Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/09/2014 15:51 (GMT+7)

Khi trí thức dấn thân

  Suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng từ khi có Đảng, trí thức Việt Nam đã luôn sát cánh cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động cả nước đoàn kết, phấn đấu, cống hiến tài năng và trí tuệ, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công là minh chứng sinh động khẳng định vai trò của trí thức trong hành trình song hành cùng lịch sử đất nước.

Điểm lại lịch sử, gần một thế kỷ chống Pháp, khởi đầu từ phong trào Cần Vương của giới văn thân và sĩ phu yêu nước cho đến những nhóm chính trị đầu thế kỷ 20, trí thức luôn thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Dù có thể, do hoàn cảnh xã hội từng thời kỳ mà trí thức biểu hiện mình ở những dạng khác nhau và theo những quan điểm khác nhau. Trí thức Việt Nam là vậy, họ luôn gắn bó cùng đất nước trong một tinh thần dân tộc rất sâu nặng. Trọng nghĩa khinh tài, khí khái, dấn thân, đặc điểm đó nhiều ít ở mỗi người mỗi khác, nhưng cái chung của họ luôn là tình cảm đối với quốc gia và dân tộc. Người ta gọi “Kẻ sĩ” cũng là vì vậy.
Và mùa xuân năm 1945 ghi dấu sự chuyển mình đặc biệt của trí thức. Khi Mặt trận Việt Minh đưa ra những kêu gọi với đường hướng rõ ràng, cương quyết, mạch lạc cho cuộc cách mạng Việt Nam, thì giới trí thức mới thực sự dấn thân cho sự độc lập của dân tộc. Xếp lại những lợi ích riêng tư, người trí thức đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên và sẵn sàng chiến đấu để giành và giữ độc lập cho đất nước dưới ngọn cờ của Việt Minh.

Những chứng nhân trí thức của lịch sử

Đã đi qua hai thế kỷ, gặp lại những nhân chứng một thời của “sục sôi trí thức trẻ”, gặp lại người giữ hồn cốt của cuốn “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”, một cán bộ kỳ cựu, gương mặt tiêu biểu tham gia cách mạng từ thời 1945-1946 - ông Nguyễn Trọng Xuất (tức Sáu Nhân). Xuất thân từ một nhà giáo, ông Xuất có cảm tình đặc biệt đối với trí thức mà theo ông là lực lượng góp mặt nổi bật trong lịch sử Việt Nam giai đoạn tiền khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám. Theo ông, người trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ ấy, về kiến thức, thì đứng trên mặt bằng thời đó; về lý tưởng, các trí thức đều có tinh thần dám dấn thân, có tình cảm dân tộc rất sâu sắc. Cũng theo ông, thực tế thời đó, vì lý do thời thế, có những người bất đắc dĩ phải “ẩn thân” cũng là “vì giữ tiết tháo, không muốn hợp tác với Pháp”; hoặc nếu có quan hệ với thực dân Pháp thì cũng vì mong muốn vận động Pháp cải thiện đời sống và mở rộng tự do, dân chủ...

Ông Xuất nhớ lại, vào năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp. Nhật “gợi ý” chính quyền thành lập một đoàn thể quy tụ thanh niên để xây dựng một lực lượng thân Nhật, chống Pháp. Nhật đề nghị bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (tức Tư Đá, đảng viên cộng sản) đứng ra tổ chức đoàn thể này. Sau đó Xứ ủy Nam Kỳ quyết định thành lập Thanh niên Tiền phong (TNTP), phát động phong trào Cứu quốc. Học sinh, sinh viên - những trí thức trẻ chính là nòng cốt của TNTP - tổ chức chính trị mạnh nhất và là lực lượng chủ yếu tham gia giành chính quyền ở Nam Bộ trong Cách mạng Tháng Tám.

Do có danh nghĩa công khai nên tổ chức TNTP lớn mạnh nhanh, khí thế lớn. Chỉ không tới 3 tháng đã thu hút hàng triệu thanh niên ở khắp Sài Gòn và các vùng lân cận. Phần lớn trong số đó, thành viên là tiểu tư sản học sinh - sinh viên. Trái với mục đích của Nhật Bản là xây dựng lực lượng thân Nhật chống Pháp, ủng hộ chủ thuyết Đại Đông Á, mục đích của TNTP đã luôn chỉ là ‘đem tài ra cứu nước nhà trong cơn nguy biến’. Điều đó làm nên khí thế yêu nước rất mãnh liệt của thời kỳ tiền khởi nghĩa”.

Ở miền Nam thì như vậy, ở miền Bắc, trí thức cũng vào cuộc với sục sôi khí thế. Trí thức trẻ miền Bắc đã đóng vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Hình ảnh Hà Nội những ngày tháng Tám năm đó là một ví dụ. Một nhân chứng của thời đó, bà Lê Thi, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm, cho biết: Lực lượng chính làm nên Cách mạng Tháng Tám ở Thủ đô là tiểu tư sản học sinh - sinh viên. Do lực lượng kháng chiến còn ở chiến khu chưa về kịp, nên không có lực lượng vũ trang nhân dân Hà Nội đã tự đứng lên làm khởi nghĩa.
 
Sức lan toả của trí thức
  

“Trí thức là lực lượng góp mặt nổi bật trong lịch sử Việt Nam giai đoạn tiền khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám. Người trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ  ấy, về kiến thức, thì đứng trên mặt bằng thời đó; về lý tưởng, các trí thức đều có tinh thần dám dấn thân, có tình cảm dân tộc rất sâu sắc…”.

Người trí thức cách mạng Nguyễn Trọng Xuất, bằng tiếng nói của trí thức, của người trong cuộc, sau này đã thẳng thắn nhìn nhận: TNTP là ngọn cờ mà người trí thức ở Nam Bộ giương lên. Quần chúng nhìn vào tổ chức, thấy có những trí thức như ông Phạm Ngọc Thạch, người ta mới tin tưởng. Trí thức là bộ phận tinh túy của dân tộc. Nói về trí thức thì đừng nên bị khuôn vào vấn đề giai cấp, mà hãy đánh giá họ cho thỏa đáng.

Và thực tế, mùa thu cách mạng đã ghi nhận những gương mặt sinh viên rất nổi tiếng thời ấy như Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Việt Nam, Võ Văn Khải, Mai Văn Bộ… Có các trí thức lớn: bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo… Họ là tiếng nói quy tụ, góp phần làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945.

Tiến sĩ Hồ Hữu Nhựt, chủ biên cuốn “Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945 - 1975”, cũng nhận định: Trí thức Tây học sớm truyền bá cả tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vào Sài Gòn… Trong đấu tranh, trí thức có vai trò tập hợp, hiệu triệu quần chúng, họ đương đầu trực diện với kẻ thù.

Theo ông Trần Văn Giàu đánh giá, trí thức Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn - Gia Định, luôn đoàn kết với quần chúng nhân dân: Trong hàng ngũ của TNTP, của Mặt trận Việt Minh… rất đông trí thức có học vị cao, chức cao, lương cao ở chế độ thực dân, ruộng vườn đồn điền cả ngàn mẫu, cả trăm mẫu, xe hơi, nhà lầu, thế mà họ vẫn tham gia cách mạng và kháng chiến, họ vẫn đi đến “mút mùa” với những trí thức bình thường, với nhân dân lao khổ…

Lịch sử cách mạng đã chứng minh, sức ảnh hưởng của trí thức thật to lớn. Trí thức đã sử dụng báo chí, văn nghệ để giáo dục lòng yêu nước, vận động đấu tranh giành độc lập. Những bài viết trên Đông Pháp thời báo của chủ bút Trần Huy Liệu, Thanh Niên của Huỳnh Văn Tiểng từng làm chấn động cả Sài Gòn. Trước và trong Cách mạng Tháng Tám, những bài ca yêu nước của giới nhạc sĩ – trí thức Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi… đã có tác dụng cổ vũ không ngừng cho khí thế nhân dân tiến lên giành chính quyền.

Và ngay sau Cách mạng tháng Tám, khi thực dân Pháp trở lại, bản tuyên ngôn tập hợp hơn 200 chữ ký của trí thức ủng hộ Chính phủ kháng chiến chống Pháp đã ảnh hưởng cả tới công luận thế giới, thu hút sự chú ý và phản đối của công luận quốc tế với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương…

Hôm nay, gần 70 năm qua đi, nhưng hình ảnh, tinh thần của người trí thức những ngày mùa thu lịch sử năm ấy thật khó phai mờ. Nó mãi là những hình ảnh đẹp của những tư tưởng, những trí thức lớn của thời đại Hồ Chí Minh, của sự kết tinh tinh hoa dân tộc, sự khởi đầu cho những thắng lợi vẻ vang của đất nước. 

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.