Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 25/11/2010 20:39 (GMT+7)

Hiện tượng gây hấn trong các trường trung học phổ thông hiện nay

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2005 đến năm 2008, tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự trong học sinh, sinh viên khoảng hơn 8.000 trường hợp, trong đó các hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng hơn 2.000 trường hợp; 815 trường hợp tội phạm ma túy; 83 vụ giết người; 1.372 vụ cướp tài sản; 1.177 vụ xâm hại sức khỏe, tính mạng. Nỗi đau học đường còn thể hiện ở nhiều hành vi khá phổ biến trong học sinh như hành hung thầy, cô giáo; vô cảm, thờ ở nỗi đau của người khác và không dám đấu tranh bảo vệ sự thật.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á & Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng về gây hấn của học sinh trong trường trung học phổ thông (THPT)”. Nghiên cứu được tiến hành (từ tháng 4 – 2009 đến 3 – 2010) trên 771 học sinh THPT ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội (THPT Lê Quý Đôn, THPT Ngọc Hồi và THPT tại trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Trì); tại tỉnh Bắc Ninh (THPT Hàn Thuyên và chuyên Bắc Ninh) và Trường THPT chuyên Thái Bình. Khách thể nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 15 – 19 và tập trung ở cả 3 khối lớp của THPT vói 34% là học sinh nam và 66% là học sinh nữ.

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung làm sáng tỏ vài nét về thực trạng gây hấn đang tồn tại trong học sinh trung học phổ thông hiện nay, trong đó làm rõ mức độ gây hấn, hình thức gây hấn, người gây hấn và nạn nhân của gây hấn. Xét từ góc độ nghiên cứu lí luận, gây hấn (aggretion – còn gọi là xâm kích, xâm lược, bạo lực, hung tính) được hiểu là sự/ hành vi làm tổn thương, gây hại đến người khác, hay chính mình về tâm lí, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung quanh một cách cố ý cho dù mục tiêu có đạt được hay không. Nguồn gốc gây hấn của con người thường được phân tích từ góc độ bản năng sinh học, từ sự căng thẳng tâm lí do thất vọng – giận dữ. Những biểu hiện của gây hấn thường được xem ở khía cạnh thể chất (gây hấn để lại những tổn thương trên cơ thể…), hoặc khía cạnh tinh thần – tâm lí (làm méo mó về nhận thức, gây ra những rối loạn cảm xúc…).

Phân tích kết quả nghiên cứu

Mức độ gây hấn

Kết quả nghiên cứu cho thấy về mức độ gây hấn của học sinh chỉ có 0,1% học sinh không bao giờ gây hấn, 95,3% học sinh thỉnh thoảng có gây hấn và 4,5% học sinh gây hấn thường xuyên. Về mức độ bị gây hấncủa học sinh bởi những bạn cùng học, số liệu nghiên cứu cho thấy 2,6% học sinh thường xuyên bị gây hấn và 97,4% học sinh thỉnh thoảng bị gây hấn trong phạm vi học đường. Tình trạng học sinh bị gây hấn trong trường học diễn ra với hai hình thức cơ bản là gây hấn thể chất và gây hấn tinh thần

Các hình thức gây hấn

Nhìn chung, các hình thức gây hấn của học sinh trong các trường chúng tôi điều tra bao gồm: đấm, đá, đánh, chế giễu, ăn cắp, xô đẩy, tung tin đồn nhảm, đe dọa, nhục mạ, sàm sỡ, tẩy chay, cô lập, trêu chọc ác ý… Những hành vi này có thể làm tổn thương nạn nhân về thể xác, tinh thần hoặc thiệt hại về tài sản vật chất (quần áo, dụng cụ học tập, phương tiện đi lại, tiền bạc…).

Số học sinh là nạn nhân của gây hấn tinh thần, thường bị bạn bè chửi mắng, tẩy chay, cô lập, nói xấu, tung tin đồn, đe doa và trêu chọc ác ý ở mức độ thường xuyên là 7,9% ở mức độ thỉnh thoảng là 9,21%. Số học sinh là nạn nhân của hiện tượng lạm dụng tình dục, sàm sỡ, trấn lột, giật đồ, trộm cắp và đánh đập có tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên, có 1,7% học sinh thường xuyên bị gây hấn bởi những hình thức kể trên và 98,3% học sinh còn lại thỉnh thoảng bị gây hấn. Đáng chú ý là không có một học sinh nào trong mẫu nghiên cứu chưa từng là nạn nhân của tình trạng gây hấn trong trường học.

Nói xấu là một hình thức gây hấn thường gặp nhiều nhất với tỷ lệ 78,1% học sinh thường xuyên bị bạn nói xấu sau lưng hoặc dựng chuyện. Những lời chửi rủa hoặc lăng mạ trực tiếp tỉ lệ 44,4% và nội dung của chúng đều nhắm vào ngoại hình hoặc đặc điểm gia đình của nạn nhân.

Về mức độ chứng kiếncác hành vi gây hấn, 12,7% học sinh cho biết thường xuyên chứng kiến các hành vi gây hấn, 83,1% học sinh thỉnh thoảng chứng kiến các hành vi gây hấn và 4,1% học sinh ít hoặc hiếm khi chứng kiến các hành vi gây hấn trong trường học. Mức độ chứng kiến các hành vi gây hấn và mức độ gây hấn. Tuy nhiên, nghiên cứu nhận thấy điểm đáng chú ý là mức độ gây hấn, bị gây hấn hoặc chứng kiến các hành vi gây hấn của học sinh như trên có thể không phản ánh hết các biểu hiện đa dạng của hành vi gây hấn trong thực tế.

Xét từ góc độ giới, số liệu nghiên cứu cho thấy, so với tổng số nam, số học sinh nam gây hấn ở mức độ thường xuyên chiếm 8,85%, gây hấn ở mức độ không thường xuyên là 91,15%. Trong khi đó so với tổng số nữ, số học sinh nữ gây hấn ở mức độ thường xuyên là 2,18%, gây hấn ở mức độ không thường xuyên là 97,28%. Như vậy, so với học sinh nữ, học sinh nam có tỉ lệ gây hấn thường xuyên cao gấp 4,06 lần học sinh nữ và cao gấp 1,97 lần so với tổng chung về gây hấn của học sinh.

Một nguyên nhân đáng chú ý là được coi là yếu tố nguy cơ trong việc phát triển các hành vi gây hấn ở học sinh là nhận thức sai lầm về hành vi các em gây ra. Bên cạnh 49,7% học sinh đánh giá gây hấn là hành vi có tính tàn nhẫn, có 30,6% học sinh khác cho rằng “gây hấn là hành vi thể hiện sự mạnh mẽ”. Do còn nhận thức chưa đúng về bản chất của hành vi gây hấn, nên không ít học sinh có xu hướng ủng hộ một cách công khai hoặc im lặng trước nỗi đau của các nạn nhân, hoặc có em thực hiện hành vi gây hấn với người yếu thế hơn để khẳng định “bản sắc” cá nhân và “đẳng cấp” của mình. Thảo luận của nhóm học sinh đã từng có hành vi gây hấn cho thấy phần lớn các em đều không tỏ ra ân hận về hành vi của mình. Một số học sinh quan niệm rằng chuyện học sinh gây lộn, đánh nhau là chuyện “thường ngày ở huyện” và chẳng có gì đáng phải làm ầm ĩ cả.

Về nguyên nhân gây hấn, một số em gây hấn và chứng kiến hành vi gây hấn cho rằng nạn nhân “rất đáng ghét”, cần phải “dạy cho nó biết cư xử hơn”. Cái điều “thấy ghét” của các em thường bắt nguồn từ sự ganh tị và rất nhiều so sánh dựa trên nhận thức sai lầm về giá trị sống.

Điều tra của chúng tôi cho thấy có đến 1001 lí do khác nhau dẫn đến gây hấn: không cho chép bài trong giờ kiểm tra ư? Hớt lẻo với giáo viên ư? Nhìn đểu ư? Săm soi ư? Mách cô ư?.... tất cả đều giải quyết bằng bạo lực.

Vấn đề gây hấn học đường liên quan ít nhất đến hai đối tượng cơ bản đó là: người gây hấn (thủ phạm) và người bị gây hấn (nạn nhân). Cả hai nhóm đối tượng này đều có những khó khăn tâm lí:

- Ai là người gây hấn?

Xem xét các đặc điểm biểu hiện của học sinh gây hấn, các giáo viên chủ nhiệm chỉ ra một số điểm chung trong tính cách của các em là: thích được khẳng định bản thân, thích mình trở nên nổi bật, thích được có người vây quanh, tính nóng nảy, khả năng kiềm chế thấp, kiểm soát hành vi kém. Về hình thức, các em thường nhuộm đầu tóc bằng những màu nổi bật (vàng, đỏ, trắng, xanh), ăn mặc quần áo mốt hoặc theo kiểu kinh dị. Các em nữ thờng ăn mặc kiểu cách, điệu đà, đi ngược lại với quy định về đồng phục của nhà trường.

Về tính cách, các em học sinh có xu hướng gây hấn thường đua đòi, chạy theo vật chất, thích làm người lớn, thích học tập những nhân vật anh hùng trong phim hành động. Các em cũng là những đứa trẻ có đặc tính bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, cần trở thành trung tâm gây sự chú ý, có những thái độ không lành mạnh về bạo lực. Những học sinh gây hấn thường có tính khí lì lợm hoặc thể chất khỏe mạnh, cảm thấy thích thú với “vị trí xã hội” được nể sợ của mình, trong khi những em bị gây hấn thì lại cảm thấy cô đơn và thấp kém.

Trong quan hệ với các bạn cùng lớp, những em học sinh gây hấn không thích gần các em học sinh giỏi, chăm ngoan, tích cực. Các em chỉ quan hệ với nhóm cùng chí hướng với mình, cùng nghịch ngợm ngỗ ngược như mình. Đối với hoạt động chung của lớp, của trường thì các em tỏ ra thờ ơ, không thích tham gia hoạt động tập thể, nếu bị ép buộc phải tham gia thì hay phá ngang, chống đối.

Nhận xét chung của giáo viên chủ nhiệm là đa số những học sinh hay gây bạo lực đều học tập đều ở mức trung bình hoặc yếu. Trong giờ học, các em hay nói chuyện riêng, làm việc riêng. Trong quan hệ với giáo viên, các em có hai cách thức cư xử: hoặc nói năng rất ngọt ngào, khôn khéo, h\khi có khuyết điểm thì tỏ ra ăn năn, hứa hẹn; hoặc công khai chống đối, hỗn láo, bất cần…

- Ai là nạn nhân của hiện tượng gây hán?

Thông thường nạn nhân của tình trạng gây hấn trong trường học là những em yếu duối về thể chất, rụt rè, nhút nhát, không có kĩ năng giao tiếp hay kết bạn nên ít gặp bạn bè. Các em thường tách biệt, luôn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ chung quanh nên dễ sợ hãi, thiếu tự tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình. Những em này có thể cũng thường được cha mẹ bảo vệ thái quá nên thiếu độc lập.

Nạn nhân của những vụ gây hấn trong trường học có những yếu điểm về ngoại hình như bị khuyết tật hoặc có những đặc điểm cơ thể khác thường như béo qúa, gầy gúa, lùn quá, cao quá so với bạn đồng trang lứa. Bất cứ đặc điểm điểm nào khác thường của các em cũng dễ dàng bị các bạn khác lấy đó làm chủ đề để đàm tiếu, trêu chọc.

Trong nhiều trường hợp, những nạn nhân của gây hấn bị bạn bè nói xấu, trêu chọc, tung tin đồn nhảm, trấn lột, hành hung… mà không có một lí do cụ thể nào. Những học sinh nổi bật, có sức hút cũng có khả năng trở thành nạn nhân như những học sinh có khiếm khuyết khác. Những học sinh có nhiều ưu điểm như giỏi hơn trong học tập, xinh xắn hơn về ngoại hình, ưu thế hơn về điều kiện sống… mà có thái độ “vênh”, “chảnh” cũng có thể trở thành mục tiêu để các học sinh khác tấn công…

Hầu hết nạn nhân của tình trạng gây hấn, bắt nạt học đường đều là những học sinh nhạy cảm, hiền lành và có bản tính dễ bị tổn thương. Các em không xuất thân từ những gia đình có nhiều mâu thuẫn hay cãi cọ, có thể các em cũng không được trang bị những kĩ năng sống. Do đó, khi bị bạn học bắt nạt, các em thiếu kĩ năng xã hội cần thiết để tự bảo vệ.

- Điều gì khiến các em im lặng?

Thông thường nạn nhân bị gây hấn có hai phản ứng đối với kẻ gây hấn. Những em chọn cách phản ứng lại có tính cách mạnh mẽ hơn và thường tìm cách đối phó với kẻ bắt nạt mình. Nhưng đặc trưng của cách phản ứng này là do bị uất ức, dồn nén lâu ngày, bị đẩy tới cảm xúc không thể chịu đựng được nên phản ứng lại.

Đa số trường hợp các em là nạn nhân với tính cách hiền lành, nhạy cảm, nhút nhát, dễ bị tổn thương, ít bạn bè nên hầu hết các em khi bị bát nạt thường cam chịu, không dám phản ứng lại vì ý thức được hành động đó chẳng khác nào “lấy trứng chọi đá”.

Nhìn chung, những học sinh bị gây hấn thường không hé môi về việc bị bắt nạt hoặc là rất lâu sau đó mới kể cho người lớn nghe việc các em bị bắt nạt. Sự im lặng có thể bắt nguồn từ cảm giác xấu hổ về sự yếu kém của mình, nhiều em “sợ bị chê cười”, “lo sợ bị trả thù” nếu báo cáo sự việc cho thầy cô giáo và cha mẹ.

Một số em khác không tin rằng người lớn có thể bảo vệ được mình tại những nơi thường diễn ra các hành vi gây hấn như toilet, sân trường, trên đường đi… vậy nên các em chọn lựa cách im lặng, chịu đựng cho qua chuyện…

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Không cách nào cót hể biết một học sinh có bị gây hấn, bắt nạt, trừ phi chính học sinh đó nói ra hoặc những học sinh khác báo cáo sự việc. Tuy nhiên có một số biểu hiện về cơ thể và tâm lí có thể giúp các bậc cha mẹ, thầy cô giáo nhận biết:

- Thường về nhà trong tình trạng tư trang, quần áo nhàu nát;

- Có những vết cào xước, thâm tím hay những vết thương không rõ nguyên nhân;

- Thường xuyên hết sạch tiền tiêu vặt và phải xin thêm tiền với những lí do khác nhau;

- Nói dối quanh;

- Thường viện cớ bị ốm để nghỉ học;

- Có biểu hiện lo lắng, buồn rầu, miễn cưỡng, sợ hãi khi đi học.

- Kết quả học tập sút kém;

- Thường đi về bằng những đường khác nhau.

3. Kết luận

Nghiên cứu hiện tượng gây hấn học đường cho thấy học sinh có hành vi bạo lực với nhau là phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Chúng diễn ra ở mọi trường, mọi cấp học và mọi lớp học.

Các học sinh có xu hướng gây hấn hoặc là nạn nhân gây hấn đều gặp những khó khăn tâm lí nhất định. Những hành vi gây hấn được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương về thể chất, làm rối loạn cảm xúc, gây ảnh hưởng xấu đến học tập và sự phát triển nhân cách của các em sau này.

Có vẻ như nhà trường, gia đình và xã hội hiện chưa có biện pháp giáo dục mang tính hệ thống và tích cực nhằm hạn chế vấn đề này. Vì vậy, khi hành vi gây hấn được dư luận xã hội đanh giá là nghiêm trọng thì họ hầu như không biết phải xử lý như thế nào ngoài việc trông coi vào những phán xử mang tính pháp lí. Tuy nhiên không phải hành vi gây hấn nào của học sinh cũng đạt đến “tiêu chuẩn hầu tòa”.

Tài liệu tham khảo

1/ Robert A. Baron (1998), Psychology (aggretion), 4 thEdition, Allyn and Bacon.

2/ Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Thực trạng gây hấn của học sinh trong trường THPT,Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 – 2020.

3/ Hà Nội mới online, 22/03/2010.

4/http://w13.vnexpress.net/GL/xahoi/2010/03/3BA19AFB

5/http://tuoitre.vn/Ban-doc/Nghe-thay-va-viet/

6/http://dantri.com.vn/c202/s202-383595/hoc-sinh-danh-nhau-hoi-chuong-canh-tinh-cho-nganh-giao-duc.htm

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.