Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 18/08/2022 16:32 (GMT+7)

Sáng tạo khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Ngày 18/8, tại Thanh Hóa, đã diễn ra hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”.

Hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam” do Quỹ VIFOTEC - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệBan Tuyên giáo Trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo.

Sự kiện với sự tham dự của hơn 300 chuyên gia, nhà khoa học hiện đang công tác tại các cơ quản lý, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và các hội khoa học và kỹ thuật của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” nhằm tổng kết công tác tổ chức Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Đồng thời, đánh giá việc trao giải thưởng và quy mô ứng dụng của các công trình, giải pháp đoạt giải vào sản xuất và đời sống.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC khẳng định: “Với sứ mệnh là cơ quan thường trực, trong 30 năm xây dựng và trưởng thành Quỹ VIFOTEC đã hỗ trợ và tôn vinh các nhà sáng tạo, các nhà khoa học thông qua việc tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo Kkhoa học công nghệ Việt Nam, 16 lần Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Theo đó, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học quan trọng được triển khai trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước”.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, phát biểu khai mạc hội thảo.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ, góp phần thành và phát triển thị trường công nghệ, cụ thể như: Luật Khoa học và Công nghệ 2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành ngày 16/6/2022; Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ dân lập,v.v.

tm-img-alt

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết: “Việc tổ chức giải thưởng và hội thi đã đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời giải thưởng không chỉ dành cho các nhà khoa học mà còn dành cho mọi người dân, mở rộng sân chơi cho các nhà doanh nghiệp”.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho biết, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng là động lực và chìa khóa để tiến vào thời kỳ mới. Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” trong đó đội ngũ trí thức nước nhà có vai trò hết sức quan trọng”.

tm-img-alt

Ông Trần Thanh Lâm khẳng định đội ngũ trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, các nhà công nghệ phải đề cao trách nhiệm, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu tạo ra các công nghệ mới về năng lượng, vật liệu, sinh học, môi trường, y tế… gắn nghiên cứu với ứng dụng vào thực tiễn, đặc biệt là góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đưa khoa học công nghệ về phát triển vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, để người dân có thể áp dụng vào đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống vào sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm và của cải cho gia đình và xã hội.

“Những cơ chế, chính sách, điều kiện gì để thực hiện được tốt hơn nhiệm vụ này, trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để góp phần cùng các đồng chí thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ nói trên”, ông Trần Thanh Lâm khẳng định.

Theo Phó chủ tịch thường trực Quỹ Vifotec, bắt đầu từ năm 1995, đến nay sau 27 năm đã có 2.914 công trình tham dự giải và 983 công trình đoạt giải thưởng, đem lại hiệu quả rất to lớn cho nhiều lĩnh kinh tế - xã hội khác nhau. Trong đó chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2021 đã có 29 công trình được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Huy chương vàng WIPO cho những công trình xuất sắc nhất, có đăng ký sở hữu trí tuệ với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Giải thưởng VIFOTEC đã tập trung vào các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Nhà nước như: Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí và tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.

Các công trình khoa học tham dự Giải thưởng là những kết quả đã được đánh giá nghiệm thu của các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước và cấp bộ, ngành, địa phương, các đề tài, dự án giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, tăng tỷ lệ xuất khẩu và giảm chi phí nhập khẩu...

Trong các đơn vị tích cực tham gia và nhận được nhiều giải thưởng phải kể đến Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng tàu (BUSADCO), Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học - Phân bón (FITOHOOCMON), các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam... các đơn vị này đã đoạt được tất cả các giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và cả giải WIPO (giải WIPO cho công trình xuất sắc nhất).

Trong khi đó, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc đã trải qua 32 năm (1989 - 2021) với 16 lần tổ chức (2 năm/1 lần). Hội thi với 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải;Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Nông,lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y, dược; giáo dục và đào tạo.

Đến nay đã có 6.819 giải pháp dự thi và 988 giải pháp được trao giải. Các giải pháp đoạt giải đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm triển khai và ứng dụng có hiệu quả của các công trình đoạt giải và sau khi đoạt giải vào thực tiễn. Đồng thời tìm ra những khó khăn vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang khẳng định: Những ý kiến đóng góp, chia sẻ của các nhà khoa học tại hội nghị này sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu và trình Chính phủ để có thể ban hành những chính sách phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ kinh phí để triển khai các công trình đoạt giải thưởng có nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống thông qua Quỹ VIFOTEC.

tm-img-alt

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm triển khai và ứng dụng có hiệu quả của các công trình đoạt giải vào thực tiễn; thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong việc ứng dụng các công trình đoạt giải vào sản xuất và đời sống; những tồn tại cần khắc phục để công tác tổ chức Giải thưởng ngày càng tốt hơn. Đồng thời đề xuất những kiến nghị với Đảng, Nhà nước các cơ chế khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tạo động lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước nhà.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa Nguyễn Văn Phát,  để Hội thi, Giải thưởng thực sự là phong trào lao động sáng tạo, phát triển rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở địa phương, cần chú trọng đến 4 vấn đề trong đó công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, quy chế phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhà, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm tra đôn đốc thường xuyên.

Theo kinh nghiệm của Trưởng Ban Giám khảo lĩnh vực Công nghệ Vật liệTrần Vĩnh Diệu, những công trình đạt được giải thưởng cao thường hội tụ được các yếu tố: Chủ nhiệm công trình đồng thời là người đứng đầu đơn vị đăng ký tham giải thưởng nên có thể huy động tài chính, nhân lực và trang thiết bị để phục vụ cho triển khai công trình nhằm đạt được bốn tiêu chuẩn của giải thưởng (tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả kinh tế - xã hôi – kỹ thuật, khả năng áp dụng rộng rãi); có phòng kỹ thuật hoặc trung tâm nghiên cứu và triển khai (R&D) tham gia; nội dung của công trình xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất trọng tâm của đơn vị (công ty, nhà máy, viện, trường); có chiến lược phát triển dài hạn nên các sản phẩm mới kế tiếp nhau ra đời dựa trên nguyên tắc kế thừa và đổi mới.

Sau nhiều năm làm khoa học và tham gia giải thưởng, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường Lê Văn Tri nhận xét, Quỹ VIFOTEC thực sự đã chắp cánh cho các công trình khoa học. Quỹ đã liên tục, bền bỉ tổ chức, trao và tổng kết giải thưởng trong suốt 30 năm qua; đã hình thành được các Hội đồng khoa học chuyên sâu cho từng lĩnh vực có đủ trình độ, uy tín và công tâm trong xét thưởng các công trình; khi đánh giá công trình đã chú trọng rất cao tính ứng dụng, tạo ra sản phẩm và đem lại lợi ích cho xã hội; đã phối hợp được với nhiều tổ chức, ban ngành để tuyên truyền, phát động giải thưởng nhằm huy động được nhiều nhà khoa học, nhiều lĩnh vực nghiên cứu cùng tham gia.

Cũng tại hội thảo, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã trao 6 Cờ thi đua cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền Giải thưởng, Hội thi; 13 Cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng công trình đoạt Giải thưởng, Hội thi vào sản xuất và đời sống và 32 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam”.

Xem Thêm

Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Bình Thuận: 53 mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi lần thứ 17
Chiều ngày 16/7, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh đã họp thông qua kết quả chấm các mô hình, sản phẩm dự thi và đánh giá tổng kết Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu, niên nhi đồng tỉnh Bình Thuận lần thứ 17 (2023-2024).
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ II
Ngày 06/7/2024, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ hai, năm 2024.
Thanh Hóa: Triển khai Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam
Ngày 06/6/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024 - 2025) và Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội, Trưởng Ban Tổ chức, chủ trì các hội nghị.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.