Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 08/12/2022 13:30 (GMT+7)

Kỳ vọng đột phá trong quản lý tài nguyên nước

Việc bảo đảm tính nhất quán và toàn diện trong quy hoạch, quản lý, phát triển tài nguyên nước và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai là rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, vì vậy nên thống nhất về một đầu mối. Điều này cũng phù hợp Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị.

tm-img-alt

Các chuyên gia, nhà khoa học phản biện tại hội thảo

Đây là mong muốn của các chuyên gia tại hội thảo Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập hồ chứa nước đến năm 2030 tầm nhìn 2045 do Liên hiệp Hội Việt Nam vừa tổ chức vào tháng 11 vừa qua.  

Kỳ vọng đột phá từ thực hiệnKết luận số 36-KL/TW

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ mét khối/năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ mét khối.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, nguồn nước đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm về trữ lượng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thay đổi chế độ dòng chảy; phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ; thoái hóa rừng làm giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước…

Thời gian qua, Nhà nước đã bố trí gần 16.000 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn cho hơn 800 hồ chứa. Hiện, vẫn còn 1.200 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ chứa hư hỏng nghiêm trọng cần xử lý cấp bách. “Thời gian tới, nếu không có giải pháp đột phá, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước và mất an toàn hồ đập, hồ chứa nước”, ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (gọi tắt là Kết luận số 36)" sáng 9.11.

Kết luận số 36 ban hành ngày 23.6.2022 đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; đến năm 2030 cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ dùng nước sạch ở thành thị đạt 100% và nông thôn là 80%... Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có kết luận về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa, cho thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này đối với phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Kết luận số 36 được kỳ vọng sẽ mang lại đột phá trong quản lý, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập. 

Đánh giá an toàn hồ, đập phải đủ 3 tiêu chí

Theo Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam Đào Xuân Học, hiện có một số rào cản, bất cập từ chính sách cũng như tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước, ảnh hưởng tới an ninh nguồn nước cũng như an toàn hồ, đập.

Cụ thể, pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi được thể hiện trong các luật: Tài nguyên nước, Thủy lợi, Đê điều, Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi… Song, Luật Tài nguyên nước lại không nói đến điều hòa dòng chảy, phát triển tài nguyên nước, xây dựng công trình và quản lý phân phối nước sau khi công trình được xây dựng. “Vẫn còn khoảng trống chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước”, ông Học đánh giá.

Về tổ chức quản lý nhà nước hiện chưa hợp lý, còn chồng chéo, kém hiệu quả, đặc biệt là việc phân chia chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ phân phối tài nguyên nước với khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước, quản lý hệ thống công trình thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

tm-img-alt

Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam Đào Xuân Học

Một đại diện Tổng cục Thủy lợi cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa trình Thủ tướng dự thảo (đã lấy ý kiến lần 2) Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 36-KL/TW để xem xét ban hành thời gian tới.

Kế hoạch đặt ra 11 nhiệm vụ chủ yếu, như: tổ chức, triển khai thực hiện Kết luận số 36; công tác tuyên truyền; hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập; nâng cao chất lượng quy hoạch, điều tra cơ bản; nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu, thoát nước…

Vị chuyên gia này nêu rõ, tài nguyên nước của nước ta phân bố không đều trong năm và giữa các năm. Hầu hết các loại hình thiên tai đều liên quan đến nước. Do đó, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai không thể tách rời nhau, cũng như không thể tách rời quản lý tài nguyên nước với việc lập các chương trình phát triển, điều hòa lại nguồn nước mặt, nước ngầm, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, xâm nhập mặn…) và khai thác, sử dụng nước để cung cấp nước phục vụ sản xuất, nhu cầu dân sinh ở nông thôn và thành thị.

Từ thực tế đó, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng nên thống nhất về một đầu mối sẽ không gây ra sự chồng chéo và khoảng trống, giảm kinh phí đầu tư cho quy hoạch song song là quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch thủy lợi. Chính phủ sẽ quyết định đầu mối này đặt ở bộ đa ngành nào. Điều này cũng phù hợp với Kết luận số 36 khi quy định rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước theo hướng thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; có đầu mối tổ chức triển khai bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nghiên cứu thống nhất đơn vị quản lý, khai thác, vận hành hệ thống thủy lợi vùng, quốc gia.

Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Hòa, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An cho rằng, Chính phủ cần quy định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước giữa Bộ chủ trì với các bộ liên quan và địa phương. Cùng với đó, cần ưu tiên giải pháp xây dựng hồ chứa nước trong giải pháp công trình cấp nước cho các đối tượng có nhu cầu.

Theo các chuyên gia của trường Đại học Thủy lợi, để bảo đảm an toàn hồ, đập nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, cần đánh giá chính xác trạng thái làm việc của hồ, đập với 3 điều kiện, gồm: mất an toàn kết cấu công trình, mất an toàn do điều kiện ngoại biên thay đổi so với thiết kế ban đầu, mất an toàn cho hạ lưu nếu xảy ra sự cố. Việc đánh giá an toàn hồ, đập nên được lập thành hồ sơ quản lý để có thể theo dõi cũng như có phương án ứng cứu, phục hồi, nâng cấp, sửa chữa thích hợp.L.H

Xem Thêm

Tư vấn, phản biện phải thực chất, tránh hình thức và tránh sợ trách nhiệm
Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Tổng Hội Y học Việt Nam) tại Hội thảo Tổng kết hoạt động Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội năm 2023 được tổ chức vào sáng ngày 05/12 tại tỉnh Hòa Bình. Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Hòa Bình tổ chức.
Thái Bình: Tư vấn, phản biện Đề án phát triển thương mại dịch vụ
Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện, giám định xã hội do UBND tỉnh giao, ngày 13/11/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thái Bình đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện Đề án Phát triển thương mại dịch vụ thành phố Thái Bình giai đoạn 2023 – 2030, định hướng đến năm 2045.
Hà Tĩnh: Đẩy mạnh tư vấn phản biện lĩnh vực quy hoạch kiến trúc theo hướng tiên tiến, hiện đại
Hội Kiến trúc sư Hà Tĩnh vừa tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ được đại hội xác định đó là đẩy mạnh tư vấn, phản biện gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng sáng tạo, hiện đại và phát triển.
Góp ý Đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam
Ngày 7/11 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Lấy ý kiến về dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam" với sự tham dự của đại diện Bộ GTVT, cùng các nhà khoa học đầu ngành thuộc các lính vực giao thông, xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị…

Tin mới

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) đã xác định 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh hai nội dung mang tính nền tảng, đó là: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia , phát triển nền kinh tế số, xã hội số ”.
Hoàn thiện các quy chế về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 06/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp hoàn thiện các quy chế về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”. Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.
Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN trong nghiên cứu khoa học
Nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định và các hội thành viên luôn chú trọng công tác tập hợp, phát huy, khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai các tiến bộ công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Tư vấn, phản biện phải thực chất, tránh hình thức và tránh sợ trách nhiệm
Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Tổng Hội Y học Việt Nam) tại Hội thảo Tổng kết hoạt động Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội năm 2023 được tổ chức vào sáng ngày 05/12 tại tỉnh Hòa Bình. Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Hòa Bình tổ chức.
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Trao giải Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng
Ngày 02/12/2023, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 11 đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi. Tham dự buổi lễ có ông Vương Hữu Nhi - Chủ tịch Liên hiệp hội; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Đắk Lắk; các giáo viên, phụ huynh và hơn 300 học sinh các trường.
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.