Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/09/2023 18:26 (GMT+7)

Sáu giải pháp để xây dựng, phát triển nông thôn hiện nay

Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - Lê Thị Thúy đã đề xuất 6 giải pháp về Cơ chế và Chính sách chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn mới tại hội thảo “Thực trạng, giải pháp về cơ chế, chính sách phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệ tham gia vào công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn mới”.

Hội thảo vừa được Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) tổ chức sáng nay 7/9 tại Hà Nội với sự tham dự của các nhà khoa học đầu ngành về các lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, thủy sản, giống, cây trồng, vật nuôi… thuộc LHHVN.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng ban Ban Tổ chức và Chính sách Hội, LHHVN - Phạm Hữu Duệ cho rằng, đội ngũ trí thức khoa học & công nghệ (KH&CN) có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhất là trong các lĩnh vực hiện nay còn tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục để nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển tương xứng với tiềm năng và xứ mệnh.

Sự đóng góp trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, có chỗ đứng riêng trên thị trường.

Ngoài ra, sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức KH&CN và các nhà đầu tư là rất cần thiết, nhất là về nghiên cứu và đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tinh chế có giá trị gia tăng cao. Từ đó tạo cơ sở để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh, sạch, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến và đảm bảo tốt về vệ sinh, an toàn thực phẩm…., chính vì vậy, rất mong các nhà khoa học của LHHVN đóng góp những ý kiến tâm huyết của mình nêu nên những thực trạng, giải pháp về cơ chế, chính sách phát huy vai trò của trí thức KH&CN tham gia vào công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn mới - ông Phạm Hữu Duệ nói.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch LHHVN – Phạm Quang Thao; Trưởng ban Ban Tổ chức và Chính sách Hội, LHHVN - Phạm Hữu Duệ đồng chủ trì hội thảo

Tham luận tại hội thảo, Phó chủ tịch Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam - Chu Văn Thiện cho rằng, cần tháo gỡ rào cản để KH&CN phát triển tốt hơn, có chính sách đãi ngộ cho người làm khoa học, cơ chế sử dụng nhân lực sau đào tạo, cơ chế thu hút nhân lực; cần có sự phối hợp giữa các đơn vị để có thể chuyển giao công nghệ nhanh chóng, mang lại lợi ích cho nông dân; đầu tư theo chuỗi từ nghiên cứu đến lúc bán kết quả nghiên cứu ra thị trường; cần thương mại hóa sản phẩm KH&CN để phục vụ chuyển giao và quảng bá sản phẩm KH&CN tốt hơn….

tm-img-alt

Phó chủ tịch Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam (Tổng hội Cơ khí Việt Nam) - Chu Văn Thiện

Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - Lê Thị Thúy đã đề xuất 6 giải pháp về Cơ chế và Chính sách chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn:

Cần hoàn thiện chính sách đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN: Nâng cao nhận thức trong việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực thi chính sách đối với trí thức KH&CN nói chung và trí thức KH&CN về nông nghiệp nói riêng.

Phát triển đội ngũ trí thức KH&CN thực chất là phát triển đồng bộ cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức KH&CN, thực hiện thông qua công tác đào tạo và trong hoạt động thực tiễn.

Ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu KHCN về nông thôn; bảo đảm quyền nghiên cứu KH&CN; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động KH&CN.

Có cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn để thu hút, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu dùng nông sản làm nòng cốt thúc đẩy hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển thị trường ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Thúc đẩy phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn thực hiện vai trò “bà đỡ” để đưa vốn, thị trường, tri thức, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao bảo đảm tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm để kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hội nông dân, các cơ quan quản lý nhà nước tích cực hỗ trợ thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ, tạo dựng các mối liên kết, kết nối, cung cấp thông tin thị trường KH&CN nông thôn.

tm-img-alt

Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - Lê Thị Thúy

Đồng quan điểm với bà Lê Thị Thúy, PCT Hội Lương thực thực phẩm Việt Nam - Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh thêm, cơ chế chính sách cho phát triển KH&CN thực tế hiện nay rất khó làm, khó chuyển giao, còn rất nhiều vướng mắc, chính sách chuyển giao công nghệ chưa hoàn chỉnh.

Tuy mang tên là Hội Lương thực thực phẩm Việt Nam nhưng Hội chưa bao giờ được tham gia vào các cuộc họp về quản lý, tư vấn phản biện về các nội dung liên quan hoạt động của Hội. Năm 2020 Bộ NN&PTNT đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan quy hoạch, phát triển… nhưng chưa bao giờ mời Hội tham gia. Tháng 6/2023 chúng tôi tổ chức hội thảo về chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, kinh phí tự huy động, rất khó khăn trong triển khai công việc. Nhưng các nhà khoa học của Hội còn rất nhiều tâm huyết công việc, xã hội, nhưng chưa được quan tâm. Rất mong các cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện cho các Hội chuyên ngành có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình với các cơ quan quản lý đê xây dựng chính sách phù hợp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp - PCT Hội Lương thực thực phẩm Việt Nam - Nguyễn Mạnh Dũng nói.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch LHHVN – Phạm Quang Thao phát biểu kết luận hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch LHHVN – Phạm Quang Thao đã ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ trí thức KH&CN - LHHVN trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn vừa qua.

Tại hội thảo này, LHHVN rất cảm ơn những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của đội ngũ trí thức KH&CN.

LHHVN mong muốn, đội ngũ trí thức KH&CN sẽ tiếp tục tham gia để phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với chương trình xây dựng nông thôn mới của đất nước - Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao nhấn mạnh.

Xem Thêm

Công tác an toàn lao động còn hình thức
Nhiều vụ TNLĐ liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người, gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng buông lỏng quản lý, mất ATLĐ tại nhiều công ty.
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.