Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/03/2023 06:50 (GMT+7)

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT

Trong thời gian diễn ra Tọa đàm "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời đã trình bày tham luận và đưa ra nhiều góp ý quan trọng.

Sáng 9/3, tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (tầng 3 Cung Trí thức, số 1 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra buổi Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 1
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Buổi Tọa đàm được Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức nhằm mục đích huy động trí tuệ, tâm huyết của giới chuyên gia, nhà khoa học để góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 2
PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi Trường phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Về phía Ban Tổ chức có sự tham gia của PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban khoa học, Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 3
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Về phía khách mời tham dự Tọa đàm có bà Đoàn Thị Thanh Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; GS.TS Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII; cùng nhiều chuyên gia, đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu và cơ quan hữu quan.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi Trường cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong cả nước. Với vai trò và chức năng nhiệm vụ của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 4
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường điều hành Tọa đàm.

"Chúng ta đều biết, Luật Đất đai mà chúng ta đang áp dụng là Luật Đất đai năm 2013 và hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế, bộc lộ nhiều bất cập. Là một tổ chức thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, VIASEE luôn mong muốn được lắng nghe những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, khách mời tham dự Tọa đàm. Trên cơ sở đó, góp một chút ý kiến cũng như tiếng nói khoa học để tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tất cả các ý kiến, tham luận của các chuyên gia, khách mời tại Tọa đàm sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp lại và truyền đạt đầy đủ trên các phương tiện truyền thông, cũng như những cơ quan hữu quan, theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ",  PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 5
TS.KTS Hoàng Hữu Phê đưa ra ý kiến tại Tọa đàm.

Theo Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, phải mất hàng triệu năm phong hóa mới có thể hình thành được lớp đất màu mỡ, phì nhiêu. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều diện tích đất phì nhiêu, bờ xôi ruộng mật bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách bất hợp lý và lãng phí.

"Trong khi nhiều quốc gia phải mua đất để canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thì chúng ta lại sử dụng một cách lãng phí tài nguyên đất. Vậy phải làm thế nào để khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chúng ta vẫn giữ được lớp đất phì nhiêu quý giá ấy?. Đây là một trong số những vấn đề mà VIASEE muốn góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)", PGS.TS Trương Mạnh Tiến đặt vấn đề.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 6
PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII góp ý tại Tọa đàm.

Đồng quan điểm, PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, Luật Đất đai 2013 đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được dư luận hết sức quan tâm, việc lấy ý kiến góp ý đang được diễn ra ở tất cả các cấp.

"Có rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhưng tọa đàm mà chúng tôi thực hiện sẽ tập trung thảo luận về góc nhìn kinh tế môi trường của đất đai. Theo tôi, cần phải đi vào những vấn đề cụ thể thì ban soạn thảo (dự thảo Luật đất đai) mới nắm bắt một cách rõ ràng, từ đó các quy định trong Luật Đất đai sẽ phát huy được hiệu quả trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam", PGS.TS Lưu Đức Hải phân tích.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 7
GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban khoa học, Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm.

Nêu lên mối tương quan giữa đất đai và môi trường, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường nhấn mạnh, thực chất giữa đất đai và môi trường có mối liên hệ mật thiết.

"Tôi lấy ví dụ đơn giản về mối liên hệ giữa đất đai và môi trường như sau: Chỗ nào có chất lượng môi trường tốt thì giá đất sẽ cao và gia tăng giá trị theo thời gian và ngược lại. Vậy dự thảo Luật Đất đai đã đề cập đến vấn đề này hay chưa? Và trong thời gian tới có đưa vấn đề này vào hay không?...", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh trình bày quan điểm.

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng tại Tọa đàm góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và BVMT - Ảnh 8
GS.TS Nguyễn Đình Hương - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu ý kiến tại Tọa đàm.

Trong thời gian diễn ra Tọa đàm, các chuyên gia, khách mời đã trình bày tham luận và đưa ra nhiều ý kiến góp ý quan trọng, cụ thể về nhiều vấn đề nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Những ý kiến, tham luận này sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp lại và gửi đến cơ quan hữu quan ngay sau khi kết thúc Tọa đàm.

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Mục đích nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15, đồng thời huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: Các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Hình thức lấy ý kiến gồm góp ý trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử) hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác; các chuyên gia, nhà khoa học.

Ý kiến góp ý tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm được cơ quan chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tập hợp, tổng hợp gửi về các cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân nêu tại Điều 6 Nghị quyết số 671/UBTVQH15 để xây dựng báo cáo lấy ý kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Góp ý tư vấn và phản biện Công viên Quảng trường biển
Ngày 29/9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tổ chức tọa đàm tư vấn, phản biện: Đề xuất Chủ trương đầu tư dự án Công viên Quảng trường biển, kết hợp Khu đô thị - Dịch vụ sinh thái thành phố Quảng Ngãi Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Sáu giải pháp để xây dựng, phát triển nông thôn hiện nay
Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - Lê Thị Thúy đã đề xuất 6 giải pháp về Cơ chế và Chính sách chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn mới tại hội thảo “Thực trạng, giải pháp về cơ chế, chính sách phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệ tham gia vào công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn mới”.
Quảng Ngãi: Phát triển đô thị mới Sơn Tịnh đến năm 2030
Ngày 30/8/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tọa đàm tư vấn, phản biện: Chương trình phát triển đô thị mới Sơn Tịnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam
Ngày 19/8, tại Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam có buổi phỏng vấn với TS Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp Hội Việt Nam và GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí, ĐBQH, Thành viên Ủy ban xã hội của Quốc hội với chủ đề “Làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam?”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Góp ý tư vấn và phản biện Công viên Quảng trường biển
Ngày 29/9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tổ chức tọa đàm tư vấn, phản biện: Đề xuất Chủ trương đầu tư dự án Công viên Quảng trường biển, kết hợp Khu đô thị - Dịch vụ sinh thái thành phố Quảng Ngãi Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Thúc đẩy khoa học, công nghệ vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bình Phước: Tìm giải pháp ứng dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sáng 28/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng dụng vật liệu mới và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”.
Phú Yên: Hội Làm vườn nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nông thôn mới
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Hội đã bám sát chức năng nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể, cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo, từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì hội thảo.
Đêm hội trăng rằm - Ấm tình Vusta
Ngày 26/9, Công đoàn và Chi đoàn cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm - Ấm tình Vusta” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công nhân viên cơ quan.
Đổi mới và sáng tạo hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
Truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.