Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/09/2009 21:24 (GMT+7)

Tản Đà những “khối tình…”

Thi sĩ của thực và mộng

Mở đầu cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết một bài ai điếu ca tụng công trạng với thơ Việt đầu thế kỷ XX và tầm vóc thi nhân của Tản Đà như sau: “Hội Tao Đàn hôm nay đông đủ hầu khắp mặt thi nhân, chúng tôi một lòng thành kính xin rước anh hồn Tiên sinh về chứng giám. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kỳ đương sắp sửa… Tiên sinh còn giữ được của thời kỳ trước cái cốt cách vững vàng, cái phong thái ung dung. Đời Tiên sinh tuy bơ vơ, hồn Tiên sinh còn có nơi nương tựa. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với tấm lòng bình thản của một người thời trước. Những nỗi chật vật của đời sống hàng ngày, những cảnh éo le thường phô bày ra trước mắt không từng làm bợn được linh hồn cao khiết của Tiên sinh. Cái dáng điệu ngang tàng chúng tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở Tiên sinh không có vẻ vay mượn. Cái buồn chán của Tiên sinh cũng là cái buồn chán của một người trượng phu. Thở than có nhưng không bao giờ rên rỉ… Có Tiên sinh, người ta thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất cước không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi…”.

Ngày 10 - 6 - 1939, lúc thi sĩ Tản Đà tạ thế, một người bạn của ông, tiểu thuyết gia Nguyễn Trọng Thuật, giải Nhất văn chương của Hội Khai trí Tiến Đức đã viết: “Một nhà thi sĩ người bạn ngôn/ Một đời hy sinh cho nghệ thuật/ Lánh xa danh lợi cam nghèo cùng/ Lấy rượu tiêu sầu thơ khiển muộn/ Cười đùa năm tháng với non sông…/ Nói cười hớn hở như được của/ Mà bót tờ phơi vẫn rỗng không/ Yêu bác cái chỗ thản nhiên ấy/ Quý bác cái đời sống sạch trong…”. Chủ bút tờ Nam Phong,Lương Đường Phạm Quỳnh đã viết: “Như thế thôi ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng có công với quốc văn vậy”. Còn ông Dương Bá Trạch thì nhận xét giọng đầy chữ nghĩa: “Giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt, ông Nguyễn Khắc Hiếu Sơn Tây chính là một tay kiện tướng trên trường hãn mặc ấy”.

Tản Đà đã viết bởi nỗi đau tâm hồn, bởi vết thương lòng khó lành nổi nên mới có Khối tình lớn, Khối tình con.Sự biến hoá lớn lao trong tâm hồn thi sĩ lại là nguyên nhân của văn tài và thi hài Tản Đà. Hỏng thi lại Trường thi Nam Định, người thi sĩ đã bắt đầu thiên về sự lãng mạn. Lãng mạn trong cách chơi và lãng mạn cả đến sự học khoa cử mà đi theo con đường ước múôn là văn chương.

Nặng lắm ai ơi một khối tình…

Cũng trong năm bắt đầu đi chơi mà nhà văn ngã vào cái mùi vị thiết tha, say sưa, cay đắng của ái tình. Tản Đà như mọi tâm hồn thi sĩ nào khác, bẩm tính là một kẻ si tình. Lúc học ở trường Quý Thức, phố Gia Ngư, Hà Nội, có để ý đến một người con gái họ Đỗ ở phố Hàng Bồ. Cảnh nhà thanh bạch, nhưng ông dám tính đến sự hôn thú ở nơi thành thị. Sau bao nhiêu ngày tháng theo đuổi bóng giai nhân đến một ngày chàng ấm Hiếu ngỏ lời cầu hôn thì cũng là lúc bị gia đình nàng đoạn tuyệt bằng tuyên bố của cha nàng: “Muốn cưới giai nhân phải có ấn tri huyện”. Đến lúc hỏng thi Nam Định về qua Hà Nội, ngẫu nhiên gặp lại cố nhân mà lại gặp trong một cảnh huống đau lòng cho nhà văn khi cô gái ấy đương trên đường vu quy. Theo như Trương Tửu viết trong cuốn Uống rượu với Tản Đà, thì tình yêu đã đánh thức nàng thơ trong tâm hồn thi sĩ. Về ở với nhà buôn Bạch Thái Bưởi, một nhà tư sản lớn của Hà Nội không lâu, tính lãng mạn đã đưa chân Tản Đà về vùng núi Tiên. Nhờ có người bạn thân, Tản Đà ở đó với ba người học trò ngày đêm ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ… Tại chùa Non Tiên, một lễ tế Chiêu Quan cảm mối tình duyên trắc trở, thi sĩ đã khóc thương người thiên cổ, khách tài tình Tế Chiêu Quân cống Hồ không ngoài ý khóc người yêu nay về trong cửa khác:

Trời Nam thằng kiết là tôi

Chùa Tiên đất khách khóc người bên Ngô…

Cô với tôi, tôi với cô

Trước sau lễ bạc có mồ nào đây?

Ông Nguyễn Khắc Hiếu dạy văn chương. Ông giáo Hiếu – Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? Khó gì đâu: tửu thập thơ xuất!
Ông Nguyễn Khắc Hiếu dạy văn chương. Ông giáo Hiếu – Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? Khó gì đâu: tửu thập thơ xuất!

Cuộc đời tài hoa và đào hoa của thi sĩ Tản Đà còn chưa được tư liệu, sách vở phản ánh hết. Lần thăm nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương, người con trai trưởng của Tản Đà, hiện đang ở tại Phú Thọ dịp gần đây, ông Nguyễn Khắc Xương còn cung cấp thêm cho tôi nhiều tư liệu liên quan đến cuộc đời thi sĩ, chủ yếu là những mối tình thời trai trẻ của thi nhân. Ông Xương bảo bố tôi tài hoa và… đào hoa lắm. Thi trượt trường thi Nam trở về ông mang theo mối tình cô gái thành Nam. Người cũng từng yêu say đắm, nhưng điều đáng nói nhất là tình yêu với ông lãng mạn, thiết tha và hồn nhiên trong sáng quá chừng. Ông Xương cho tôi xem những trang nhật ký viết tay của Tản Đà viết cách đây đúng 100 năm kể về những mối tình tuổi trẻ. Tập nhật ký viết bằng bút mực đã được cất giữ, nay mới được người con trai trưởng công bố. Cuốn nhật ký tả về những mối tình thơ dại của chàng học trò Nguyễn Khắc Hiếu với những tiểu thư gặp ở nơi trọ học và ứng thí hồi ở Nam Định. Điều tuyệt vời là chuyện tình cảm của chàng thư sinh với các thiếu nữ lãng mạn và vô tư, hồn nhiên trong sáng. Cái con người đa tình đa cảm ấy dã cùng lúc phải lòng hai thiếu nữ. Mà người con gái nào trong ba chị em ấy cũng đều mến chàng. Nhưng chỉ cảm mến hai người em. “Cô M. Đáp mới 13 tuổi nhưng đã rất si tình, trưa và tối thường đến. Người con ông chủ Nhân mới 14 tuổi cũng nhan sắc mà ăn nói hơi có vẻ đanh. Còn người con gái nhớn đầy đặn mà trắng, tính nết trung hậu, ăn mặc thời theo lối quê. Trong một giấc mộng ấy liền - đứt mê man, ly hợp không thường…”. Cụ viết kỷ niệm tình yêu đầu tiên trong văn đàn Việt Nam. Lúc bấy giờ nhà nho nào dám thổ lộ tình yêu trên giấy? Cuốn nhật ký tình yêu của người thi sĩ trẻ đã đưa ta về một trời mộng xưa, khi tình yêu trai gái còn chưa nhuốm màu hiện đại. Đoạn tả cảnh chiều cuối năm chàng được nàng hái lá thơm về đun nước cho tắm. Tắm xong hai người ra vườn hái hoa và thả hồn mơ mộng giữa khung cảnh lãng mạn thanh bình: “Khách địa tha hương, giai nhân tài tử, đầu xanh mây biếc, người trắng hoa hồng. Trời Nam ai vẽ bức Thiên Thai mà mỗi bên bớt đi một…”. Câu chuyện gợi nhớ Lưu Nguyễn xưa vào chốn Thiên Thai lấy hai tiên nữ, nhưng bây giờ chàng thư sinh Khắc Hiếu chỉ còn một cô Ất bên mình. Nhật ký kể chơi bài đẹt mũi. Rồi rủ nhau đi xem chèo. Kể chuyện lưu luyến tiễn anh khóa trẻ lên tàu ngược Hà Nội... Những câu chuyện trong nhật ký cho biết ông là người nhiều hệ lụy với tình yêu đáng kể.

Tập nhật ký đến tay người con trai trưởng Nguyễn Khắc Xương cũng thật tình cờ, khác nào có sự sắp đặt của ai đó. Ông Nguyễn Khắc Xương kể, lúc tôi về thành Nam chơi với bà bác thì bỗng đâu có cụ bà chừng tám chục tuổi sang bảo tôi: Ông là con trưởng cụ Tản Đà phải không? Nếu phải thì ông sang ngay gặp ông nhà tôi.

Ngỡ có chuyện gì, tôi liền sang. Thì ra đấy là ông Ngô Quý Chức, cháu ruột cụ Ngô Ngọc Trực. ông Chức từng làm thư ký toà soạn báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Ông cụ đưa cho tôi tập giấy đã cũ. Cuốn sổ chi chít nét chữ Quốc ngữ viết tay, bảo: “Tôi trả lại anh tập nhật ký của cụ Tản Đà. May cho anh là vì tôi sắp đi rồi... gặp được anh là tôi mãn nguyện”. Hai tập nhật ký Tản Đà ông Trực đưa tôi nói là của Tản Đà viết từ năm ngoài hai mươi tuổi, tức là cách đây đã 100 năm. Tôi thật lấy làm bàng hoàng vì còn có người yêu quý thi sĩ mà giữ cho cả những bút tích ngày cũ. Mà hơn thế, đây là những trang viết đầu tiên thời Tản Đà bắt đầu học viết chữ quốc ngữ... Nét chữ thật đẹp và nắn nót nhưng còn nhiều lỗi chính tả quá. Một nhà Nho từng dự kỳ khoa bảng cuối mùa ở thành Nam giờ xoay sang Tây học và lần đầu viết chữ quốc ngữ. Do đó tập nhật ký không chỉ quý bởi tư liệu về thi nhân mà còn có giá trị lịch sử nhất định. Theo ông Nguyễn Khắc Xương thì đây là kỷ niệm tình yêu đầu tiên trong văn đàn Việt Nam được viết ra giấy trắng mực đen, trước cả Thế Lữ, Xuân Diệu...

Rồi gần như cùng lúc, ông còn có người yêu là con gái ông phủ Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên. Ông Nguyễn Khắc Xương khẳng định mối tình phủ Vĩnh của Tản Đà cùng lúc với mối tình với cô gái thành Nam. Nhưng thi nhân không bạc tình hay bội ước, mà đó là những mối tình đẹp, để lại trong ông những mối cảm hoài sâu sắc vì ông là người có thuỷ có chung.

Uống rượu với ông Nguyễn Khắc Xương con trai Tản Đà.
Uống rượu với ông Nguyễn Khắc Xương con trai Tản Đà.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương kể: Một dạo tôi sang Vũ Di thuộc phủ Vĩnh Tường xưa chơi như để tìm lại bước chân phong trần thi sĩ hồi đầu thế kỷ trước. Một cụ bà chừng 82-83 tuổi gặp tôirất mừng. Cụ bà thuật lại mối tình Phủ Vĩnh của nhà thơ... Dạo ấy cậu ấm Hiếu (Tản Đà) ở với ông anh là Giáo Thụ tại Vĩnh Tường, cạnh nhà tri phủ. Cách nhau chỉ một cái cầu ao... nên mới có chuyệnông dan díu với cô gái con tri phủ. Đêm trăng gió mát, cô gái ra ao chơi bỗng nhìn thấy bên kia ao Tản Đà thư sinh đương ngồi học.

Mối tình ấy rồi cũng chả đi đến đâu. Có lẽ vì thế chúng ta mới có những thi phẩm tình yêu đầu thế kỷ của người. Hãy đọc lại bài Ngày Xuân tương tư in trên An Nam tạp chínăm 1932 của Tản Đà:

Ngàn dặm dám quên tình lúc ấy

Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xưa

Tương tư một mối hai người biết

Ai đọc thơ này đã biết chưa?

Nhớ rau sắng chùa Hương, mùa Xuân năm 1923 không đi lên Hương Tích, Hương Sơn, ông làm bài thơ in báo. Đọc báo rồi, nghe nói sau đó có một nàng đã thân chinh gửi rau sắng về nhà cho thi nhân...

Đương nói chuyện đời, chuyện tình Tản Đà, ông Nguyễn Khắc Xương như chợt thấy mình đã bộc bạch quá nhiều về cha mình. Ông bảo: Tôi đương giữ bản quyền mọi câu chuyện đấy nhé. Viết gì thì cũng nhớ chú thêm rằng theo nhà “Tản Đà học” Nguyễn Khắc Xương đấy! Có điều khi lấy mẹ tôi rồi, cụ gác lại hết những chuyện tình cảm ấy. Nhưng qua nghiên cứu, tôi biết cụ vẫn âm thầm nhớ đến hình bóng cũ. Nhưng đấy là công trình nghiên cứu, để làm phong phú thêm đời sống thi nhân thì được. Nếu chỉ nói chuyện tình yêu của cụ thì gay quá. Hoá ra tôi nói xấu bố (cười) Tản Đà đã sống hết mình cho tình yêu không lụy phong tục lễ giáo.

Khối tình lớn và “Giấc mộng lớn”?

Khối tình khác, lớn hơn đối với Tản Đà là tình non nước. Là nhà Nho gần cuối mùa, Tản Đà ý thức vận mệnh dân tộc và trách nhiệm người kẻ sĩ. Bỏ lại những bi luỵ chán chường, ông lập chí bằng ngòi bút và bắt vào mạch nguồn mới của văn chương dân tộc. Lỡ bước công danh, thua thiệt đường tình, Tản Đà qua lời khuêyn của người anh rể Thiện Kế đã nhập thế bằng con đường văn chương. Và âu đó cũng là một lối thoát của người trượng phu. Ông đã hành động, vì nghĩa cả hơn tình riêng đau đớn. ông làm tờ An Nam tạp chí,những mong giáo dục quốc dân, dùng phương tiện báo chí để thúc đẩy xã hội… Nhưng mộng không thành. Báo của ông nhiều lần đóng cửa, bản thân ông rơi vào khủng hoảng:

Lạnh lẽo hơi sương Toà tạp chí

Lệ ai giàn giụa với nước non

Dân hai nhăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.. (Khối tình con)

Ông không thoát ly bổn phận con dân nước Việt dưới ách đô hộ. Thơ ông không kêu gọi hô hào mà sâu sắc, thấm đẫm lòng yêu nước thương dân:

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi chưa về cùng non…

… Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mai một mái đã đầy tuyết sương… (Thề Non nước)

Và lòng yêu nước của người thi sĩ lấy tên sông núi quê hương làm tên mình ấy thật lớn lao, ở một tầm khái quát khi người viết Bức dư đồ rách ai bồi?Tản Đà đau lòng trước cảnh nước nhà gặp lúc suy vong, cương thường đạo lý nghìn xưa nay đảo lộn. Ông từng vào Trung gặp Sào Nam Phan Bội Châu, vô Bình Định viếng mộ nhà Tây Sơn… Trước cảnh đất nước gặp hoạ xâm lăng, đời sống dân chúng nô lệ nghèo ohèn. Nhà Nho hết thời kiêm thi sĩ Tản Đà đã lấy hình ảnh Bức dư đồmang theo người lâu ngày rách tả tơi để nói vận nước và cái tâm, cái chí người ái quốc.

Nọ bức dư đồ thử đứng coi

Sông sông núi núi khéo bia cười

Biết bao lúc mới công vờn vẽ

Sao đến bây giờ rách tả tơi

Thôi thôi có trách chi đàn trẻ

Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài

Việc nhà chung cả ai ai đó

Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

Thế cho nên có lúc thi sĩ đã quyết chí:

Non sông thề với hai vai

Quyết đem bút sắc mà mài lòng son…

Thật may mắn cho thi sĩ bởi sau ông, còn một Nguyễn Khắc Xương một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian - người có công đi tìm lại hành trình của người cha tài hoa cùng di sản văn chương của ông để bây giờ có tuyển tập Tản Đà ngót hai ngàn rưỡi trang in… Vâng! Nguyễn Khắc Xương xứng đáng được gọi là “Nhà Tản Đà học”…

Không được cùng thời để "uống rượu với Tản Đà" như ông Trần Huyền Trân, tôi xin được cụng ly với ông Nguyễn Khắc Xương trưởng nam của cụ, cùng cháu gái của cụ là cô Mai Thoa đương làm việc ở Bảo tàng Phú Thọ, xin dâng nơi cửu tuyền ba vái thi hào tiên sinh nhân 120 năm ngày sinh và 70 năm ngày giỗ cụ...

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.