Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/08/2024 09:28 (GMT+7)

Phú Yên: Giải Nhất Cuộc thi lần thứ IX đầy tính nhân văn và có ý nghĩa cộng đồng

Vượt qua 81 giải pháp dự thi, hai học sinh Đặng Kỳ Anh và Lương Minh Hoàng lớp 9A, Trường THCS Phan Lưu Thanh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2023-2024).

tm-img-alt

Hai học sinh Đặng Kỳ Anh và Lương Minh Hoàng giới thiệu về giải pháp Thiết bị hỗ trợ người bị tai biến bằng công nghệ AI đầy tính nhân văn và mang ý nghĩa cộng đồng

Chia sẻ về giải pháp này, em Đặng Kỳ Anh cho biết: “Bà nội em bị tai biến, ba mẹ em khá vất vả trong việc chăm sóc bà. Do vậy, chúng em đã nghiên cứu thiết bị hỗ trợ người bị tai biến bằng công nghệ AI, tích hợp nhiều yếu tố công nghệ và kỹ thuật hiện đại hỗ trợ người bệnh bị tai biến, nhằm giúp ba mẹ chăm bà đỡ vất vả”.

Trên thực tế tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị tai biến. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Hệ quả của tai biến để lại đối với bệnh nhân và người thân của họ rất nặng nề. Đồng thời, trên thị trường hiện nay, đa số sản phẩm hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động sau tai biến có giá thành cao do nhập từ nước ngoài, không phù hợp thể trạng người Việt Nam. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc tạo ra các sản phẩm phục hồi và tái luyện chức năng cơ bắp. Gần 3 tháng nuôi dưỡng ý tưởng và hoàn thành sản phẩm, hai em xây dựng sản phẩm theo hướng: Phát triển mô hình AI để nhận diện các cử chỉ tay, giọng nói, chuyển động mắt… để hỗ trợ người bệnh trong việc điều khiển các thiết bị điện và liên lạc với người chăm sóc; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thông qua việc theo dõi dữ liệu sức khỏe của người bệnh để giúp chăm sóc tốt hơn; xây dựng chatbot hoặc ứng dụng AI để cung cấp hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho người bệnh tật già yếu, giúp giảm cảm giác cô đơn và cải thiện tinh thần; sử dụng AI để theo dõi biểu hiện tâm trạng và tự động cung cấp các phương tiện giải trí, nhận diện giọng nói và ngôn ngữ tự nhiên để tăng cường khả năng tương tác giữa người bệnh và các thiết bị AI... Đặng Kỳ Anh chia sẻ thêm về giải pháp của mình.

Trong gần 3 tháng nuôi dưỡng ý tưởng và hoàn thành sản phẩm, các em xây dựng sản phẩm theo hướng: Phát triển mô hình AI để nhận diện các cử chỉ tay, giọng nói, chuyển động mắt… để hỗ trợ người bệnh trong việc điều khiển các thiết bị điện và liên lạc với người chăm sóc; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thông qua việc theo dõi dữ liệu sức khỏe của người bệnh để giúp chăm sóc tốt hơn; xây dựng chatbot hoặc ứng dụng AI để cung cấp hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho người bệnh tật già yếu, giúp giảm cảm giác cô đơn và cải thiện tinh thần; sử dụng AI để theo dõi biểu hiện tâm trạng và tự động cung cấp các phương tiện giải trí, nhận diện giọng nói và ngôn ngữ tự nhiên để tăng cường khả năng tương tác giữa người bệnh và các thiết bị AI...

 Các tính năng chính cụ thể của sản phẩm bao gồm: Điều khiển điện và liên lạc với người chăm sóc bằng các hệ thống nhận dạng qua ký hiệu tay, giọng nói, cơ mặt, chuyển động ánh mắt... Hệ thống AI được luyện, khi kích hoạt sẽ truyền các tín hiệu đến các hoạt động mà người bệnh cần. Sau khi có tín hiệu điều khiển các thiết bị điện, phần vi mạch Arduino Nano sẽ xử lý thao tác tắt bật điện theo phương hướng thích hợp, an toàn và tiết kiệm điện. Hoặc khi có tín hiệu liên lạc với người chăm sóc, bộ xử lý sẽ chuyển đổi những dữ liệu từ các cử chỉ tay, giọng nói hay khuôn mặt sang thành những nội dung như lời nói mà người bệnh muốn nói và truyền nội dung đến các thiết bị thông minh của người nhà (ngoài ra cũng có thể phát qua loa của thiết bị). Đồng thời, thiết bị sẽ giúp xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thông qua việc theo dõi dữ liệu sức khỏe của người bệnh… Trong quá trình làm giải pháp, hai em đã nghiên cứu sáng chế này rất kỹ, trong quá trình thực hiện đã xử lý những lỗi nhỏ phát sinh. Mong muốn của chúng em là thiết bị này sẽ giúp ích thiết thực cho người bệnh và người nhà bệnh nhân”, Lương Minh Hoàng cho biết.

Thầy Đỗ Thành Vinh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Lưu Thanh nhận xét: Từ thực tiễn cuộc sống, Lương Minh Hoàng và Đặng Kỳ Anh đã tích cực nghiên cứu, sáng chế ra thiết bị hữu ích và có tính áp dụng thực tiễn cao. Đây là nỗ lực đáng khen của các em. Thiết bị này không chỉ giúp người bệnh dễ dàng điều khiển, sử dụng các chức năng của thiết bị, mà còn có thể ứng dụng rộng rãi ở các phòng bệnh, trong nhà, bệnh viện hay khu dưỡng lão. Hy vọng với sản phấm hữu ích này, ngày càng được nhận rộng để bệnh nhân bị tai biến phần nào được hỗ trợ và sớm phục hồi sức khoẻ.

 Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 cho rằng: Thiết bị hỗ trợ người bị tai biến bằng công nghệ AI đầy tính nhân văn và mang ý nghĩa cộng đồng. Từ cuộc thi này, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc sáng tạo khoa học kỹ thuật trong thanh thiếu nhi để khơi dậy tinh thần nghiên cứu, cũng như phát hiện, bồi dưỡng niềm đam mê sáng tạo cho các em.

Xem Thêm

Trà Vinh: 07 giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc thi
Trải qua 15 năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan đã tổ chức 12 lần Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh. Đây là một trong những hoạt động sáng tạo và là sân chơi bổ ích dành cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh.
Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền Cuộc thi, Hội thi về cơ sở
Liên hiệp Hội tỉnh vừa phối hợp với UBND TX Đông Hòa, UBND các huyện Tây Hòa, Sông Hinh tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ Phú Yên lần thứ 10 (2024-2025) và hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 11 (2024-2025) đến đội ngũ lãnh đạo, giáo viên các trường TH, THCS, THPT tại các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần lan tỏa cuộc thi, hội thi STKT trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.

Tin mới

Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030). Tham dự đại hội có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng hội Cơ khí Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào; bà Nguyễn Tuyết Mai, Đại diện Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai làm Chủ tịch VACPA
VACPA đang phấn đấu trở thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục triển khai các dự án lớn trong tương lai để gia tăng hiệu quả làm việc của hội viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
VUSTA TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Ngày 4/3/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại” tại thành phố Đà Nẵng.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Ngày 10/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (LHH TPHCM) tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức trực thuộc và hội thành viên khu vực phía Nam”.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.