Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/12/2006 00:24 (GMT+7)

Một số hiện tượng hoá học thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hỏi: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

Đáp: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hyđroxit: CaC 2+ 2H 2O → C 2H 2+ Ca(OH) 2

Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.

Hỏi: Vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cây?

Đáp: Trong tro bếp có chứa K 2CO 3cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Hỏi: Vì sao NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử)?

Đáp: NaHCO 3làm giảm lượng HCl trong dạ dày nhờ phản ứng: NaHCO 3+ HCl → NaCL + CO 2+ H 2O

Hỏi: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, (NH 4) 2CO 3được dùng làm bột nở?

Đáp: (NH 4) 2CO 3được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH 4) 2CO 3phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.

(NH 4)CO 32NH 3↑ + CO 2↑ + H 2O↑

Hỏi: Khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi lại làm mất mùi khê?

Đáp: Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê làm cho cơm đỡ mùi khê.

Hỏi: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Đáp: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là do chứa chất kiềm canxi.

Hỏi: Vì sao không dùng nước ché khi uống tân dược?

Đáp: Trong lá chè có chứa 20% tanin và từ 1 đến 1,5% cafein, các chất này có thể liên kết với một số hoạt chất của tân dược, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

Hỏi: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

Đáp: Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. Vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức là giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.

Hỏi: Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?

Đáp: Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhyđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhyđric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là –13,3 độ C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi).

Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhyđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhyđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhyđric sẽ bay hơi hết.

Trong công nghiệp axit xianhyđric được điều chế bằng các oxi hoá hỗn hợp khí metan (CH 4) và amoniac (NH 3), có xúc tác platin. Axit xianhyđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhyđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh. Muối của axit xianhyđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng ra khỏi quặng.

Nguồn: T/c Hoá học và Ứng dụng, số 12 (60), 2006, tr 15

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.