Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/08/2022 10:46 (GMT+7)

Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam

Với sự đóng góp của chuyên gia đến từ Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Ngân hàng thế giới công bố báo cáo Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam - Các lựa chọn chiến lược để giảm thiểu nhựa dùng một lần cần ưu tiên.

Mục tiêu của báo cáo là đưa ra các lựa chọn chính sách ngắn hạn có thể thực hiện được ở Việt Nam trong vòng 5 năm tới (2022–2026) và sẽ giúp giảm đáng kể nhựa dùng một lần gây ô nhiễm môi trường ở trong nước.

Ô nhiễm nhựa đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Trên toàn cầu, rác thải nhựa đang là một vấn đề phổ biến, trong số hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra các đại dương trên thế giới hàng năm, ước tính 90% trong số này chỉ đến từ 10 con sông, 8 trong số đó là ở Châu Á.

Tại Việt Nam, ước tính lượng rác thải nhựa thải ra đại dương hàng năm là từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn đã khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới.

tm-img-alt

Ảnh: internet

Chính phủ Việt Nam nhận thức được mối đe dọa môi trường do rác thải nhựa gây ra và nhu cầu cấp thiết phải hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa.Việt Nam cam kết giải quyết các thách thức về ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nhựa.

Thông qua Tuyên bố Bangkok năm 2019 về chống lại rác thải nhựa đại dương, các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, cam kết giảm mức độ ô nhiễm nhựa đại dương hiện đang ở mức cao. Các thành viên ASEAN cũng nhấn mạnh nguyện vọng chung là bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương và vùng biển cũng như các nguồn tài nguyên biển. Thông qua Chiếnlược quốc gia về quản lý chất thải rắn đã được sửa đổi, Việt Nam cam kết thu gom, vận chuyển và xử lý 100% rác thải phi hộ gia đình vào năm 2025 và 85% rác thải sinh hoạt đô thị vào năm 2025.

Ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Kế hoạch này đặt mục tiêu cắt giảm 50% chất thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030, cũng như loại bỏ nhựa sử dụng một lần (SUP) khỏi các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030. Để triển khai thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao hiểu biết của cán bộ về các vấn đề liên quan đến chất thải nhựa hỗ trợ công tác hoạch định chính sách quản lý nhựa.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ Môi trường 2020, có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, đã đưa ra chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; luật yêu cầu phân loại chất thải; và luật tạo cơ sở pháp lý cho các chương trình về trách nhiệm mở rộng của người sản xuất (EPR). Việt Nam cũng đặt ra các mục tiêu về loại bỏ dần nhựa dùng một lần (SUP). Kể từ ngày 1/1/2026, việc sản xuất (để tiêu dùng trong nước), cũng như nhập khẩu túi nhựa không phân hủy sinh họcsẽ bị cấm,UBNDcác tỉnh hạn chế việc phân phối và sử dụng SUP trong các trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn và các khu du lịch, bắt đầu từ năm 2025.

tm-img-alt

Ảnh: internet

Mặc dù đây là những bước quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa ở Việt Nam, vẫn cần có một lộ trình chính sách theo từng giai đoạn để đảm bảo đạt được những mục tiêu này, đồng thời giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều này đảm bảo rằng các chính sách, và cuối cùng là các lệnh cấm, có thể được thực hiện và thực thi.

Dự thảo lộ trình hành động của Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) về “Giảm triệt để Rò rỉ nhựa ở Việt Nam” ước tính rằng đến năm 2030, việc giảm thiểu và thay thế nhựa thông qua loại bỏ, tái sử dụng và các mô hình phân phối mới, cũng như thay thế bằng các chất thay thế phù hợp sẽ thay thế khoảng 1,66 triệu tấn nhựa phế thải (hoặc cắt giảm 22% mức của năm 2018 về rò rỉ nhựa vào đường thủy). Các chính sách đề xuất trong báo cáo này, nếu được thực hiện, dự kiến sẽ đóng góp đáng kể vào mục tiêu này, lộ trình của các lựa chọn chính sách đề xuất trong báo cáo này dựa trên nguyên tắc rằng Việt Nam cần phải có một quá trình chuyển đổi dần dần để đạt được (hoặc thậm chí có thể thực hiện) lệnh cấm các SUP vào năm 2031 theo quy định tại Nghị định 08/2022.

Ba loại SUP phổ biến nhất được nhắm tới trong lộ trình đề xuất của báo cáo là túi nhựa không phân hủy, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa polystyrenegiãn nở (EPS) và ống hút nhựa. Các loại SUP khác trong lộ trình là các SUP được sử dụng trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm mang đi, dịch vụ ăn uống và du lịch. Các loại SUP này được lựa chọn dựa trên các thông lệ quốc tế tốt và mức độ sẵn có của các lựa chọn thay thế dùng một lần hoặc dùng nhiều lần với chi phí hợp lý.

Các chính sách được đề xuất gồm: Hạn chế phân phối ống hút và dụng cụ khuấy đồ uống bằng nhựa dùng một lần; Hạn chế sử dụng một số sản phẩm SUP phục vụ tiêu dùng tại chỗ trong các cơ sở thực phẩm; Hạn chế (thông qua thỏa thuận tự nguyện) đối với việc sử dụng thìa dĩa nhựa dùng một lần của các đơn vị cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến; Hạn chế phân phối các sản phẩm vệ sinh cá nhân dùng một lần trong khách sạn; Hạn chế sử dụng một số sản phẩm SUP tại các cơ sở và/hoặc khu vực du lịch.

Chính sách về giáđược đề xuất gồm: Phí tính cho người tiêu dùng khi mua túi nhựa không phân hủy; Phí tính cho người tiêu dùng khi mua cốc cà phê mang đi; Phân tích kinh tế sơ bộ cho thấy các khoản phí như phí đối với túi nhựa có thể tạo ra lợi ích môi trường đáng kể và có tỷ lệ lợi ích trên chi phí lớn hơn một.

Một số loại lệnh cấm có thể được áp dụng: Lệnh cấm ống hút nhựa và dụng cụ khuấy đồ uống (thông qua lệnh cấm bán hoặc sản xuất và nhập khẩu); Lệnh cấm túi nhựa không phân hủy (thông qua lệnh cấm bán hoặc sản xuất và nhập khẩu); Lệnh cấm hộp đựng thực phẩm bằng nhựa EPS (thông qua lệnh cấm bán hoặc sản xuất và nhập khẩu).

Xem Thêm

Phú Yên: Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 15/11, tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên - Techfest Phu Yen 2024 (Ngày hội). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Mỹ; Phó Trưởng ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sự; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Bến Tre: 48 sản phẩm đoạt giải Cuộc thi năm 2024
Ngày 30/10, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng (Cuộc thi) đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm tổ chức và trao giải Cuộc thi năm 2024 và phát động Cuộc thi năm 2025.
An Giang: 42 mô hình xuất sắc đoạt giải Cuộc thi lần thứ XIII
Ngày 30/10, vòng chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ XIII năm 2024 (Cuộc thi) đã diễn ra tại trụ sở Liên hiệp hội tỉnh. Từ 308 hồ sơ dự thi, 76 mô hình và sản phẩm xuất sắc nhất đã được tuyển chọn, tạo nên một ngày hội sôi nổi và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.