Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 13/01/2009 15:45 (GMT+7)

Thi sỹ Tản Đà vịnh Lý Chiêu Hoàng

Thật chẳng may, vì Thân mẫu là Trần Thị Dung Hoàng Hậu nhà Lý cũng trở thành Linh từ Mẫu Quốc, sau khi "tái hôn" với thái sư Trần Thủ Độ. Ông vốn là "em họ" của bà. Nhưng 10 năm sau, Hoàng Hậu Lý Chiêu Hoàng vẫn chưa có con để nối dõi nhà Trần. "Bố dượng" là Thái sư Trần Thủ Độ, dùng uy quyền đã ép Trần Thái Tông bỏ Hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng để lấy chị vợ là Thuận Thiên khi đó là chị dâu ruột của Vua làm vợ, giữa lúc Thuận Thiên đang có mang. Chiêu Hoàng hậu bị giáng xuống làm "công chúa" và gần 20 năm sống một mình trong chốn thâm cung hưu quạnh, khổ đau, buồn tủi.

Song cũng là lẽ công bằng, khi Chiêu Hoàng vào tuổi 40 được chồng cũ là Vua Trần Thái Tông "hạ chiếu" gả bà cho một Tướng Công có công lớn phò Vua đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất giữa thế kỷ XIII, Chiêu Hoàng đã sinh được 2 người con. Cuộc đời của bà kết thúc có hậu, 20 năm sau, tức năm 1278, bà đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 60.

Cuộc đời của Nữ vương, 3 chìm, 7 nổi. Sau khi từ trần, Lý Chiêu Hoàng vẫn lại bị dư luận đường thời khinh rẻ và có những chỉ trích không khách quan, thiếu thiện chí theo quan niệm của Nho giáo, vu cho bà là "đứa con bất hiếu", làm "mất đi" cả một Vương triều, dè bửu bà lấy tướng Lê Trần là một việc xấu xa, không bằng loài cầm thú...

Thương cảm trước số phận bi hùng, cuộc đời lận đận của Nữ vương, lúc sinh thời, thi sỹ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ở thế kỷ XX đã viết một bài thơ thất ngôn bát cú, như một lời "hoài cảm" sự hưng vong của triều Lý, luyến tiếc một thời đại huy hoàng, từng tồn tại 216 năm.

Vịnh Lý Chiêu Hoàng

Quả núi Tiên Sơn có nhớ công,

Mà em đem nước để theo chồng!

Ấy ai khôn khéo tài dan díu,

Những chuyện huê tình có biết không?

Một gốc mận già thôi cũng phải

Hai trăm năm lẻ thế là xong!

Hỏi thăm sư cụ Chùa Chân Giáo,

Khách khứa nhà ai áo mũ đông?

Bài thơ của thi sỹ còn là lời cảm thông sâu sắc với thân phận, cuộc đời của Nữ vương trong buổi hoàng hôn của triều Lý, trước sự thịnh suy trong dòng chảy của thời gian luôn biến động, cũng là để mọi người nhớ về nhân vật đặc biệt, độc đáo cách nay gần 800 năm, từng là công chúa, rồi Thái Tử, Nữ Hoàng triều Lý, Hoàng hậu đầu tiên của nhà Trần, Công chúa nhà Trần, cuối cùng là Phu nhân của một vị tướng, trải qua 6 chức phận, trọng một đời 60 năm.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.