Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/06/2023 08:12 (GMT+7)

Hội thảo Góp ý Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Ngày 2/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) của LHHVN.

tm-img-alt

Quang cảnh Hội thảo Góp ý Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH của LHHVN

Ông Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch LHHVN và ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký LHHVN chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của ông Phan Việt Phong, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thành Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các Hội ngành, Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc.

tm-img-alt

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hoạt động TVPB&GĐXH của LHHVN được triển khai thực hiện theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính đối với hoạt động TVPB&GĐXH của LHHVN. Tuy nhiên, Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg không đưa ra quy định hướng dẫn quy trình thủ tục quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Hoạt động TVPB&GĐXH không được hướng dẫn theo Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN, do vậy không phải là hoạt động KH&CN, tuy nhiên được sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN thuộc Ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, LHHVN triển khai các hoạt động TVPB&GĐXH theo hướng vận dụng Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN.

Để thống nhất quản lý hoạt động TVPB&GĐXH, việc xây dựng Quy chế TVPB&GĐXH là cần thiết. Thực hiện Thông báo số 111/TB-LHHVN ngày 09/3/2023 của cơ quan LHHVN thông báo kết luận giao ban tháng 3/2023, sau một thời gian nghiên cứu và xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học cho Dự thảo lần 01 Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH của LHHVN, Ban TV,PB&GĐXH đã tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện Dự thảo lần 02 Quy chế.

Hội thảo lần này được tổ chức để xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học đối với Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm TVPB&GĐXH của LHHVN trước khi ban hành chính thức. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, chi tiết của các đại biểu về hình thức và nội dung của Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm TVPB&GĐXH của LHHVN. Các đại biểu đều hoan nghênh LHHVN đã dự kiến ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động hội. Đây là việc làm kịp thời, hợp lý, đúc kết được các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn thời gian qua, và sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động TVPB&GĐXH thời gian tới.

tm-img-alt

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phát biểu

Các đại biểu cũng đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và trách nhiệm của Ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội của LHHVN thời gian qua để xây dựng Dự thảo Quy chế với cấu trúc khá hợp lý, theo một trình tự lôgic, khách quan, khoa học và biện chứng. Dự thảo Quy chế đã bám sát vào các căn cứ xây dựng quy và các nội dung quan trọng của các văn bản cấp trên.

Phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh, Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH của LHHVN được xây dựng nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý các nhiệm vụ TVPB&GĐXH và môi trường thuận lợi, khuyến khích các Hội thành viên và các tổ chức KH&CN trực thuộc LHHVN khi tham gia đóng góp ý kiến TVPB&GĐXH các chủ trương, chính sách và các chương trình, dự án lớn của đất nước, ngành, lĩnh vực và địa phương. Quy chế được xây dựng sẽ góp phần thống nhất quản lý và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ TVPB&GĐXH của LHHVN.

Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh đánh giá cao và ghi nhận những phát biểu góp ý của các đại biểu. LHHVN sẽ sớm hoàn thiện Quy chế hoạt động TVPB&GĐXH của LHHVN để trình Thường trực Đoàn Chủ tịch LHHVN xem xét, quyết định.

Dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ TVPB&GĐXH của LHHVN gồm 39 điều được kết cấu trong 6 chương của Dự thảo Quy chế: (I). Quy định chung; (II). Đề xuất, xác định danh mục nhiệm vụ; (III). Tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ; (IV). Tổ chức triển khai và quản lý thực hiện nhiệm vụ; (V). Kết thúc, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng nhiệm vụ; (VI). Tổ chức thực hiện.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.