Phú Yên: Hiệu quả và nét mới của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Phú Yên (gọi tắc là Hội thi) được thực hiện theo Quyết định 165/2006/QĐ-TTg, ngày 14/7/2006 của Chính phủ. Hội thi là một phong trào “tiến quân” vào khoa học và công nghệ, đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và khuyến khích phát triển từ nhiều năm qua,theo đó Hội thi được tổ chức định kỳ 02 năm 01 lần.
Các thành viên Hội đồng giám khảo Hội thi lần thứ 10, chấm điểm giải pháp,lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
Hiệu quả của hoạt động
Ở tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh đã giao Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) làm Trưởng ban để chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan: Sở Khoa học & Công nghệ, Liên đoàn Lao động và Tỉnh đoàn Phú Yên để tổ chức Hội thi nhằm mục đích thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực KH - KT, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
Hội thi ở tỉnh Phú Yên đã tổ chức thực hiện từ năm 2007; Ban Tổ chức Hội thi do UBND tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Liên hiệp Hội và sự thẩm định nhân sự tham gia Ban Tổ chức Hội thi của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên.
Đến nay, đã tổ chức 10 lần Hội thi với tổng số hơn 400 giải pháp, mô hình tham gia và vào chung khảovà đã có những giải pháp đạt giải Hội thi cấp toàn quốc , đồng thời có những giải phápứng dụng vào đời sống có hiệu quả, cụ thể như: giải pháp “ Sản xuất than củi trấu” của Nguyễn Văn Nghị ở thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, TX Đông Hòa, đạt giải Nhì Hội thi cấp tỉnh lần 3, giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11. Mô hình “Giường kéo dãn cột sống model M-01”của Cử nhânvật lí trị liệu Lê Phạm Bá Khánh ở Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Phú Yêncó đầy đủ tính năng như một chiếc giường kéo dãn hiện đại, giá rẻ so với chiếc giường nhập ngoại gần 200 triệu đồng. Năm 2013, sản phẩm đạt giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh lần 5, giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế; Giải pháp “Thiết bị theo dõi và cảnh báo thân nhiệt thông minh TWD” thuộc lĩnh vực CNTT của tác giải Phạm Quốc Bảo (P.1-TP Tuy Hòa) đạt giải Khuyến khíchHội thi toàn quốc lần thứ14. Hay giải pháp “Thiết bị gây tê cá ngừ đại dương” của nhóm tác giả TS Bùi Ngọc Dịnh và kỹ sư Phạm Duy Phượng (Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, nay là Cao đẳng Công thương miền Trung)có ý nghĩa đối với ngành khai thác thủy sản Phú Yên, đã góp phần tăng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả đánh bắt, đồng thời giảm chi phí cho những chuyến biển khai thác cá ngừ đại dương; Giải pháp “Xe lăn điện” của tác giả Nguyễn Văn Thắng (TX Sông Cầu) giúp người bị liệt có thể di chuyển dễ dàng, thuận tiện…
Nhìn chung các giải pháp đoạt giải Hội thi đều được ứng dụng vào cuộc sống và phổ biến rộng rãi cho người dân.
Có thể nói, Hội thi đã thực sự trở thành phong trào lao động sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân; góp phần tạo ra nguồn lực khoa học - công nghệ mới để phục vụ sản xuất và đời sống; các đơn vị sản xuất, kinh doanh… có thể tiếp cận ứng dụng các thành quả này vào sản xuất. Các giải pháp tham gia dự thi khá đa dạng, phù hợp với những vấn đề thiết yếu của đời sống xã hội, hầu hết các giải pháp dự thi đều được xây dựng, hình thành từ thực tế lao động sản xuất. Do đó, các giải pháp đều mang tính thực tiễn sâu sắc, có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng áp dụng rộng rãi vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 trao chứng nhận cho các tác giả đạt giải (Tháng 1/2022)
Nét mới của hoạt động
Qua 10 lần triển khai tổ chức Hội thi, mỗi kỳ tổ chức đều có những nét mới khác nhau về cách thức tổ chức nhất là trong công tác tuyên truyền phổ biến thông tin.Ở công tác này, Ban Tổ chức không dừng lại việc tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng như, Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Yên hay Trang thông tin (Websile) của cơ quan Liên hiệp Hội mà còn tổ chức tuyên truyền ở các địa phương, cụ thể kỳ Hội thi lần thứ 10 (2022-2023) Ban Tổ chức chọn 3 huyện miền núi (huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân) của tỉnh để tuyên truyền. Ngoài ra Ban Tổ chức còn đi khảo sát thực tế mô hình giải pháp để động viên hướng dẫn viết thuyết minh giải pháp tham gia Hội thi…
Đặc biệt nét mới ở Hội thi lần thứ 10 (2022-2023) có nhiều thành phần tham gia dự thi: Giáo viên, Sinh viên Phú Yên học ở các trường đại học, các kỹ sư công tác ở Công ty kinh doanh, là cán bộ công tác ở UBND xã, phường, kể cả là người nông dân ở các địa phương trong tỉnh nhà…đã đem lại Hội thi đa dạng mô hình giải pháp trong các lĩnh vực, như: tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, giáo viên trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (Xuân Phương, TX Sông Cầu) tham gia giải pháp “Hệ thống thực hành thí nghiệm hóa học tự động, thông minh dành cho học sinh phổ thông”; nhóm tác giả:Nguyễn Quốc Dân; Nguyễn Thái Anh Huy ở trường THPT Nguyễn Văn Linh (TX Đông Hòa) tham gia giải pháp “Bộ Start- Stop ô tô từ xa qua điện thoại”; Nhóm tác giả:Đoàn Hữu Sinh; Nguyễn Hoàng Viên, Nguyễn Thị Thùy Vân, ở Công ty TNHH Công nghệ&Dịch vụ VNSTECH (P.5, TP Tuy Hòa)tham gia giải pháp “Cung cấp tổ hợp hệ thống điều khiển, giám sát tự động phụ vụ trồng nấm rơm trong nhà kín quy mô hộ gia đình”; Nhóm kỹ sư:Huỳnh Quốc Long, Ngô Việt Tú, Võ Văn Tinh, Đặng Nhất Trí, ở Phòng Điều độ-Cty Điện lực Phú Yên (P.3- TP Tuy Hòa), tham gia giải pháp “Chương trình giám sát và đánh giá huy động nguồn điện mặt trời mái nhà”; Nhóm tác giả: Phạm Quốc Hoàng, Phạm Duy, ở BQL Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, tham gia giải pháp “Mô hình trồng thử nghiệm giống cỏ Gaint King tại tỉnh Phú Yên” sinh viên: Ngô Công Tiến ở P. Hòa Hiệp Nam, TX Đông Hòa, học trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tham gia giải pháp: “Nghiên cứu quy trình tách Pectin và chất từ thân xương rồng Nopal và bào chế dầu gội, bánh xà phòng chứa chiết xuất dịch chất nhầy của thân xương rồng Nopal”;Nhóm tác giả: Lưu Sinh Nhật Sư, Ngô Công Tiến, Nguyễn Thái Anh Huy, ở P. Hòa Hiệp Nam, P. Hòa Hiệp Trung, TX Đông Hòa, học trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, tham gia giải pháp: “Nghiên cứu quy trình trích ly tinh bột từ hạt mít và tạo màng bản quản thực phẩm sinh học, kết hợp dịch chiết Nano Oxit sinh học bằng phương pháp hóa học xanh”, Nhóm tác giả: Võ Ngọc Vinh và Võ Công Thành, ở xã Bình Ngọc và P.9 TP Tuy Hòa, là sinh viên học trường Đại học Lạc Hồng (TP Biên Hòa-Đồng Nai) tham gia giải pháp:“Ứng dụng hiệu quả hệ thống tự động chuyển đổi nguồn điện mặt trời và điện lưới tại Phú Yên”; tác giả Trương Xuân Đoàn, công tác ở UBND P. Hòa Hiệp Nam- TX Đông Hòa, tham gia giải pháp:“ Kỹ thuật xử lý đất trồng lúa không cày bừa và dinh dưỡng được tuần hoàn tại chỗ”. Ấn tượng nhất, có 2 tác giả là thanh niên ở địa phương cấp xã, phường cũng tham gia Hội thi, cụ thể là: tác giả Nguyễn Văn Nghị, ở thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, TX Đông Hòa, tham gia giải pháp “Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng” và tác giả Nguyễn Ngọc Trí, ở thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tham gia giải pháp: “Máy hốt lúa”.
Phát biểu tại buổi Chung khảo Hội thi lần thứ 10 (2022-2023) Ông Nguyễn Văn Khoa Chủ tịch Liên hiệp Hội, Trưởng ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Hội thi, phát biểu: “Phong trào lao động sáng tạo gắn với Hội thi Sáng tạo kỹ thuật đã khẳng định được hiệu quả thiết thực, các giải pháp có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường... Một số ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực của việc tổ chức Hội thi cũng như phong trào lao động sáng tạo phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội TỈNH Phú Yên trong thời kỳ đổi mới” ./.