Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/10/2008 21:09 (GMT+7)

Sữa đậu nành không thay thế được sữa bò

Sữa đậu nành đắt hàng

Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các loại sữa nhiễm melamine, chị Trần Trúc Quỳnh (đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho cả gia đình chuyển hẳn sang dùng sữa đậu nành: "Gia đình tôi sử dụng sữa tươi khá thường xuyên, mỗi tuần khoảng 4 - 5 lít, nhưng từ khi có thông tin về sữa nhiễm melamine thì tôi dừng hẳn, chuyển sang chế biến đậu nành thành sữa thay thế. Được biết nguồn dinh dưỡng có trong đậu nành cũng rất lớn, tương đương với thịt cá. Sức khoẻ các cháu nhỏ cũng được đảm bảo, trông còn hồng hào ra. Tôi đã phổ biến kinh nghiệm này cho bạn bè và nhiều người cũng đã làm theo".

Tại một cửa hàng bán đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành trên phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Hương - chủ cửa hàng cho biết thời gian gần đây lượng khách tăng khá mạnh, phần lớn là hỏi mua sữa đậu nành. Có người còn cầu kỳ đặt hàng loại sữa đậu nguyên chất, đặc sánh để thay thế sữa tươi. Mỗi ngày cửa hàng sản xuất khoảng hơn 100kg đậu tương, gấp đôi bình thường để phục vụ khách. Số lượng khách phục vụ rất đông, lại là cửa hàng có uy tín nên có ngày, chị phải từ chối phục vụ từ 5h chiều. Tại đây, nhiều tờ rơi nói về tác dụng của đậu nành và khả năng thay thế sữa bò cũng được nhiều người truyền tay nhau đọc.

Thận trọng hơn, chị Vũ Thùy Linh (đường Hoàng Sâm, Cầu Giấy) quyết định dừng lại, không sử dụng bất kỳ loại sữa động vật nào, thậm chí cả bánh kẹo có nguồn gốc từ sữa. Chị chỉ tin dùng sữa đậu nành vì cho rằng "nếu nó không bổ như sữa bò thì chắc chắn cũng chẳng độc hại gì. Phòng bệnh hơn chữa bệnh", chị Linh nói.

Không thay thế được sữa bò

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó giám đốc Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng không nên thay sữa bò bằng sữa đậu nành hoặc bất cứ loại đồ uống nào khác. Rõ ràng protein trong sữa có nguồn gốc động vật khác thực vật. Hơn nữa, Nhà nước đã có kiểm định và công bố các loại sữa không nhiễm melamine, có rất nhiều loại; tại sao chúng ta không dùng mà phải lo lắng tìm nguồn thay thế bằng sữa đậu nành? Sữa đậu nành có nhiều đạm và chất béo, nhưng chỉ là protein thực vật, không thể đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nguồn dinh dưỡng 100% là protein động vật. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, ngoài ra có thể thay thế hoặc bổ sung sữa bột - sữa động vật được chế biến với công thức bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất sắt, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt. Sữa đậu nành chỉ có những dưỡng chất tự nhiên, có sẵn trong hạt đậu tương, không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng; vì thế không nên nghĩ đến việc lấy sữa đậu nành làm nguồn thay thế cho sữa bột.

Không ai có thể phủ định những tác dụng của sữa đậu nành. Đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch đối với người già. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành rất cao và có nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể, rất có ích cho việc bồi bổ sức khoẻ... Tuy vậy, do có nguồn gốc thực vật cho nên nó vẫn không thay thế được sữa bò. Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng sữa đậu nành thay thế sữa bò là không cần thiết mà có thể dẫn đến nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Lựa chọn các sản phẩm sữa an toàn và giữ thói quen sử dụng loại thực phẩm này vẫn là cách tốt nhất đem đến sức khỏe cho gia đình.     

Không nên nuôi trẻ chỉ bằng sữa đậu nành

Đậu tương là sản phẩm thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng protein (chất đạm) và lipit (chất béo) cao hơn cả thịt và cá. Từ đậu nành có thể chế biến thành sữa đậu nành tiện dụng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên protein của sữa bò và sữa đậu nành là casein, còn protein của sữa mẹ chủ yếu là albumin và globulin dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Gluit và lipit của sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa và hấp thụ cao hơn sữa đậu nành. Các vitamin, các chất khoáng quan trọng và các axit amin không thay thế trong sữa mẹ cũng đầy đủ, cân đối và hoàn chỉnh hơn sữa đậu nành.

Nói tóm lại, không nên nuôi trẻ chỉ bằng sữa đậu nành, sẽ không đầy đủ và cân đối về mặt dinh dưỡng, hấp thụ cũng như sức đề kháng của trẻ. Chỉ có thể sử dụng sữa đậu nành như một phần bổ sung trong dinh dưỡng của trẻ, cùng với việc bú sữa mẹ.

Mặt khác, để có sữa mẹ với chất lượng cao và đủ sữa không phải là điều quá khó khăn. Đông y có nhiều bài thuốc và thực phẩm nước ta cũng rất phong phú, đa dạng cho các bà mẹ nguồn dinh dưỡng đảm bảo để có nhiều sữa.

Lương y Vũ Quốc Trung

Nguồn: KH&ĐS, số 122, 9/10/2008, tr 5

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.