ngày 23 tháng 10 năm 2006

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 40 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”;

Căn cứ Chỉ thị số 14/2006/CT-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tácxây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị địnhsố 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật , bao gồm các khâu:

a) Lập dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết.

b) Xây dựng; thẩm định, thẩm tra; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; công bố ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm các loại văn bản sau:

- Dự án Luật, Pháp lệnh theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội.

- Dự thảo Nghị quyết có nội dung quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung quy phạm pháp luật.

- Dự thảo Thông tư, dự thảo Thông tư liên tịch, dự thảo Quyết định có nội dung quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

(Dưới đây gọi chung là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật)

2. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; chương trình, kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

3. Ngoài kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đã bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan theo quy định tại khoản 2 mục I nêu trên; căn cứ chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh chính thức hàng năm được Quốc hội thông qua, ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí để hỗ trợ cho việc xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh được thông báo cho từng dự án và cấp cho cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra.

4. Trường hợp dự án xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần phải ban hành gấp, chưa có trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Quốc hội, Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.

5. Trường hợp các cơ quan, đơn vị được các tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ, tài trợ kinh phí để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thì phải thực hiện chi tiêu theo đúng các nội dung chi và mức chi quy định tại Thông tư này; trừ trường hợp nếu có cam kết khác giữa các tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ với cơ quan, đơn vị được nhận kinh phí viện trợ, tài trợ, thì thực hiện theo cam kết đã thoả thuận.

6. Cơ quan được phân công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và những quy định tại Thông tư này.

II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi:

a) Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết:

Chi tổ chức hội nghị, hội thảo nghiệp vụ, các cuộc họp xét duyệt chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh; Nghị định, Nghị quyết hàng năm của Chính phủ.

b) Công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

- Chi điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Chi xây dựng đề cương nghiên cứu.

- Chi dịch thuật, mua tư liệu phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản.

- Chi trả thù lao cho những người tham gia nghiên cứu, soạn thảo.

- Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo trong quá trình soạn thảo; chỉnh lý và hoàn thiện văn bản.

- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo văn bản(nếu có).

c) Chi phục vụ cho công tác tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để lấy ý kiến nhân dân.

d) Chi cho công tác thẩm định, thẩm tra văn bản:

- Chi cho công tác thẩm định, thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh.

- Chi cho công tác thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Chi cho các hoạt động công bố luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành ký.

2. Quy định về mức chi:

Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành (như chế độ: công tác phí, hội nghị phí, làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn...); do tính chất đặc thù trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Thông tư này quy định một số khoản chi mang tính chất hỗ trợ trong quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

a) Chi soạn thảo đề cương nghiên cứu (đề cương được nghiệm thu):

- Đối với Luật, Pháp lệnh:

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):

Mức chi từ: 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng/đề cương

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều:

Mức chi từ: 700.000 đồng – 1.500.000 đồng/đề cương

- Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:

Mức chi từ: 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/đề cương.

- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:

Mức chi từ: 300.000 đồng – 700.000 đồng/đề cương.

b) Chi soạn thảo văn bản:

- Đối với Luật, Pháp lệnh:

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):

Mức chi từ: 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng/văn bản

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều:

Mức chi từ: 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng/văn bản

- Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:

Mức chi từ: 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng/văn bản.

- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:

Mức chi từ: 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng/văn bản.

c) Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý, báo cáo tổng thuật; báo cáo thẩm định, thẩm tra dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật:

- Đối với Luật, Pháp lệnh:

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo mới hoặc dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi (thay thế):

Mức chi từ: 400.000 đồng – 1.000.000 đồng/ báo cáo thẩm định, thẩm tra.

Mức chi từ: 150.000 đồng – 250.000 đồng/báo cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.

+ Dự án Luật, Pháp lệnh soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều:

Mức chi từ: 300.000 đồng – 400.000 đồng/ báo cáo thẩm định, thẩm tra.

Mức chi từ: 120.000 đồng – 230.000 đồng/báo cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.

- Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:

Mức chi từ: 300.000 đồng – 400.000 đồng/ báo cáo thẩm định, thẩm tra.

Mức chi từ: 100.000 đồng – 200.000 đồng/báo cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.

- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ:

Mức chi từ: 150.000 đồng – 200.000 đồng/ báo cáo thẩm định, thẩm tra.

Mức chi từ: 60.000 đồng – 120.000 đồng/báo cáo tổng thuật, báo cáo chỉnh lý.

d) Chi cho các cá nhân tham gia hội thảo; phục vụ: Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết; soạn thảo, chỉnh lý; thẩm định, thẩm tra Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ:

- Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đ/người/buổi

- Các thành viên tham dự: 70.000 đ/người/buổi

đ) Chi cho các cá nhân tham gia buổi họp báo công bố Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ:

- Người chủ trì cuộc họp: 100.000 đ/người/buổi

- Các thành viên tham dự: 50.000 đ/người/buổi

e) Chi thuê dịch tài liệu tham khảo (nếu có)

Dịch tài liệu tiếng nước ngoài sang tiếng Việt:

Mức chi từ: 50.000 đ/trang – 70.000 đ/trang (300 từ).

g) Đối với khâu rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ nội dung công việc cần triển khai, các đơn vị được giao nhiệm vụ rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật vận dụng mức chi quy định tại Thông tư số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch cụ thể trình cấp có thẩm quyền duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ quyết toán kinh phí.

h) Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa, căn cứ vào khả năng ngân sách và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì lập dự kiến chương trình; xây dựng; thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật quyết định mức chi cụ thể nhưng không được vượt mức chi quy định hoặc khung mức chi tối đa quy định tại Thông tư này.

Đối với công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào khả năng ngân sách và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng văn bản phân bổ mức kinh phí cho phù hợp, nhưng tổng mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi và mức chi quy định tại điểm a, b, c, d, e, khoản 2 mục II Thông tư này không được vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây:

- Đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ (sản phẩm cuối cùng):

Mức phân bổ kinh phí tối đa không quá 10 triệu đồng/1 Nghị định đối với các dự thảo Nghị định có nội dung ít phức tạp chỉ lấy ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành trung ương và không quá 15 triệu đồng/1 Nghị định đối với các dự thảo Nghị định có nội dung phức tạp phải lấy ý kiến tham gia của nhiều Bộ, ngành trung ương, đoàn thể và địa phương.

Trường hợp đặc biệt đối với các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, Pháp lệnh phải tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi nhiều lần với phạm vi rộng, thì mức phân bổ kinh phí do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng văn bản quyết định trong phạm vi dự toán kinh phí được giao.

- Đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ (sản phẩm cuối cùng):

Mức phân bổ kinh phí tối đa không quá 8 triệu đồng/1 Nghị quyết đối với các dự thảo Nghị quyết có nội dung ít phức tạp, ít phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến và không quá 12 triệu đồng/1 Nghị quyết đối với các dự thảo Nghị quyết có nội dung phức tạp phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần.

- Đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác của Thủ tướng Chính phủ (sản phẩm cuối cùng):

Mức phân bổ kinh phí tối đa không quá 7 triệu đồng/1 văn bản đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung ít phức tạp, ít phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến và tối đa không quá 10 triệu đồng/1 văn bản đối với các dự thảo Quyết định hướng dẫn thi hành các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phạm vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc phải tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi nhiều lần.

- Đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sản phẩm cuối cùng):

Mức phân bổ kinh phí tối đa không quá 5 triệu đồng/1 văn bản đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ít phức tạp, phạm vi điều chỉnh hẹp và tối đa không quá 7 triệu đồng/1 văn bản đối với các dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo văn bản phức tạp có phạm vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần.

- Đối với dự án Luật, Pháp lệnh mức phân bổ kinh phí được thực hiện căn cứ theo mức độ phức tạp của từng loại Luật, Pháp lệnh.

3. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Thông tư này hướng dẫn thêm một số điểm cho phù hợp với đặc thù của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

a) Lập dự toán và phân bổ kinh phí:

- Hàng năm, các Bộ, cơ quan trung ương căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định tại Thông tư này lập dự kiến xây dựng chương trình Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định; đồng thời lập dự toán kinh phí soạn thảo, xây dựng; kinh phí thẩm định, thẩm tra; kinh phí rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội thông qua theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Cùng với việc lập dự toán kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị khi lập dự kiến xây dựng chương trình Luật, Pháp lệnh phải dự kiến số kinh phí cần thiết (kèm theo căn cứ tính toán) gửi Bộ Tài chính để thẩm định về nguồn tài chính dự kiến nhằm bảo đảm thi hành luật, pháp lệnh sau khi được ban hành theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

- Việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Luật, Pháp lệnh; các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra Luật, Pháp Lệnh được thực hiện như sau:

Sau khi Quốc hội thông qua chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh trong năm kế hoạch; Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thực hiện thông báo kinh phí hỗ trợ xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh cho các cơ quan để thực hiện.

- Căn cứ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ mức kinh phí được hỗ trợ, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc thực hiện (chi tiết theo từng nhiệm vụ).

b) Sử dụng và quyết toán kinh phí:

- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được phân bổ và quyết toán theo quy định hiện hành. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Việc sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.

- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

           III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số15/2001/TT-BTC ngày 21/03/2001của Bộ Tài chínhhướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Riêng đối với năm 2006 các Bộ, ngành chủ động sắp xếp trong dự toán ngân sách năm 2006 đã được giao để thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Xem Thêm

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.