Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/06/2008 23:56 (GMT+7)

Nikolai Pirogov, người khai sáng ngành phẫu thuật Nga

Đó là lời của người thầy thuốc Nga vĩ đại: Nikolai Pirogov. Ông sinh ngày 13/11/1810 tại Matxơva trong một gia đình đông con. Hồi nhỏ ông học trong trường tư thục của Krjazhev. Còn giúp ông học lên cao là giáo sư Mukhin của Trường đại học tổng hợp Matxcơva, một người bạn thân của gia đình. Giáo sư phát hiện ra những năng khiếu của cậu bé Pirogov và đã kèm cặp riêng cậu. Năm 14 tuổi, bằng cách khai tăng thêm 2 tuổi, ông đã thi đỗ vào khoa y học của Trường đại học Tổng hợp Matxcơva. Ông theo học một cách dễ dàng. Ngoài ra ông còn phải làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Cuối cùng ông đã xin được chân trợ lý giải phẫu trong phòng mổ xác. Chính công việc này đã cho ông những kinh nghiệm vô giá và làm cho ông tin rằng ông phải trở thành một thầy thuốc mổ xẻ. Ở tuổi 26, ông được phong hàm giáo sư và phụ trách bệnh viện phẫu thuật thực hành của trường đại học...

Năm 1841, Pirogov được mời đến Viện hàn lâm phẫu thuật y học ở Saint Peterburg, nơi ông được phong danh hiệu Viện sĩ thông tấn (1846) và công tác gần 15 năm cho đến lúc nghỉ hưu. Tại đây, ông đã xây dựng Viện giải phẫu đầu tiên của nước Nga.

Trong một thời hạn ngắn, Pirogov đã viết được những công trình khoa học có giá trị về giải phẫu học cho các thầy thuốc ngoại khoa. Ông đã hoàn thành cuốn Giải phẫu học định khu. Năm 1837-1838, ông cho xuất bản bộ Atlas, trong đó cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết cho nhà phẫu thuật để trong lúc mổ kịp thời tìm thấy một cách chính xác và thắt lại bất cứ một động mạch nào. Ông cũng đề xuất những quy tắc mà nhà phẫu thuật phải áp dụng khi đưa dao mổ từ phía ngoài vào bên trong cơ thể mà không làm thương tổn đến các mô. Những công trình nghiên cứu của ông đã trở thành cơ sở căn bản của toàn bộ sự phát triển về sau này của khoa phẫu thuật.

Một trong những công trình đáng kể nhất của Pirogov là "Giải phẫu phẫu thuật các thân động mạch và các cân bị xơ".Trước Pirogov, các cân hầu như chưa được nghiên cứu tới: người ta chỉ biết có những tấm hình sợi bị xơ, những màng bọc các nhóm cơ riêng biệt, người ta nhìn thấy chúng khi mổ xác, vấp phải chúng trong lúc mổ, người ta dùng dao rạch ra nhưng coi chúng chả có ý nghĩa gì. Pirogv bắt đầu từ một nhiệm vụ rất khiêm tốn: ông bắt tay vào việc nghiên cứu hướng của các màng cân. Sau khi hiểu được cái riêng, đường đi của từng cân, ông đi tới cái chung và rút ra những quy luật nhất định về vị trí của các cân có liên quan đến những mạch máu, những cơ, những dây thần kinh ở gần đó, ông đã khám phá ra những quy luật giải phẫu nhất định.

Năm 1853, khi cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ở Crưmê nổ ra, những lời đồn đại về các chiến binh anh dũng bảo vệ Sevastopol đã lan truyền khắp nước. Pigorov đã tình nguyện ra mặt trận và được điều động vào phục vụ trong quân đội tác chiến. Nhiều bác sĩ và các sinh viên y khoa cũng noi gương ông ra hỏa tuyến. Pirogov làm việc suốt ngày đêm để cứu các anh hùng Sevastopol . Trong chiến tranh, các bác sĩ thường buộc phải cắt cụt tay, chân của thương binh, thậm chí trong những trường hợp gãy xương đơn giản. Pirogov là người đầu tiên áp dụng phương pháp bó bột. Ông đã cứu thoát được nhiều người lính và sĩ quan khỏi bị tàn phế. Những kinh nghiệm quý báu thu hoạch trong chiến dịch Sevastopol, Pirogov đã trình bày trong 4 công trình kinh điển viết về phẫu thuật dã chiến; những công trình này cũng là cơ sở của toàn bộ việc cứu chữa y tế cho các thương binh trên chiến trường. Nikolai Ivanovich Pirogov quả thật đã được xem là cha đẻ của khoa phẫu thuật Nga.

Một ca phẫu thuật do các thầy thuốc người Nga thực hiện.
Một ca phẫu thuật do các thầy thuốc người Nga thực hiện.
Ngày 14/2/1847 là một ngày đáng nhớ không chỉ trong lịch sử y khoa mà còn của cả trong lịch sử loài người. Vào ngày đó lần đầu tiên một ca mổ lớn có gây mê toàn phần bằng ête đã đượctiến hành. "Những ước mơ hoàn hảo mà trước đây thôi vẫn được xem là viển vông hão huyền thì nay đã biến thành hiện thực: việc gây mê toàn phần đã được thực hiện -Pirogov viết -các cơ được thả lỏng, các phản xạ biến mất... Bệnh nhân chìm sâu vào giấc ngủ mất cảm giác".

Pigorov quay trở lại kinh đô Peterburg với tư cách là người chiến thắng. Đến nghe những bài giảng của ông về phẫu thuật không chỉ có các bác sĩ, các sinh viên y khoa mà còn có nhiều sinh viên của cáctrường đại học khác, các nhà văn, các quan chức, các quân nhân, các kỹ sư, các họa sĩ... Ông được giới thiệu trên báo chí. Những buổi thuyết trình của ông được so sánh với những buổi biểu diễn của nữdanh ca nổi tiếng của Ý thời đó là Angélique Catalani, bởi lẽ bài nói của ông về các đường rạch, các đường khớp, về chứng viêm mủ và về hậu quả mổ... vang lên như một khúc thánh ca. Ít lâu sau ôngđược bổ nhiệm làm Giám đốc nhà máy y cụ. Bây giờ ông có điều kiện sáng chế ra các dụng cụ mà bất cứ một thầy thuốc ngoại khoa nào cũng có thể dùng để tiến hành phẫu thuật một cách chính xác và nhanhgọn.

Một trong những sự kiện lớn lao trong đời Pirogov là việc dự án của ông về Viện giải phẫu đầu tiên trên thế giới được Nga hoàng phê duyệt. Ở thời Pirogov, người ta vẫn còn chưa biết rằng các vi khuẩncó thể lây truyền từ người này qua người khác. Các thầy thuốc chưa thể hiểu rằng, do đâu mà có sự mưng mủ của vết thương sau khi mổ. Trong Viện giải phẫu này, nhà phẫu thuật Nga đại tài bắt đầu ápdụng các chất khử trùng. Những người bị thương được Pirogov điều trị rất ít khi bị nhiễm trùng. Tháng 5/1881, Matcơva đã long trọng kỷ niệm 50 năm hoạt động khoa học và xã hội của Pirogov. Nhân dịpnày ông được phong danh hiệu "Công dân danh dự của thành phố Matxcơva".

Trước khi mất ít lâu, Pirogov còn có thêm một phát minh nữa - ông đã đề xuất một phương pháp ướp xác hoàn toàn mới đối với người chết.

Và cho đến nay, trong thánh đường của làng Vishnja, khách thập phương có thể tận mắt chiêm ngưỡng thi hài của chính Pirogov được ướp theo phương pháp của ông.

Nguồn: khoahoc.com.vn (07/05/08)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.