Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 06/06/2008 23:51 (GMT+7)

Lý Ngọc Minh - một “Edison” của Việt Nam

Yêu thích khoa học và đam mê gốm sứ, chàng trai trẻ Lý Ngọc Minh tự mày mò lao vào tìm hiểu gốm sứ và thành công đầu tiên là đã tạo ra được những màu men cơ bản. Sau 3 năm làm việc cật lực cùng với những kinh nghiệm có được ban đầu anh đã “bạo gan” cùng với một người bạn thành lập công ty Minh Long. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng đây sẽ là tiền đề cho việc sản xuất gốm sứ chất lượng cao sau này.
“Sau khi có chút hiểu biết về ngành gốm, tôi mới thấy để chế tạo ra gốm có chất lượng cao như của Nhật hay các nước phương Tây là điều không phải dễ vì ngoài kiến thức còn phải có tiền trang bị phòng thí nghiệm, máy móc sản xuất”, ông Lý Ngọc Minh cho biết.  Không thể bắt tay ngay vào “cuộc cách mạng” này nên Lý Ngọc Minh đành chuyển qua làm mỹ nghệ xuất khẩu để tích thêm vốn. Khi mọi thứ “đầu xuôi đuôi lọt” cộng với chút kiến thức về chế tạo men màu trong thời gian nghiên cứu nên những sản phẩm “khởi nghiệp” của ông làm ra có màu sắc tươi tắn, bắt mắt nên tiêu thụ nhanh, sản xuất đến đâu bao tiêu đến đó.

Năm 1975, doanh nghiệp của ông gặp phải khó khăn do thông thương chưa tốt. “Sau khi có chính sách mở cửa chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và dần chiếm lĩnh thị trường châu Âu về con giống bằng gốm sứ với số lượng hàng triệu sản phẩm/năm”, ông Lý Ngọc Minh cho biết, “Do có công nghệ nhiệt độ thấp nên màu sắc sản phẩm rất đẹp và thân thiện môi trường nên lợi nhuận thu được khá lớn. Nhưng giấc mơ gốm sứ dân dụng với chất lượng cao cứ mãi đeo đuổi, không thể dứt ra được trong tôi. Đó là giấc mơ của một cậu bé có dịp theo cha xem triển lãm đồ sứ vào năm 12 tuổi, mơ lớn lên làm cuộc cách mạng làm gốm sứ đẹp như hàng của Trung Quốc và Nhật Bản mà mình đã ngưỡng mộ. Đến nay đã hơn 30 năm, giấc mơ đó trong tôi không bao giờ phai nhạt”.

“Muốn cạnh tranh phải ứng dụng công nghệ cao”

Đến 1994, thị trường gốm sứ trong nước bị hàng ngoại tràn vào làm cho hàng loạt doanh nghiệp gốm sứ trong nước đóng cửa. “Chua xót nhất là phải chứng kiến cảnh ngành sản xuất gốm sứ gia dụng truyền thống trong nước bị mai một”, ông Lý Ngọc Minh kể. Bài toán khó đặt ra, khó khăn là vậy nhưng ông đã nhanh chóng tìm ra lời giải: Phải đổi mới công nghệ. “Nhưng phải bắt đầu từ đâu và dùng công nghệ nào?”, ông tự hỏi.

Thế là ngay lập tức ông lên kế hoạch, “khăn gói” lên đường làm một cuộc khảo sát để chọn thiết bị ở Nhật, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha là những nơi, mà theo ông đều là những nước nổi tiếng có công nghệ cao về gốm. “Tôi tổng hợp lại và chọn mỗi nước một vài thiết bị mà sở trường họ mạnh giống như người ta chơi một dàn máy nghe nhạc cao cấp vậy”, ông bộc bạch.

“Là “thế hệ sinh sau đẻ muộn” nên muốn theo kịp phải chọn công nghệ tốt nhất, máy tốt nhất mới chiếm lĩnh được thị trường”, ông Minh cho biết. Vì vậy, ông đã quyết định chọn công nghệ nung nhanh, nhiệt độ cao không có bao nung vì công nghệ này sử dụng ít năng lượng, không có bao nung sẽ đỡ tốn nhiệt và nhiệt độ cao thì không phải sử dụng hóa chất độc hại.

Gian nan đi tìm công nghệ

“Tôi phải bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu mới sử dụng được công nghệ mình lựa chọn vì người ta chỉ bán thiết bị chứ không bán công nghệ. Vả lại, đất đá từng vùng miền, thành phần hóa học không giống nhau nên họ cũng không thể chỉ ngay được”, ông Lý Ngọc Minh cho biết. Có những lần ông phải gian nan hàng nghìn cây số trên nước bạn mới mong muốn được “tận mục sở thị” quy trình công nghệ sản xuất gốm của họ, nhưng khi đến nơi họ chỉ cho ông “ngắm” lò. “Chỉ quan sát lò không thì không thu được thông tin gì cả”, ông Minh nói. Trong lúc thất vọng thì ông lại gặp may khi một người Đức mà ông từng quen, thuyết phục ông quay lại khi đã đi một đoạn đường dài. Rồi cuối cùng với “kế ngoại giao”, ông đã không chỉ được thỏa mắt quan sát tất cả các công đoạn của quy trình sản suất mà còn “thả sức” chụp ảnh. Bây giờ ngẫm lại ông mới thấy việc đi tìm công nghệ là một trong những thử thách lớn nhất để có được thành công sau này.

Khi đã quyết định chọn lò 1380°C, ông giám đốc thương mại của hãng sản xuất lò Reid Hammer bảo với ông, “Cậu phải đưa sản phẩm để chúng tôi nung thử rồi quyết định có bán lò cho cậu hay không. Nếu không khi ráp lò xong, lúc đốt, cậu bảo lò tôi không đốt được thì sao”. Rồi ông lại phải về nghiên cứu, chế tạo ra lò để thử nghiệm nung được sản phẩm ở nhiệt độ 1380oC và nung nhanh 5 tiếng từ nguội đến nguội. Đây quả là một thử thách, bởi theo ông, “mua lò đắt tiền cũng như mua xe đắt tiền, không phải cứ có tiền là sẽ mua được vì họ còn xem khả năng mình sử dụng có phù hợp hay không”. Và mất khoảng 1 năm nghiên cứu rồi thử nghiệm, gửi mẫu thử nghiệm cho hãng sản xuất lò đốt thử. “Cũng may, kết quả ra lò đạt kết quả rất tốt”, ông Minh phấn khởi.

Đến năm 1996, 8 tháng sau khi đặt, lò được chuyển đến Việt Nam cộng với thời gian ráp lò mất thêm 4 tháng. “Lúc chạy thử, tôi rất hồi hộp vì nung quá nhanh, chu kỳ chỉ có 5 tiếng, có nghĩa là từ nhiệt độ bình thường lên đến 1380°C chỉ mất 2h30’ và 2h30’ làm nguội sản phẩm”, ông Minh cho biết, “Sản phẩm không được để cạnh bể trong sốc nhiệt và men không bị sôi do nhiệt độ nóng chảy quá nhanh”. Lúc bấy giờ, ông muốn hỏi ai cũng khó vì trong nước và các nước xung quanh chưa có công nghệ nung nhanh này. Cuối cùng ông cũng thở phào nhẹ nhõm khi lò nung kết thúc cho ra chất lượng sản phẩm như mong muốn. “Tôi nghĩ đây cũng là sự may mắn vì ít có ai đốt 1 lần là nghiệm thu”, ông Minh hồ hởi.

Khẳng định thương hiệu

Với mong muốn cung cấp sản phẩm gốm sứ chất lượng cao, giá thành rẻ vị giám đốc này đã không ngừng đầu tư công nghệ cao để xây dựng một phòng thí nghiệm hoàn chỉnh. “Tôi phải trang bị phòng thí nghiệm một số máy phân tích như: máy phân tích dãn nở nhiệt, máy đo cỡ hạt, kính hiển vi điện tử... Nhờ đó, tôi có phòng thí nghiệm với máy móc tương đối đầy đủ và hiện đại”, ông Minh cho biết.
Ngày nay, nhà máy sản xuất Minh Long I thuộc loại hiện đại so với thế giới với những công nghệ tạo hình bằng trục lăng, dập bột đẳng tĩnh, đúc áp lực cao, tráng men li tâm, phun men, in hoa, nung đốt đa phần là tự động hóa. “Gần đây nhất chúng tôi có ứng dụng công nghệ nano trong men, tạo cho mặt men có lớp phủ kín gần như tuyệt đối khiến cho dầu mỡ và những chất bám bẩn nhất cũng khó dính, chỉ cần rửa nước thường cũng sạch” ông Minh cho biết. Theo ông, đây là công nghệ thân thiện môi trường, hợp vệ sinh cho người tiêu dùng. Sở dĩ chúng ông chọn công nghệ nung ở nhiệt độ cao là vì sản phẩm khi ra lò có độ bền chắc, đặc biệt không chì và không thấm lậu cadmidium, dùng lâu vẫn mới vì mặt men rất bền chắc.
Hiện nay, Minh Long I được người tiêu dùng biết đến như một hãng có sản phẩm chất lượng và sản xuất bằng công nghệ cao. Tất cả những chỉ tiêu kỹ thuật các hãng lớn làm được, Minh Long I đều làm được nhưng ngược lại, có một số kỹ thuật Công ty Minh Long I sớm thành công như màu đỏ cung đình, màu xanh vua và  kỹ thuật vẽ màu trên nhiệt độ cao 1230°-1380°C. Và chỉ riêng Minh Long I là có bước đột phá mà cho đến nay chưa thấy có hãng nào sánh kịp và với công nghệ nano, hi vọng sẽ có nhiều cái mới và ngạc nhiên khác.

Công ty Minh Long I với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, công suất hơn 40 triệu sản phẩm/năm với doanh số hơn 250 tỷ đồng, xuất khẩu trên 70%. Hiện nay, xưởng được xây dựng khép kín từ nhà xưởng đến công nghệ với tổng diện tích đã xây xưởng là 60.000m2, đang xây tiếp 60.000m2. Cứ trong 3 phút, không khí trong nhà xưởng được lọc mới bằng máy hút qua 2 màng lọc bụi, hệ thống chiếu sáng bằng kính lắp trên cao để tiết kiệm điện thắp sáng, quản lý bằng hệ thống mạng vi tính. Chúng tôi sản xuất từ đầu vào cho đến đầu ra, có nghĩa là làm từ A đến Z, đầu vào là đất đá nguyên liệu thô, thiết kế, in ấn, làm khuôn, cơ khí điện, chúng tôi đều tự cung tự cấp, không lệ thuộc bất cứ nguyên liệu chế biến nào vì chúng tôi tự phối chế lấy cho đến thành phẩm cuối cùng. Xử lý môi trường bằng 2 hệ thống thoát nước, nước sạch và nước bẩn. Tiến tới, chúng tôi nghiên cứu sản xuất theo phương pháp “Sạch Bằng 0” kể cả phế liệu, phế phẩm cũng được nghiên cứu tận dụng để không thải ra rác, dù là rác sạch.

* Theo lời kể của ông Lý Ngọc Minh tại Tọa đàm Dự thảo Luật công nghệ cao do Bộ KH&CN tổ chức.

Nguồn: T/c Tia sáng, số 10, 21/5/2008

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.