Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/09/2007 23:03 (GMT+7)

Khả năng duy động trữ lượng than vào quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, có xét triển vọng đến 2025

- Than biến chất thấp (lignit - bitum), tính tối đa đến - 3500 m,: 211 242 triệu tấn (91,9 %), phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (210 tỷ tấn);

- Than biến chất trung bình (bitum), tính tối đa đến 400 m: 79 triệu tấn (0,04 %), phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên và Tây Bắc.

- Than biến chất cao (antraxit), tính tối đa đến 1500 m: 18 541 triệu tấn (8,06%), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

Phần trữ lượng địa chất (A + B + C 1+ C 2) so với tổng tài nguyên than Việt Nam hiện nay đạt 1,65%.

Mức độ điều tra địa chất ở các khu mỏ rất khác nhau, từ lộ vỉa đến độ sâu - 300 m (hoặc - 400m) nhìn chung đã được xác định. Dưới mức sâu - 300 m chỉ dự báo, chưa xác định. Trong phương án cơ sở của Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 [1] (QH) đã dự báo nhu cầu tiêu thụ than Việt Nam vào năm 2010 sẽ cần 42 - 45 triệu tấn, năm 2015 cần 59 - 62 triệu tấn, năm 2020 cần 77 - 80 triệu tấn và vào năm 2025 cần trên 100 triệu tấn. Để thoả mãn nhu cầu trên, ngành Than đã có quy hoạch phát triển khai thác đạt 44 - 50 triệu tấn than vào 2010, đạt 51 - 58 triệu tấn vào 2015, đạt 58 - 70 triệu tấn than vào năm 2020 và 70 - 75 triệu tấn vào năm 2025 [1]. Tính khả thi của QH về địa chất và trữ lượng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tin cậy của tài liệu địa chất và trữ lượng than được huy động vào QH.

I. Khả năng huy động trữ lượng than vào QH phát triển khai thác than VN từ 2006 - 2025

1. Khái quát đặc điểm địa chất các mỏ than Việt Nam

Các tích tụ than có ý nghĩa kinh tế tuổi cổ nhất ở Việt Nam thuộc Permi muộn tạo nên hệ tầng Yên Duyệt (P 3), phân bố rải rác ở nhiều nơi, quy mô nhỏ, cấu trúc địa chất phức tạp, than biến chất cao đến nhãn antraxit, chất lượng thấp, ít có giá trị kinh tế. Trữ lượng than Permi muộn còn rất ít, có thể khai thác quy mô nhỏ hoặc tận thu, sử dụng cho nhu cầu chất đốt tại địa phương.

Các trầm tích chứa than Việt Nam có giá trị kinh tế hiện nay hầu hết được thành tạo vào Nori - Ret (T 3n - r), tạo nên các hệ tầng Hòn Gai, Đồng Đỏ, Văn Lãng, Suối bàng và hệ tầng Sườn Giữa (T­ 3r). Các trầm tích chứa than Trias muộn thành tạo trong các điều kiện địa chất khác nhau; Cấu trúc, kiến tạo mỏ phức tạp đến rất phức tạp, số lượng vỉa than trong địa tầng từ một vài vỉa đến trên 50 vỉa (Quảng Ninh); Chiều dày và hình thái các vỉa than có tính dị hướng cao, bị uốn nếp, biến vị mạnh mẽ; Than thuộc nhiều nhãn từ bitum đến antraxit. Than Trias muộn đang và sẽ là đối tượng chính của công nghiệp khai thác than Việt Nam .

Các tích tụ than có quy mô lớn nhất và phân bố nhiều nơi ở Việt Nam thành tạo vào Đệ tam (Oligocen - Miocen), tạo nên nhiều phân vị địa tầng chứa than, trong đó các hệ tầng có độ chứa than đáng kể là Nà Dương (E 3), Hang Mon, Khe Bố (E 3- N 1), Tiên Hưng (N 13). Các trầm tích Đệ tam chứa than thường khác nhau về chiều dài, tướng đá, số lượng vỉa than; Cấu trúc, kiến tạo mỏ tương đối đơn giản. Than chủ yếu thuộc nhãn lignit đến á bitum, cá biệt đến bitum (Khe Bố). Điều kiện kỹ thuật khai thác than ở Đồng bằng Sông Hồng và thềm lục địa Việt Nam rất khó khăn.

2. Sơ lược kết quả điều tra địa chất các mỏ than Việt Nam

Trong 50 năm qua (1955 - 2006) công tác điều tra địa chất đã xác định 205 khu mỏ (khoáng sàng) và điểm than: trong đó có 140 khoáng sàng (KS) đã tìm kiếm, thăm dò tính trữ lượng. Mật độ mạng lưới các công trình thăm dò ở giai đoạn tìm kiếm đạt trung bình 4 LK/ km 2, 25 công trình các loại/ km 2; Ở giai đoạn TDSB trung bình 13 LK/ km 2, 63 công trình các loại/ km 2; ở giai đoạn TDTM trung bình 21 LK/ km 2, 100 công trình các loại/ km 2. Tại bể than Quảng Ninh, từ lộ vỉa đến mức sâu đến - 150m mật độ công trình khoan đạt trung bình 14 LK/ km 2; dưới - 150 đến - 300m mật độ công trình khoan mới đạt khoảng 2 LK/ km 2; dưới - 300m đến - 1000m chỉ đạt 0,01 LK/ km 2. Nhiều KS đã TDTM nhưng mức độ điều tra địa chất dưới - 150 m chỉ cần đạt TDSB, dưới - 300 m chưa có công trình tìm kiếm, các thông tin địa chất dưới - 300 m chỉ do ngoại suy. Mặt khác, mức độ điều tra ĐCTV - ĐCCT, khí mỏ… ở một số KS thừơng thấp hơn mức độ điều tra địa chất.

Trước đây, với mức độ điều tra địa chất còn hạn chế và tài liệu thực tế khai thác than còn ít nên khi thiết kế các đề án thăm dò cho rằng hầu như các KS than Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm mỏ thăm dò tương đối phức tạp (II), nhưng thực tế thăm dò và khai thác trong những năm qua đã chứng tỏ ở bể than Quảng Ninh có trên 85% KS than thuộc nhóm mỏ phức tạp (III), một số thuộc nhóm rất phức tạp (IV); ở các KS nội địa và Địa phương, trừ Nà Dương và Bình Minh (Khoái Châu) có thể có nhóm mỏ II thì còn lại đều thuộc nhóm mỏ III đến IV. Để đáp ứng yêu cầu thiết kế khai thác, nhiều KS đã phải thăm dò bổ sung (TDBS) nhiều lần với mật độ công trình khoan từ 100 - 150 LK/ km 2. Nhiều khối trữ lượng cấp cao qua TDBS đã bị giáng cấp.

Bảng 1. (Đơn vị: 10 3tấn)

Loại than

A + B + C 1+ C 2

A

B

C 1

A + B + C 1

C 2

Antraxit

3 517 270

0

295 734

1 331 550

1 627 284

1 889 986

Bitum

18 840

200

1 600

1 800

10 217

Lignit - á bitum

266 088

48 909

168 651

217 560

48 528

Cộng

3 802 198

0

344 843

1 501 801

1 846 644

1 948 731

Bảng 2. (Đơn vị: 10 3tấn)

TT

Phạm vi tính

A + B + C 1+ C 2

A + B

C 1

C 2

P

1

Bể than Quảng Ninh

3 484 716

315 155

1 404 399

1 768 162

564 843

1 - 1

Vùng Hòn Gai

713 791

37 520

229 689

446 582

26 626

1 – 2

Vùng Cẩm Phả

1 518 347

260 326

727 604

530 417

444 516

1 – 3

Vùng Uông Bí

1 252 578

17 309

444 106

791 163

93 701

2

Các mỏ Nội địa

165 109

55 454

91 900

17 755

0

3

B. Minh (K. Châu)

1 088 481

0

524 871

563 610

492 475

4

Các mỏ Địa phương

18 478

0

10 238

8 240

18 956

Tổng cộng

4 756 784

370 609

2 028 408

2 357 767

1 076 274

Ghi chú: Trữ lượng tài nguyên than trong bảng 2 được dự tính đến mức sâu nhất - 550 m ở bể than Quảng Ninh, đến - 600 m ở Thái Nguyên, đến - 300 m ở Đồng bằng sông Hồng (Bình Minh).

Theo Văn phòng HĐĐGTLKS, (2003) [4] thì trữ lượng địa chất than Việt Nam tính tối đa đến - 400 m đạt 3,8 tỷ tấn; tỷ lệ B + C 2/ B + C 1+ C 2 đạt 48,6%; trong đó, B/ B + C 1đạt 18,7% (không còn cấp A); xem bảng 1.

3. Định hướng công tác thăm dò địa chất các mỏ than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến 2025.

Trong QH [1] tổng số KS được chọn đưa vào quy hoạch là 61, trong đó, bể than Quảng Ninh: 34 (chia thành 49 mỏ/ công trường). Số KS đã TDTM: 32, TDSB: 19, Tìm kiếm: 10. Tài nguyên, trữ lượng địa chất Việt Nam được thống kê đến 2006 để đưa vào QH [1]: 5 833 triệu tấn (Bảng 2), trong đó trữ lượng (và tài nguyên) địa chất được huy động vào Quy hoạch sản lượng khai thác than đén 2025: 3 629 triệu tấn, tương ứng trữ lượng (tài nguyên) công nghiệp: 2 255 triệu tấn.

Trong bảng 2, phần (C 2+ P) chiếm gần 60%, riêng phần tài nguyên dự báo (p) chiến trên 18% tổng tài nguyên, trữ lượng được dự kiến huy động; trữ lượng các cấp A + B + C 1mới đạt 50%, trữ lượng các cấp A + B (thực chất chỉ có B) đạt 7,8% tổng A + B + C 1+ C 2; Như vậy, mức độ điều tra địa chất và độ tin cậy của trữ lượng được huy động vào quy hoạch còn thấp.

Muốn đạt được mục tiêu sản lượng theo quy hoạch [1], ngành Than phải tăng công suất khai thác ở nhiều mỏ, các mỏ phải thiết kế xuống sâu hơn và mở thêm nhiều mỏ mới, mà ở các diện tích và chiều sâu này mức độ thăm dò địa chất còn rất thấp.

Để đảm bảo độ tin cậy của tài liệu địa chất và trữ lượng than ở các KS đã được huy động vào QH [1] phải đầu tư cho công tác khảo sát, thăm dò địa chất than với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1) Thành lập cơ sở (bản đồ) địa hình mới các KS và mỏ than ở tỷ lệ 1: 500 và lớn hơn bằng chụp ảnh máy bay, theo hệ toạ độ VN - 2000.

2) Hoàn thành TDTM các KS Mạo Khê, Vàng Danh theo các phương án địa chất đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt và các KS đã TDSB.

3) TDBS nâng cấp các phân khu mỏ, các khối trữ lượng cấp C­ 1, C 2ở các KS đã TDTM nay được đưa vào QH.

4) TDBS, thăm dò khai thác các phân khu mỏ, các khối trữ lượng đã có thiết kế khai thác để mở rộng ranh giới thiết kế, đảm bảo cho xí nghiệp mỏ có đủ trữ lượng cấp chắc chắn và xác định rõ các điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ.

5) TDSB các KS theo yêu cầu của chủ đầu tư và cơ quan thiết kế đảm bảo cho việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. (Đối với các mỏ Nội địa và Địa phương chỉ thăm dò các KS than năng lượng có quy mô lớn hơn 1 triệu tấn và KS than Bitum có quy mô lớn hơn 500 ngàn tấn).

6) Tìm kiếm than dưới mức - 300 m đến - 550 m ở KS Mông Dương, Quảng Lợi, Khe Chàm, Khe Tam (Dương Huy), Hà Lầm…

7) Tìm kiếm than dưới mức - 300 m đến - 1000 m ở bể than Quảng Ninh, “Cần nghiên cứu có những lỗ khoan sâu trên 1200 m khoan đến đáy tầng than” (theo Tổng giám đốc TKV Đoàn Văn Kiển). Mở rộng tìm kiếm than ngoại vi các KS thuộc bể than Quảng Ninh. Đối với các KS Nội địa và Địa phương sẽ chú ý tìm kiếm các diện tích có triển vọng than bitum ở Tây Bắc.

8) TDTM diện tích dự kiến mở mỏ đầu tiên ở KS Bình Minh (Khoái Châu).

9) Tiến hành các công tác ĐCTV – ĐCCT, khí mỏ phù hợp với các giai đoạn điều tra địa chất, yêu cầu chung về đánh giá điều kiện kỹ thuật khai thác là từ LV đến - 150 m phải đạt TDTM, từ - 150 m đến - 300 m phải đạt TDSB.

10) Tổng hợp tài liệu, đánh giá khái quát triển vọng than ở thềm lục địa Việt Nam .

11) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng theo các chủ đề chính: Thống kê, đánh giá tài nguyên, trữ lượng than theo tiêu chuẩn phân cấp trữ lượng mới, theo các chỉ tiêu công nghệ tiên tiến, phù hợp với thị trường, môi trường và luật pháp. Đánh giá chi tiết hơn đặc điểm cấu trúc kiến tạo mỏ, thế nằm và hình dạng các vỉa than ảnh hưởng đến thăm dò và khai thác mỏ. Ứng dụng các phương pháp, công nghệ hiện đại trong thăm dò địa chất, địa vật lý, trắc địa mỏ, điều tra ĐCTV - ĐCCT, kuis mỏ… ứng dụng rộng rãi địa thống kê, tin học trong xử lý, cập nhật các thông tin địa chất, tổng hợp các tài liệu địa chất, tính trữ lượng. Nghiên cứu kết hợp khai thác than với bảo vệ bền vững môi trường Tiếp tục đầu tư xây dựng “cơ sở dữ liệu địa chất than” và thiết lập hệ thống quản trị CSDL địa chất than…

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu trên, công tác khảo sát, thăm dò địa chất than phải có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cần thiết, phải đổi mới thiết bị, công nghệ và phải có một số chính sách, biện pháp phù hợp.

4. Dự tính nguồn vốn đầu tư và khối lượng công trình chủ yếu (khoan máy) cho công tác thăm dò các mỏ than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến 2025.

Chỉ tính từ 1995 đến 2004, công tác thăm dò địa chất than đã được đầu tư trên 230,7 tỷ đồng với gần 170 ngàn mét khoan; tính ra suất đầu tư trung bình 1400 mét khoan/ 1 triệu tấn than nguyên khai. Ba nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho công tác khảo sát, thăm dò than từ 1995 đến 2004 là:

1) Nguồn vốn tập trung của TVN (nay là TKV) đã đầu tư 136,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 0,50% tổng doanh thu sản xuất than toàn ngành (gần 60% vốn đầu tư khảo sát, thăm dò than).

2) Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã cấp cho thăm dò than đạt trên 53,4 tỷ đồng, chiếm trên 23% vốn đầu tư, khảo sát, thăm dò than.

3) Nguồn vốn sản xuất của các công ty, mỏ đã đầu tư 40,8 tỷ đồng (khoảng 17% vốn đầu tư khảo sát, thăm dò than).

Năm 2005, TVN đã đầu tư cho công tác khảo sát, thăm dò than gần 106 tỷ đồng, tương ứng 0,7% tổng giá trị sản xuất than.

Để đạt mục tiêu, nhiệm vụ khảo sát, thăm dò than phục vụ phát triển khai thác giai đoạn 2006 - 2015, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường TKV [2] đã dự tính nhu cầu vốn đầu tư ở giai đoạn này cho khảo sát, thăm dò than cần 150 đến 190 tỷ đồng/ năm, tương đương 0,7 - 1,0% tổng doanh thu sản lượng than của TKV. Các nguồn vốn có thể huy động gồm:

1) Vốn tập trung của TKV chủ yếu để thăm dò địa chất, thăm dò khai thác và các nghiên cứu ứng dụng cần thiết.

2) Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu cho tìm kiếm than dưới - 300 m ở Quảnh Ninh, TDSB, TDTM các KS chưa đạt mức độ thăm dò cần thiết.

3) Vốn sản xuất của các công ty, xí nghiệp mỏ chủ yếu để thăm dò khai thác, nâng cấp các khối trữ lượng đã có thiết kế khai thác…

4) Vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng dưới hình thức thuê mua tài chính.

5) Vốn của các tổ chức kinh tế xã hội dưới hình thức liên doanh, mua tài sản, thuê dịch vụ trọn gói…

6) Vốn ODA dưới hình thứuc viện trợ kỹ thuật, đào tạo…

7) Các nguồn vốn nước ngoài khác thu hút vào các dự án dưới hình thức liên doanh, hợp tác đầu tư hoặc 100% vốn nước ngoài…

8) Các nguồn vốn của các tổ chức và các nhân trong nước dưới hình thức cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…

Chỉ tính riêng khối lượng khoan máy cho khảo sát, thăm dò than từ 2006 - 2010 cần trên 70 ngàn mét/ năm, từ 2011 - 2025 cần 50 - 60 ngàn mét/ năm. Đi cùng khối lượng khoan máy là khối lượng các công tác, địa chất, trắc địa, ĐCTC - ĐCCT, khí mỏ, môi trường… tương ứng trong các đề án địa chất.

II. Kết luận

Trữ lượng địa chất được huy động vào QH [1] căn cức nguồn tài liệu địa chất khảo sát, thăm dò đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nên có độ tin cậy nhất định. Tuy nhiên, nhiều diện tích, nhiều khối lượng trữ lượng được đưa vào QH còn ở giai đoạn điều tra địa chất thấp, độ tin cậy trữ lượng còn rất thấp. Để QH có tính khả thi về địa chất và trữ lượng được huy động thì phải đầu tư khoảng 160 tỷ đồng/ năm (từ 2007 - 2010), khoảng 190 tỷ đồng/ năm (2011 - 2025) cho công tác địa chất, chủ yếu để khảo sát, thăm dò, nâng cấp trữ lượng, xác định rõ các yếu tố cấu trúc kiến tạo mỏ và xác định các thông số kỹ thuật khai thác cần thiết.

Tài liệu tham khảo

  1. Công ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, Tập đoàn TKV, 2005. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến năm 2025.
  2. Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường, TKV, 2006. Quy hoạch phát triển công tác khảo sát, thăm dò địa chất TKV phục vụ quy hoạch phát triển ngành than VN giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến 2025.
  3. Nguyễn Trọng Khiêm, 2003. Nghiên cứu điều tra địa chất với sự phát triển ngành than. Tạp chí Than Việt Nam, số đặc biệt kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống Công ty Địa chất Mỏ.
  4. Văn phòng HĐĐGTLKS. Cập nhật cơ sở dữ liệu về hiện trạng trữ lượng, khai thác và sử dụng khoáng sản các điểm, mỏ khoáng Việt Nam . Lưu trữ văn phòng HĐĐĐGTLKS, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 2003.
  5. Đoàn Văn Kiển, Nguyễn Thành Sơn. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2025. Thông tin khoa học Mỏ số 4 + 5 năm 2006.
  6. Vũ Giáo. Vị thế mới của Tập đoàn Than Việt Nam Anh Hùng. Năng lượng Việt Nam . Số 11 - 2005.
  7. Hưng Thịnh. Đề án phát triển dầu khí sẽ giải quyết tốt vấn đề cơ chế. Năng lượng Việt Nam số 8 – 2005.
  8. Những bước tiến của ngành dầu khí Việt Nam . Năng lượng Việt Nam số 8 - 2005.
  9. Đảng uỷ Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội tháng 6 - 2005.
  10. Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội năm 2006.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.