Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 12/08/2009 15:23 (GMT+7)

Thoát nợ nhờ máy hút bùn

Dũng “liều" đi hút bùn

Dũng "liều" tên thật Trần Văn Dũng, nông dân rặt ri ở ấp Mé Láng, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải (Trà Vinh). Mấy đời dòng họ đều sống bằng nghề nông, bản thân học chưa hết lớp 3 nhưng Dũng thích chế tạo máy móc hơn ra đồng mần ruộng.

Độc giả quan tâm có thể liên lạc với ông Trần Văn Dũng theo số điện thoại: 0918 439 035

Dũng nhảy vào nghề đào ao nuôi tôm sú khi phong trào nuôi tôm rộ lên những năm 90. Lúc đó, Dũng dùng cái máy đầu bò bơm bùn hút đất như bao người khác. Lẽ ra cũng sống được nhưng chê máy hút bùn hút đất ít quá, tốn nhiều công sức, kiếm tiền không được bao nhiêu nên ông tháo ra sáng chế lại. Nhưng bao hăm hở, công sức bỏ ra mà cái máy cứ trơ trơ, chịu ngốn tiền nhiều hơn xúc đất.

Cái dại làm khoa học đã kéo theo họa nợ nần. Không tiền, Dũng chạy vạy khắp nơi đổ vào sửa máy, riết người quen thấy bóng Dũng thập thò ngoài cửa là họ trốn. Hết tiền Dũng "liều"... làm liều, than với người bạn thân đói quá cần 6 triệu đồng mua xe ba gác chở thuê nuôi vợ con. Tưởng “nhà khoa học” Dũng biết cam phận nhà nông nên người bạn cảm thông đứng ra vay ngân hàng giùm. Được tiền, Dũng lại lo cho cái máy. Rồi nợ nần tăng, cái máy vẫn nằm ì. Nhắm bề ở không yên, một tối nọ, Dũng đưa vợ con lên ghe bỏ trốn. Được tin ai cũng trách: thằng liều đó còn ham chế tạo có nước đi hút bùn mà ăn!

Dũng theo con nước trôi xuống Cà Mau. Ngày ngày vợ chồng cật lực làm thuê, dành dụm từng đồng để còn dư trả nợ. Dũng làm mướn mà trong đầu tấm tức với chiếc máy hút bùn dở dang. 5 năm xứ lạ, thấy đã có kha khá tiền Dũng đưa gia đình về quê. Vợ con chưa vui đoàn tụ, người thân đã bí xị khi thấy ổng đi kiếm chiếc máy hút bùn nhện bám giăng đầy.

Dũng lén ra các ao mương vắng người chỉnh sửa máy hút bùn. Ăn uống thì con trẻ lén đem ra vì về nhà người ta ào tới đòi nợ. Nhưng động cơ ồn ào từ máy phát ra đã “tố” với chủ nợ và Dũng lại trốn. Bao tháng ròng cái máy mới khuất phục chịu hút bùn với công suất 20m3/giờ, quá đạt so với máy đầu bò thông thường. Lúc này Dũng mới dám đường hoàng xuất hiện.

Ban đầu người ta ngờ vực cái ông liều làm đâu, hư đó nhưng khi thấy máy hút đất ào ào ai cũng buột miệng khen. Làm một thời gian, Dũng phát hiện máy hút bùn có khiếm khuyết như gặp ao có nhiều vật cứng (như rễ cây nằm dưới đáy ao) máy không hút bùn được, phải dùng sức người phá rễ cây lên. Thế là Dũng lại loay hoay chỉnh sửa, gắn thêm 3 lưỡi dao sắt vào máy hút bùn. Nhờ có 3 lưỡi dao này khi hút bùn gặp vật cứng dưới đáy ao chúng đều “chém nát”. Trong lúc nghiên cứu thiết kế gắn 3 lưỡi dao, Dũng quá say mê với ý tưởng đã bị dao chém vào tay, rất may ông rút tay kịp nên chỉ một ngón tay cái bị đứt lìa.

Nhà nông sưu tập danh hiệu

Nhờ máy hút bùn, Dũng thoát nợ và tên tuổi vụt nổi tiếng khắp

Ông Dũng (phải) bên cạnh chiếc máy hút bùn được cấp bằng độc quyền sáng chế - Ảnh: Thanh Dũng
Ông Dũng (phải) bên cạnh chiếc máy hút bùn được cấp bằng độc quyền sáng chế - Ảnh: Thanh Dũng
vùng duyên hải. Lúc đó miền Tây rầm rộ đào ao nuôi tôm sú rất cần máy sên bùn, trong khi máy đào hút bùn do ông Dũng chế tạo có ưu thế tuyệt đối như: công suất hút bùn 30 - 40m3/giờ, vận hànhmáy chỉ cần 1 - 2 người, tiêu hao nhiên liệu 20 lít dầu/180m3, giá thành chưa kể động cơ là 14 triệu đồng/máy nên đơn đặt hàng tới tấp. Năm 2002, ông Dũng thành lập cơ sở sản xuất chuyên sản xuất máyđào hút bùn.

Năm 2003, thực sự mở đầu cho "chuyện hỷ” khi nhờ máy đào hút bùn, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng Huân chương Lao động hạng III. Tiếp đó năm 2004, máy đào hút bùn lại đoạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 7. Năm 2005, ông Dũng là nông dân được cả nước biết tên khi được phát sóng trên VTV3 mục "Người  đương thời" với chủ đề nông dân làm nhà khoa học.

Sau máy đào hút bùn, ông lại chế thành công các loại máy và máy nào thị trường cũng cần. Như năm 2006 chế tạo máy hút cát với công năng hút cát nạo kênh rạch, bến bãi đạt công suất 100m3/giờ, giá thành 155 triệu đồng (chưa kể động cơ). Năm 2007, khi người người hả hê với giá cá tra, tôm sú, ông Dũng lại nhanh nhạy tung ra thị trường máy cải tạo ao hồ. Ông Dũng kể: "Lúc thu hoạch tôm cá xong phải nạo vét đáy ao cho sạch các thức ăn thừa, phân cá đã tích tụ, như vậy thả tôm cá bột mới không lo chúng bị nhiễm mầm bệnh. Lúc đó sên ao phần nhiều dùng sức, làm rất cực nhưng hiệu quả không cao. Một vài hộ mua máy đào hút bùn than phiền quá nên tôi nảy sinh ý  định chế tạo máy cải tạo ao hồ. Máy làm xong bán mỗi cái 28 triệu đồng, sên vét ao bùn 400m3/giờ, làm chưa đầy 2 ngày ao sạch nên người nuôi cá tôm khen và mua dữ lắm". Năm 2008, ông Dũng lại tung ra máy xi thông đáy ao hồ giá thành 45 triệu (chưa kể động cơ) lại được thị trường đón nhận.

Giám đốc nông dân 

Đầu năm 2008, ông Dũng nhận bằng độc quyền sáng chế máy đào hút bùn, do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp và ra mắt Công ty TNHH một thành viên Liêm Thanh do ông làm giám đốc. Bây giờ, nông dân Dũng đi xe du lịch đời mới, chuyện ngồi máy bay đi Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM ký hợp đồng là bình thường. Ông Dũng nhẩm tính đã sản xuất trên 850 máy đào hút bùn và các loại máy khác, trong đó có trên 50 máy được bán cho các nước: Campuchia, Lào, Úc.

Bây giờ ở tuổi 53 nhưng nói tới chuyện sáng chế là ông nói ào ào, mà chuyện nào cũng nghe toàn chuyện làm ăn lớn. Ông Dũng nói: "Tôi biết trong tương lai máy hút cát sẽ rất hút hàng bởi nhu cầu xây dựng rất lớn. Mới đây, khu du lịch Đầm Sen (TP.HCM) vừa đặt mua tôi 10 máy hút cát để san lấp trên cả chục ha".

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.