Khí methan trên sao hoả?
Bởi vì methan là loại hydrocacbon đơn giản nhất, chỉ chứa một nguyên tử cacbon và rất rễ được tạo ra. Do vậy nên điều này không có gì bất ngờ khi biết hợp chất methan là hợp chất phổ biến trong vũ trụ. Phần lớn các hành tinh của hệ mặt trời đều chứa methan trừ Sao Kim và Sao Thuỷ. Trên tất cả các hành tinh ở vòng ngoài, nằm xa mặt trời (tính từ sao Mộc trở đi) methan được cho rằng chúng có nguồn gốc từ các phản ứng quang – hoá ở các tầng quyển rất cao hoặc tồn tại từ các nguồn ban đầu.
Trên mặt trăng Titan của Sao Thổ methan tương đối dồi dào trong đó các hydrocacbon nặng có thể là do có sự trao đổi giữa các nguồn trên mặt đất của Titan. Vấn đề này đã gây ra cuộc tranh luận hết sức sôi nổi và lý thú khi con tàu vũ trụ Huygens của cơ quan vũ trụ Châu Âu hạ cánh xuống Titan ngày 15/1/2005. Kết quả mô hình hoá cho thấy những lượng khí khổng lồ khác không gây trở ngại cho sự tồn tại khí methan vì tỷ trọng của chúng lớn, nhưng điều này không đúng trong trường hợp quả đất chúng ta cũng như trên mặt trăng Titan và sao Hoả. Thêm vào đó khí methan không bền vững trong không khí, dễ bị phá huỷ khi chúng va chạm với tia cực tím. Chúng ta biết tương đối đầy đủ các nguồn methan trên quả đất. Titan là một bí mật bị che khuất và bây giờ dến lượt sao Hoả bước vào cuộc tranh luận với những huyền bí riêng của nó.
Trong cuộc hội thảo cuối tháng 12/2004 của phân hội Thiên văn của hội khoa học vũ trụ Mỹ, tiến sỹ Micheal Mumma, một nhà khoa học cao cấp của Goddard Space Flight Center thuộc NASA thông báo qua 3 năm quan sát liên tục, ông đã có những bằng chứng đủ mạnh để khẳng định sự hiện diện của khí methan trên sao Hoả. Ông nói: “chúng tôi tin tưởng đến mức 99%. Sự có mặt của methan trên sao Hoả là một bất ngờ đối với chúng tôi. Chúng tôi đang tìm mọi cách để hiểu điều này có ý nghĩa như thế nào”. Các tính toán mô hình cho thấy methan trên sao Hoả có thể mới dồi dào cách đây 300 năm. Hơn nữa có mốt số cứ liệu cho thấy methan không phân bố rộng rãi, điều này chứng tỏ chúng được hình thành từ các nguồn địa phương. Cho nên vấn đề đặt ra là “nguồn sinh ra methan trên sao Hoả là nguồn nào?”.
Chí có 2 giả thuyết đưa ra là có sức thuyết phuc: 1/ Các phản ứng hoá học địa nhiệt (geothermal chemical reactions) xảy ra giữa nước và nhiệt giống như những gì xảy ra tại các dòng nhiệt dịch đã nói trên kia ở đáy biển, và 2/ Trên sao Hoả có sự sống.
Giả thuyết thứ nhất đòi hỏi trên sao Hoả phải có nguồn nước tương đối lớn, còn giả thuyết thứ hai đòi hỏi phải có vi sinh. Một trong hai cách giải thích liên quan đến một vấn đề nóng bỏng. Có phải nước đóng băng chăng? Tất nhiên là phải như thế. Vấn đề này đã được biết rõ cách đây nhiều năm. Nhưng trên sao Hoả không có dấu hiệu nào cho thấy có hiện tượng núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm và thiết bị đặt trên tàu vũ trụ Mars Odyssei của NASA tìm nguồn nhiệt trên sao Hoả cũng không phát hiện được dấu hiệu nào. Tiến sĩ Vladimir Krasnopolsky của Đại học Thiên chúa giáo Whasington, người đứng đầu của một nhóm nghiên cứu thì cho rằng “vi sinh là nguồn có sức thuyết phục nhất”. Ý kiến này chưa được chấp nhận. Một nhóm dùng kính viễn vọng của Pháp và Canada đặt trên đảo Hawai. Một nhóm khác dùng con tàu khảo sát của cơ quan vũ trụ Châu Âu. Một nhóm nữa dùng IRTF của NASA đặt ở Chilê. Đã đến lúc trong giới hạn khoa học bàn đến việc tìm một thuật ngữ mới thay thế cho địa chất, địa vật lý để mở rộng phạm vi nghiên cứu của ngành này ra các hành tinh khác. Chúng ta có ý kiến gì về vấn đề này?
Nguồn : Tạp chí “Địa cậu”, số 7, tháng 3/2005, trang 13