Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 23:48 (GMT+7)

Năng lực sáng tạo Yếu tố quyết định sự phát triển đất nước của chúng ta

Năng lực sáng tạo nói chung, và sáng tạo trong khoa học và công nghệ nói riêng, là một thành phần trong nền văn hóa của một dân tộc, nó được tạo nên và phát triển trong tiến trình phát triển của vănhóa, đồng thời cũng mang đậm bản sắc của mỗi nền văn hóa. Do những điều kiện lịch sử nhất định, trong tiến trình phát triển văn hóa của nước ta trước đây chưa có truyền thống hoạt động sáng tạo vềkhoa học tự nhiên và công nghệ, do đó để xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa rồi hiện đại hóa, từ giữa thế kỷ 20 trở đi ta đã xem năng lực khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt mà ta gầnnhư phải xây dựng từ đầu. Trong những thập niên vừa qua, hầu hết các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã được xây dựng và phát triển ở nước ta trên khắp các lĩnh vực hoạt động đào tạo, nghiên cứuvà ứng dụng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Và trong quá trình đó, nhiều năng lực sáng tạo đã được thể hiện, trong một số ngành và ở lúc này lúc khác, đã mang lại những kết quả đặcsắc rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do chưa được chú ý duy trì và phát triển một cách liên tục thường xuyên, lại mới được hình thành trong một môi trường kinh tế và xã hội có nhiều biến chuyển, nên nóichung những năng lực thường là bột phát đó chưa đủ sức bền bỉ để tạo nên truyền thống, tạo nên sức sống tiếp nối lâu dài.

Khoa học thế giới đã có một lịch sử phát triển hết sức phong phú suốt nhiều thế kỷ vừa qua, và đặc biệt trong thế kỷ 20 đã có nhiều bước phát triển có ý nghĩa cách mạng làm thay đổi cách tư duy vànhận thức của con người về thiên nhiên, về sự sống, về xã hội, về cả bản thân khoa học, và đã có tác động to lớn đến sự phát triển công nghệ, từ đó tạo nên bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tếxã hội của loài người. Để đạt được mục tiêu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa", đưa đất nước ta chủ động hội nhập thành công vào xu thế "toàn cầu hóa" hiện nay của thế giới, một vấn đề cốt yếu là taphải tạo cho đất nước một năng lực tri thức để nhanh chóng tiến kịp thời đại, tiến cùng thời đại. Ngày nay, tri thức càng ngày càng trở thành tài sản quí giá nhất của mỗi con người, của mỗi quốc gia,vì vậy, bên cạnh quan điểm "tri thức là của chung của nhân loại", ta cũng đang chứng kiến những đòi hỏi khắt khe về "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" ở khắp mọi nơi. Trong môi truờng đó, để nâng cao và"hiện đại hóa" năng lực tri thức của chúng ta, ta cần tích cực tiếp nhận và làm chủ được cái đang là "của chung" của nhân loại, đồng thời nhanh chóng phát triển được mọi năng lực làm nên cái riêng cógiá trị của chúng ta; nói cách khác là phải tích cực làm đồng thời cả hai việc hấp thụ và sáng tạo tri thức. Trong hai việc đó, hay nói đúng hơn, trong hai năng lực đó, thì cái thứ hai là cái khóhơn, nhưng cũng có ý nghĩa quyết định hơn; sáng tạo cần cho việc làm nên cái mới, cái chưa có, nhưng sáng tạo cũng cần ngay cả cho việc học cái đã có, việc hấp thụ tri thức từ bên ngoài.

Ngày nay, với những thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của các mạng viễn thông và Internet phủ khắp toàn cầu, cho dù chưadễ có được và đạt đến tất cả mọi tri thức mà ta muốn có, thì các nguồn thông tin và tri thức hữu ích, miễn phí hoặc có giá rẻ, mà ta tiếp cận được trong khắp các lĩnh vực nhận thức cũng đã vô cùng đadạng và phong phú, năng lực sáng tạo của chúng ta trước hết cần được thể hiện ở chỗ tiếp thụ và làm thích nghi các nguồn tri thức đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, vận dụng một cách sáng tạo nhữngtri thức đó để có những nhận thức mới và tìm kiếm những giải pháp mới cho các vấn đề thực tế của chúng ta. Sáng tạo trong tiếp thu, lựa chọn và vận dụng kho tàng tri thức chung của nhân loại vào cácvấn đề thực tế của nước ta sẽ vẫn là yêu cầu ưu tiên trong việc phát huy năng lực sáng tạo của chúng ta nhiều năm trước mắt. Ta không nên xem nhẹ loại hoạt động đó; cần nhớ rằng đối với nhiều nướcnhư nước ta, chính loại hoạt động sáng tạo đó lại có khả năng mang lại những hiệu quả thiết thực nhất, có khả năng tạo ra những giải pháp, những sản phẩm có giá trị, không những đối với thị trườngtrong nước mà còn có thể có giá trị xuất khẩu. Tất nhiên, sáng tạo ra những tri thức khoa học và công nghệ có giá trị, độc đáo và hoàn toàn mới là điều mà chúng ta mong mỏi, đó là đích hướng tới chomọi năng lực sáng tạo nói chung, tuy nhiên, như trên đã nói, đó cũng là kết quả của một truyền thống văn hóa, một văn hóa có bề dày và tầm sâu của hoạt động tư duy và sáng tạo. Một truyền thống nhưvậy ta chưa có và ta cần có, không dễ có ngay nhưng cần có ý thức vun đắp dần một cách bền bỉ, liên tục. Sáng tạo trong khoa học, như một nhà vật lý Pháp (F.Balibar) tổng kết, cần hai yếu tố quantrọng nhất: một ý thức đổi mới mạnh mẽ, không lệ thuộc vào nếp cũ, và một trí tưởng tượng dồi dào với khả năng trừu tượng hóa chính xác. 

Trong quá khứ, và nói riêng trong thế kỷ 20, chúng ta cũng đã có không ít những tấm gương sáng tạo khoa học trong nhiều lĩnh vực như triết học, toán học, vật lý, v.v..., nhưng những tấm gương riêng lẻ đó chưa có điều kiện để tạo nên truyền thống, nên chỉ cần vài biến động xã hội là đã bị gián đoạn. Biến động gần đây nhất là việc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Việc chuyển biến này là hợp lẽ và cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng dù sao cũng đã làm xáo trộn nhiều nếp cũ vừa được hình thành và còn non yếu của hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà, nên cũng gây ít nhiều xáo động. Kinh tế thị trường ở nước ta đang trong quá trình hình thành và được hoàn thiện, và chúng ta đã được nghe nhiều ý kiến lạc quan: "thị trường khoa học và công nghệ" sẽ là động lực cho sự phát triển bản thân khoa học và công nghệ. Thị trường là một động lực, nhưng tôi nghĩ đối với hoạt động khoa học và công nghệ, thị trường không phải là tất cả. Sản phẩm của sáng tạo khoa học không phải ngay lập tức trở thành hàng hóa và mang lại lợi nhuận; vả chăng, phần lớn tri thức của loài người có các thuộc tính của một thứ hàng hóa công cộng, nên lợi nhuận cá nhân thu được trong việc sáng tạo ra tri thức có thể là rất thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, do đó để hỗ trợ và khuyến khích các năng lực sáng tạo, vai trò của các cơ quan công, trước hết của Nhà nước, vẫn hết sức quan trọng.

Thời đại hiện nay sẽ là thời đại của kinh tế tri thức. Tri thức và năng lực sáng tạo tri thức là nguồn của cải quí giá nhất của mỗi dân tộc, mỗi doanh nghiệp, và mỗi cá nhân. Và vì vậy, quản trị tri thức đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng của mọi tổ chức. Mục tiêu của quản trị tri thức là phát triển nhanh vốn tri thức và năng lực sáng tạo tri thức, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tri thức của tổ chức, doanh nghiệp. Chúng ta hiện đã có một hệ thống tổ chức gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học, một lực lượng nghiên cứu khá lớn trong các cơ quan, doanh nghiệp,...; tăng cường công tác quản trị tri thức sẽ là một đòi hỏi to lớn của sự phát triển kinh tế và xã hội, đối với cả quốc gia cũng như đối với từng cơ quan, doanh nghiệp,... Các cơ sở nghiên cứu của chúng ta cần được tạo điều kiện để có sự ổn định cần thiết cho việc xây dựng nên những truyền thống bền vững đủ sức nẩy nở những ý tưởng sáng tạo liên tiếp nối nhau không đứt đoạn, đồng thời cũng đủ linh hoạt để thích nghi với các yêu cầu của một môi trường hoạt động có nhiều đột biến, bất ngờ, như người ta thường nói, một môi trường luôn đòi hỏi "re-everything bằng liên tục đổi mới và sáng tạo". Bản thân "quản trị tri thức" cũng đang trở thành một khoa học, công tác quản lý và tổ chức của chúng ta trong khoa học và công nghệ cũng cần chú ý đến khoa học mới này để tạo ra được những giải pháp thật sự có hiệu quả thúc đẩy và khuyến khích các năng lực sáng tạo.

Sáng tạo cho đến nay vẫn là năng lực riêng có của con người. Mọi kết quả sáng tạo đều bắt nguồn từ những ý tưởng, và các ý tưởng được hình thành trong đầu óc ta bằng nhiều cách, từ những suy nghĩ, những lập luận của tư duy, những cảm thụ của trực giác,... Sáng tạo thường là việc riêng của từng bộ óc, từng con người. Nhưng sự tiếp xúc, va chạm, trao đổi giữa các bộ óc, giữa những con người khác nhau thường giúp cho các ý tưởng gặp gỡ, đối sánh, chọn lựa, ý tưởng làm nẩy sinh ý tưởng,... cho nên sáng tạo thường cũng là kết quả của tập thể. Và với ý nghĩa tập thể này, trong sự phát triển khoa học công nghệ hiện nay, còn có thể kể thêm sự tham gia đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung cấp các kho thông tin và tri thức ngày càng phong phú và các phương tiện xử lý tri thức ngày càng tinh tế. Tất cả những điều đó tạo ra khả năng kết hợp một cách cộng năng sức mạnh của công nghệ tri thức hiện đại với trí tuệ sáng tạo riêng có của con người để tạo nên năng lực sáng tạo chung của một tập thể, một dân tộc. Ngày nay, tri thức nẩy sinh ở khắp nơi, sáng tạo là cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động để tạo nên ưu thế cạnh tranh, sinh tồn. Ta cần chăm lo bồi dưỡng và phát triển mọi năng lực sáng tạo của đất nước, trước hết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý hàng ngày; đồng thời kiên trì xây dựng dần những tập quán và truyền thống hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện đại để tạo sức mạnh phát triển lâu dài cho tương lai.

Năng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước. Nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là nâng cao năng lực sáng tạo chung đó. Ta hy vọng là với tiềm năng vốn có, với những nhận thức mới về cuộc sống mới và thế giới mới, với những hiểu biết mới về những yêu cầu đối với tri thức trong thời đại mới, chúng ta sẽ tạo dựng được một năng lực tri thức-một năng lực sáng tạo tri thức-hùng hậu, đủ đưa đất nước ta tiến kịp thế giới, tiến cùng thế giới, trong thời đại mới đó.

Nguồn: Báo cáo tại Hội thảo khoa học: "Trí thức Việt Nam với sự nghiệp phát triển đất nước" ngày 24/3/2003.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.