Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 05/04/2008 00:04 (GMT+7)

Những kỷ niệm không quên về Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng

Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, không ở lại trường làm công tác giảng dạy, tôi được phân công về Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và về nhận công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vào tháng 6 năm 1978. Anh Hoàng về Viện trước tôi ít tháng và là Viện trưởng của chúng tôi. Trong thời gian công tác tại Viện, tôi được phân công làm việc ở các bộ phận trong Viện như Phòng Phân tích (từ 1978, sau này đổi thành Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa), rồi Bộ môn Chọn giống lúa (từ 1984) và Bộ môn Công nghệ sinh học (1995-1999). Khi Anh nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vào tháng 3/1999, thì đầu tháng 8/1999 tôi được chuyển về làm việc tại Cơ quan Anh.

Trong thời gian công tác tại Viện, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi muốn xin chuyển về Nam Định công tác để gần gia đình. Anh khuyên tôi không nên đi, mà động viên, hỗ trợ để tôi yên tâm công tác, thậm chí sẵn sàng nhận cả gia đình tôi sang sống và làm việc tại Viện. Tuy nhiên, tôi không muốn lạm dụng lòng tốt của Anh đối với tôi, mà xin cảm ơn, rồi từ chối để về quê. Tiếp sau đó, rất nhiều lần tôi xin đi khỏi Viện, Anh đều không đồng ý, chỉ vì Anh muốn giúp tôi phát huy được năng lực của mình phục vụ tại Viện. Rồi Anh động viên tôi, tạo điều kiện để tôi được đi đào tạo và trở thành một người nghiên cứu nông học thực thụ.

Một lần, Anh gọi tôi lên phòng làm việc và giao nhiệm vụ chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein cao. Mới đầu, tôichưa hiểu hết ý nghĩa của đề tài và rất phân vân liệu mình có thể thực hiện được ý tưởng của Anh không. Hỏi Anh, Anh chỉ nói đơn giản: “ Nước ta là nước nông nghiệp, dân ta ăn gạo là chủ yếu; nếuta tạo được giống lúa có hàm lượng protein cao, thì người già, người ốm yếu ăn gạo này hoặc ăn bột dinh dưỡng chế biến từ gạo này vẫn có thể đảm bảo lượng protein tương đối từ khẩu phần ăn hằngngày” và “ sau này, khi chúng ta đủ lương thực, các nhà khoa học sẽ phải tính toán năng suất protein/ha, chứ không chỉ là tấn thóc/ha nữa”. Sau khi tìm hiểu các tài liệu liên quan, tôi vẫnkhông tin là chúng tôi có thể tạo ra được các giống lúa vừa có năng suất cao vừa giàu protein trong gạo. Rất may là trước đó tôi đã có thời gian làm các nghiên cứu về chất lượng lúa gạo và đã thuthập được nhiều nguồn giống để lai tạo. Dưới sự chỉ đạo của Anh, chúng tôi đã triển khai lai tạo và chọn giống theo cả hai hướng: năng suất và chất lượng. Về chất lượng, cả chất lượng dinh dưỡng (hàmlượng protein cao) và chất lượng thương phẩm (hạt dài, trong) là những chỉ tiêu chọn lọc ngay từ các thế hệ đầu. Các giống lúa P6, P4 đã lần lượt được công nhận là giống quốc gia và còn nhiều giốngmang ký hiệu P nữa.

Anh rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Việc nào có lợi cho nông dân là Anh sẵn sàng ủng hộ. Anh là Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và là Chủ nhiệm đề tài “Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Anh luôn nhắc nhở các đơn vị triển khai chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân là phải lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với từng địa phương và phải tiến hành chuyển giao kỹ thuật theo cách thức phù hợp với khả năng nhận thức của nông dân.

Ba mươi năm làm việc dưới sự quản lý dẫn dắt của GS. Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Anh hiểu cá tính của tôi và tôi cũng hiểu và thực hiện được khá nhiều việc theo sự chỉ đạo của Anh. Anh luôn nhắc tôi là phải bình tĩnh, biết kiềm chế và sáng suốt trong giải quyết các công việc hằng ngày. Bốn ngày trước khi GS. Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng vĩnh biệt chúng ta, Anh và tôi có dịp nhắc lại những kỷ niệm này.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.