Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/09/2023 14:31 (GMT+7)

Kon Tum: Ghi nhận từ Cuôc thi Sáng tạo lần thứ 15

Qua 15 lần tổ chức, Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng (Cuộc thi) của tỉnh đã thực sự là sân chơi trí tuệ của thanh thiếu niên, nhi đồng. Cuộc thi đã khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Cuộc thi lần thứ 15 của tỉnh Kon Tum được phát động từ tháng 9/2022 đến hết tháng 6/2023. Cuộc thi nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của thanh, thiếu niêntrên địa bàn; đã có 86 mô hình, sản phẩm của 138 tác giả, đồng tác giả tham gia.

Đặc biệt Cuộc thi năm nay có nhiều hơn các tác giả là người dân tộc thiểu số. Các mô hình, sản phẩm tham gia khá đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao; hầu hết ý tưởng sáng tạo được xuất phát từ thực tiễn học tập, cuộc sống ở địa phương, có ý nghĩa đối với việc dạy và học, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Là học sinh của trường vùng khó khăn, 2 em Y Yang và Đặng Đan Huy, học sinh lớp 9, Trường TH-THCS xã Văn Lem, huyện Đăk Tô đã thiết kế ra chiếc “Máy lên luống” để lên luống ngô, rau đậu các loại, giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm ngày công lao động. Máy được tận dụng từ động cơ máy phát cỏ, lưỡi cuốc cũ để tạo thành lưỡi cày; với các ống tuýp sắt các em thiết kế tạo thành bánh lồng để giúp máy vận hành được cân bằng.

Em Y Yang chia sẻ: “Em thấy ba mẹ và người dân trong thôn thường sử dụng những công cụ thông thường như cuốc để vun xới cho cây trồng, cách làm này hiệu quả thấp và mất nhiều công lao động, từ đó chúng em đã có ý tưởng có thể sử dụng những công cụ có động cơ để tăng năng suất cũng như giảm công lao động bỏ ra. Từ những suy nghĩ đó chúng em đã suy tầm, nghiên cứu chế tạo ra chiếc “Máy lên luống” để phục vụ cho gia đình”.

Xuất phát từ đam mê lập trình, học Toán và tiếng Anh, em Trần Quang Minh, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Ngụy Như Kon Tum đã thiết kế ra phần mềm học Toán và tiếng Anh lớp 3. Phần mềm này giúp học sinh tiểu học tự rèn luyện và nâng cao khả năng học Toán và tiếng Anh; rèn luyện khả năng tính toán nhanh, chính xác, khả năng tự duy trong học tập.

Theo bà Trần Thị Ngọc Hà, thành viên Hội đồng giám khảo Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ lần thứ 15: “Phần mềm học Toán và tiếng Anh lớp 3 của em Trần Quang Minh đã sử dụng trò chơi để kích thích khả năng tự học của các bạn học sinh. Các trò chơi không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng học Toán và tiếng Anh mà còn bồi dưỡng niềm say mê tìm hiểu kiến thức về cả 2 môn học. Phần mềm được phát triển với những tính năng mới và hiện đại, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay”.

Ở lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, em Nguyễn Trần Phi Long, học sinh lớp 10ª9, Trường THPT Kon Tum đã nghiên cứu thiết kế ra sản phẩm“Bè cứu sinh cho địa hình phức tạp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt”. Ý tưởng mới của sản phẩm này là Bè có gắn nguồn động lực và được điều khiển từ xa, dễ vận hành và hoạt động hiệu quả ở địa hình phức tạp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt khi xảy ra lũ quét, lũ ống trên sông, suối địa hình dốc, hiểm trở.

tm-img-alt

Mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thilần thứ 15

Theo đánh giá của ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BTC Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh,  số lượng các mô hình, sản phẩm dự thi lần thứ 15 (2022-2023) nhiều hơn năm trước và chất lượng cũng tốt hơn. Phần lớn các sản phẩm đều có giá trị ứng dụng thực tiễn cao.BTC đã quyết định trao giải cho 34 mô hình, sản phẩm, gồm 02 giải Nhất; 04 giải Nhì, 07 giải Ba, 21 giải Khuyến khích, đồng thời chọn 04 mô hình, sản phẩm đạt giải cao cấp tỉnh gửi tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 19 năm 2023.

Qua 15 lần tổ chức, Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Kon Tum đã có 305 mô hình, sản phẩm dự thi, trong đó có 159 mô hình, sản phẩm đạt giải cấp tỉnh; 5 mô hình, sản phẩm đạt giải toàn Quốc gồm: 01 giải khuyến khích, 2 giải Ba, 1 giải Nhất và 1 giải đặc biệt. Cuộc thi đã trở thành địa chỉ quen thuộc với các em học sinh đam mê nghiên cứu, sáng tạo và ngày càng có tính lan tỏa sâu rộng và được đông đảo thanh, thiếu niên và nhi đồng trên địa bàn tỉnh tham gia. 

Từ những ý tưởng các em đã tạo ra các sản phẩm để ứng dụng vào trong học tập, sản xuất và đời sống. Qua các mô hình, sản phẩm dự thi cho thấy từ những ước mơ, khát vọng giải quyết các yêu cầu đòi hỏi của việc học tập, sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Các em đã tận dụng những vật liệu phế thải làm ra các mô hình, sản phẩm và hầu hết các sản phẩm được các tác giả quan tâm đến môi trường sống và môi trường học tập của các em.

Cuộc thi đã tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút được đông đảo các em thanh, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn các huyện, thành phố tham gia. Thành công lớn nhất của Cuộc thi chính là đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sức sáng tạo trong thế hệ trẻ để các em từng bước chinh phục đỉnh cao kiến thức, trở thành những nhà sáng chế trong tương lai - ông Đặng Thanh Long khẳng định.

Xem Thêm

Bình Thuận: Ứng dụng AI - hướng đi đột phá cho du lịch
Ngày 16/5, tại TP. Phan Thiết, Liên hiệp hội đã phối hợp với Hiệp hội du lịch Bình Thuận và Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA) tổ chức đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số và Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo - kết nối hệ sinh thái du lịch Bình Thuận”.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...