Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/06/2013 21:52 (GMT+7)

Hai động từ “Vào/Ra” trong tiếng Việt hiện đại

Trongnhóm độngtừchỉ sự di chuyển có định hướng, haiđộngtừVào, Ra từlâu đã được chú ý (1), vì chúng có một cách dùng khá đặc biệt: ngoài những điểm chung như ở nhiều ngôn ngữ khác, ở tiếngViệt, VÀO còn dùng để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía NAM, và RA còn dùng để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía Bắc. Ví dụ:

- ( TừHuế ) ra Vinh, đưa ra Vinh, ra họp ở Vinh hướng Ra Bắc;

- ( TừVinh) Vào Huế, đưa vào Huế, vào họp ở Huế hướng Vào Nam.

Những cách nói này lại còn mật thiết liên quan đến việc dùng haitừchỉ vị trí Trong và Ngoài: Vào Vinh, Trong Vinh → vào trongVinh, Vào Nam, Trong Nam→ Vào trong Nam /Ra Vinh, Ngoài Vinh → Ra ngoài Vinh, Ra Bắc, Ngoài Bắc → Ra ngoài Bắc.

Nhưng về đặc điểm của những cách dùng này, cũng như về lai nguyên của chúng, hiệncác nhà nghiên cứu vẫn chưa cung cấp được một sự giải thích thật sáng tỏ.

Dựa vào cứ liệu trongmột số văn bản cổ, chúng ta thấy việc gắn liền các ý niệm VÀO, TRONGvới phương Nam, các ý niệm Ra, Ngoài với phương Bắc, chậm nhất cũng đã có từđầu thế kỷ XV:

a) TrongDư địa chí,cuốn sách địa lý viết bằng Hán văn đầu tiên của người Việt, ta thấy độngtừNhập đã được dùng để chỉ việc đi vào Nam:

Trần Thái Tôn mệnh thượng tướng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải Nhập ngự Nguyên nhân vu Nghệ An(Vua Trần Thái Tôn hạ lệnh cho thượng tướng Chiêu Minh vương, Trần Quang Khải, vào chặn đánh quân Nguyên ở Nghệ An), (Dư Địa chí,phần chữ Hán, trang 87, in năm 1966, Văn hoá tùng thư xuất bản, số 30).

Dư Địa chíthì ai cũng rõ là do Nguyễn Trãi viết và do Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thiên Túng, Lý Tử Tấn chú giải, bổ sung, bình luận thêm. Cả bốn nhân vật này đều là người đầu đời Lê.

b) TrongThiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thưcủa một tác giả tự xưng là “ nhà nho đỗ thi hương, họ Đỗ Bá, hiệu Đạo Phủ, quê ở Bình Triều, Thanh Giang”cũng đã có những câu dùng Xuất, Nhập, Ngoại liên quan đến hướng Nam /Bắc như vậy:

1. Như tự Cửa Lạc việt, Nhập nghi thu đông, Xuất nghi xuân hạ(Nếu từcửa Lạc vượt biển để VÀO thì phải đi trongmùa thu hay mùa đông, để Ra thì phải đi trongmùa xuân hay mùa hạ), (Hồng Đức Bản đồ,Sài Gòn, phần Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư,trang 76).

2. Tự Lại doanh Xuất chí Kinh Nhà Hồ... Tự Ngoại Nhập chí Tạm độ...( Từdoanh Lại Ra đến Kinh Nhà Hồ ...TừNgoài mà Vào đến Tạm độ...), (Tác phẩm như trên, trang 91) .

Hơn nữa, có chỗ văn bản vừa dùng câu chữ Hán có Xúât, Nhập vừa dùng câu chữ Nôm có Ra, Vào để giải thích cho nhau, ví dụ:

3. Tự Cầu Ngạn Nhập tắc xanh thuyền diên Thạch Hà biên, Xuất tắc xanh thuyền diên Thiên Lộc biên, tục vân: Vào Thạch Hà, Ra Thiên Lộc( TừCầu Ngạn mà Vào thì phải chèo thuyền ven bên Thạch Hà, mà Ra thì phải chèo thuyền ven bên Thiên Lộc, có câu tục ngữ rằng: Vào Thạch Hà, Ra Thiên Lộc), (Tác phẩm như trên, trang 84).

Theo công trình nghiên cứu tập thể gần đây nhất, Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thưlà một tác phẩm viết trongkhoảng 1630-1655 2. Vì không rõ gì hơn về tiểu sử và về vùng Bích Triều, Thanh Giang, nhóm nghiên cứu phỏng đoán tác giả của nó là một người sống thế kỷ 17. Nhưng theo sự hiểu biết của chúng tôi thì:

- Bích Triều là một vùng cách thành phố Vinh khoảng 30 km; Thanh Giang là tên trước năm 1469 của huyện Thanh Chương 3. Tác giả còn tự xưng quê ở Thanh Giang, vậy tác giả là một người của thế kỷ 15 4. Văn bản có niên đại1630-1655 chỉ là một văn bản sao chép lại, nhưng khi sao chép có sửa chữa: một trongnhiều chứng cớ là ngay tên huyện Thanh Giang lắm chỗ cũng đã đổi thành Thanh Chương.

- Từvùng quê của tác giả có đường thông sang Hà Tĩnh khá gần, vậy câu Vào Thạch Hà, Ra Thiên Lộcchắc là một câu tác giả đã tự tai nghe được và thu thập đưa vào tác phẩm từgiai đoạn Lê sơ. Nhưng dầu có chủ trương cho đó là một câu mới thêm vào sau, tronggiai đoạn sao chép 1630-1655, thì chính những người sao chép cũng phải công nhận đó là câu đúc rút kinh nghiệm có đã từlâu đời, vì họ cũng nói đó là một câu tục ngữ.

Gần đây có ý kiến cho rằng haitên gọi Đàng Trong, Đàng Ngoài (hình thành vào khoảng thế kỷ XVII) là nguyên nhân đưa đến lối nói Vào Nam Ra Bắc 5. Rõ ràng những cứ liệu dẫn trên đây hoàn toàn không ủng hộ cho ý kiến đó.

Nhưng từlâu ở ViệtNam thường hay dùng từNam thay cho từViệtvà thường hay dùng sự đối lập Nam /Bắc thay cho sự đối lập Việt/Trung Quốc. Việc tự xưng tên nước là Nam Quốc (hay Nước Nam, Nam bang) chậm nhất cũng đã có từđời Lý. Vậy có thể từcơ sở thực tế này mà suy ra các lối nói Trong Nam/Ngoài Bắc, Vào Trong Nam/ Ra ngoài Bắc được không? Theo ý chúng tôi cũng khó lòng mà chấp nhận được một giả thuyết như vậy.

a) Khảo sát các độngtừtrongcùng nhóm với Vào, Ra, chúng ta thấy:

Trongviệc diễn tả sự di chuyển đến một địa điểm nào đấy, người ViệtNam thường thích dùng những độngtừcó hình tượng, có khả năng miêu tả cụ thể như lên, xuống, vào, ra, sang, qua thay cho những độngtừtrung lập kiểu như đi, đến, tới:

– Cách dùng động từ +địa danhthường theo sát cách đặt động từ + danh từ chung. So sánh: Lên núi - Lên Tam Đảo, Lên vùng cao - Lên Tây Bắc, Xuống biển - Xuống Hạ Long, Xuống vùng thấp - Xuống Thái Bình, Qua bên kia sông - Qua Gia Lâm...

– Đó là những cách nói phản ảnh một sự hiểu biết sâu sắc về địa hình chi tiết từng vùng, vì khi nói phải xác định đúng vị trí đối đãi giữa chỗ xuất phát và vị trí hướng đến. Ví dụ:

– nói từ Vinh lên Nam Đàn: biết Vinh gần biển hơn Nam Đàn;

– nói từ Rạng xuống Nam Đàn: biết Rạng gần núi hơn Nam Đàn.

– Hơn nữa, nhiều khi cách nói đó còn phản ảnh cả sự cân nhắc lựa chọn chủ quan của người nói trước những khả năng nhìn nhận khác nhau về cùng một địa hình. So sánh:

– nói lên Điện Biên nhấn ý Điện Biên là một vùng cao;

– nói vào Điện Biên: nhấn ý Điện Biên là một vùng thung lũng kín.

Như vậy, chắc trước tiên phải có những câu nói cụ thể ở từng địa phương nhỏ, phản ảnh sát đúng sự đi lại tuỳ theo địa hình từng vùng rồi sau mới hình thành những câu nói chung như xuống Đông lên đoài, ra Bắc vào Nam, chứ không phải là trước tiên có những công thức khái quát dựa trên địa lý toàn quốc rồi sau mới đem ứng dụng nhất luật vào từng vùng nhỏ. Có quan niệm thế, chúng ta mới hiểu được vì sao ở vùng Nam Bộ – nơi người Việtmới đến sinh sống gần đây chưa lâu lắm – trên những trục đường đúng hướng Nam/Bắc như Gia Định - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh hoặc Gia Định - Củ Chi - Tây Ninh ai cũng nói Lên/xuống chứ không nói Vào /Ra, theo công thức đã sẵn có từlâu đời. Ví dụ: ( TừThủ Dầu Một) Lên Lộc Ninh; ( TừLộc Ninh) Xuống Bến Súc; ( TừGia Định) Lên Tây Ninh; ( TừTây Ninh) Xuống Củ Chi.

b) Hơn nữa, nếu cho rằng những cách nói Trong Nam/ Ngoài Bắc, Vào Nam / Ra Bắc đều bắt nguồn từsự đối lập Nam quốc / Bắc quốc thì cũng khó hiểu được vì sao, về phương diện đi lại, Ra Bắc không bao giờ có nghĩa là đi sang Trung Quốc, và vào Nam hầu như cũng không bao giờ có nghĩa là đi vào đất ViệtNam, tronglúc, về nhiều phương diện khác, vẫn còn dùng những lối nói đối nhau như Nam sử / Bắc sử, Quân Nam / Quân Bắc, Thuốc Nam / Thuốc Bắc, v.v...

Vậy quá trình hình thành lối nói vào Nam /ra Bắcnên hình dung như thế nào? Về vấn đề này, ý kiến chúng tôi có thể tóm tắt như sau:

a) Lối nói vào Nam/Ra Bắc đã có mặt từthời Nguyễn Trãi. Vậy nó phải sản sinh trên cơ sở những lối nói về việc đi lại trên địa bàn ViệtNam khoảng thời gian đó, tức là khoảng đầu thế kỷ 15 trở về trước. Thời gian này, như cứ liệu lịch sử cho biết, lãnh thổ ViệtNam mới bao gồm vùng Bắc Bộ và giải đất từThanh Hoá đến Thừa Thiên. Người ViệtNam tập trung sinh sống chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, một vùng đồng bằng rộng, mở mang, k haiphá từlâu, ba phía giáp vùng núi cao (Bắc, Tây và Tây Nam), một phía giáp biển (Đông), ở giữa có một hệ thống sông ngòi chia cắt đất nước thành nhiều khu vực nhỏ. Giải đất ở Bắc Trung Bộ, nói chung, đồng bằng ven biển khá hẹp. Đây là khu vực biên giới, nhiều vùng mới chiếm được còn man rợ, bí hiểm 6. Tuy nhiên, việc đi lại giữa vùng châu thổ sông Hồng và vùng đất biên giới này cũng đã xẩy ra nhiều khi khá ồ ạt do những đợt di dân, vận chuyển lương thực, và những đợt kéo hàng vạn quân vào tập luyện, đi đánh Chiêm Thành 7.

Bộ đội hành quân vào Nam

b) Căn cứ vào những cách nói về việc đi lại ở địa bàn này, hiệncòn lưu lại ở tiếngViệt, chúng ta thấy:

– Nói về việc đi lại giữa các điểm trongcùng một vùng, thì vào Nam ra Bắc chỉ được dùng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ: ( TừThanh Hoá) vào Nghệ Tĩnh, vào Bình Trị Thiên, ( TừBình Trị Thiên) ra Nghệ Tĩnh, ra Thanh Hoá.. Ở Bắc Bộ, trái lại, chủ yếu dùng lên, xuống, sang, qua: ( TừHà Nội) lên Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình; xuống Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồ Sơn, Thái Bình, Hải Hậu,… qua Gia Lâm…nhưng đối với những địa điểm sắp dẫn vào đất Bắc Trung Bộ thì lại dùng vào, ra ví dụ: vào Ninh Bình.

– Khi nói về việc đi lại giữa haiđiểm khác vùng (một bên thuộc Bắc Bộ, một bên thuộc Bắc Trung Bộ) thì bao giờ cũng dùng vào/ra được:

– ( TừBắc Bộ) có thể vào bất kỳ chỗ nào ở Bắc Trung Bộ;

– ( TừBắc Trung Bộ) có thể nói ra bất kỳ chỗ nào ờ Bắc Bộ.

c) Như vậy, lối nói vào Nam/ Ra Bắc chắc được sản sinh khi nói về việc đi lại trên trục đường châu thổ sông Hồng – vùng Bắc trung Bộ; và chắc lúc đầu sự đối lập vào/ra cũng không gắn liền với sự đối lập về phương hướng Nam/Bắc: chứng cớ là trên những trục đường đúng hướng Nam/Bắc như Hà Nội - Bắc Cạn, hoặc Hà Nội - Lạng Sơn người ta vẫn nói lên/xuống chứ không nói vào/ra, ví dụ: ( TừHà Nội) lên Thái Nguyên, ( TừBắc Ninh) xuống Từ Sơn, v.v... Có thể phỏng đoán rằng:

– Lúc đầu chỉ có những câu nói cụ thể như ( TừKẻ Chợ) vào Bố Chính, vào Thuận Hoá; ( TừThuận Hoá) ra Nghệ An, ra Đông Đô, v.v...

– Đi vào nơi hẹp, kín, bí hiểm, tận cùng mà dùng Vào, Vào trong..., đi ra nơi rộng thoáng mở mang mà dùng ra, ra ngoài..., điều đó hoàn toàn phù hợp với nội dung ngữ nghĩa của haiđộngtừnày. Đặt những câu như vậy hoàn toàn không có gì xa lạ so với lối nói quen thuộc như vào ngõ, vào cổng, vào trong góc, vào trong hang, vào trong rừng/ra khơi, ra đồng, ra ngoài sân, ra ngoài bãi… Những cách đặt câu như vậy, ngày nay chúng ta vẫn dùng, so sánh với: vào Cúc Phương, vào U Minh; ra Sầm Sơn, ra Vũng Tàu…

– Nhưng do một sự tình cờ của địa lý, giải đất hẹp, bí hiểm vùng biên giới lại ở phía Nam, chỗ đồng bằng rộng thoáng, mở mang lại ở phía Bắc, cho nên những lối nói có vào/ra như trên lại ngẫu nhiên mang thêm một nét nội dung mới: nói vào một địa điểm X là nói đi về phía Nam hơn, so với đồng bằng Bắc Bộ; và nói ra một địa điểm là nói đi về phía Bắc hơn so với các vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị.

– Rồi về sau, do sự mờ nhạt dần của một khía cạnh ngữ nghĩa vốn quan trọng lúc ban đầu (khía cạnh “vào nơi hẹp, ra nơi rộng” mờ nhạt dần vì từNghệ An vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị hay từThừa Thiên ra Quảng Trị, đâu đâu giải đất đồng bằng ven biển cũng hẹp cả) nên ý nghĩa nam/bắc lại dần dần nổi rõ hẳn lên, để cuối cùng đưa đến khả năng khái quát thành vào Nam/ra Bắc.

– Cố nhiên tình hình từđầu thế kỷ 15 đến nay cũng càng ngày càng góp phần củng cố thêm cho lối nói đó: sự ra đời của những tên đàng Ngoài hoặc Nam Hà/ Bắc Hà (thời Trịnh, Nguyễn), sự phân vùng địa lý thành ba kỳ Bắc – Trung – Nam (triều Nguyễn) đều là những nhân tố, theo ý chúng tôi, có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức bắc/nam của người nói, và đến cách dùng những từvào/ra, trong/ngoài của họ. Địa danh có mang những yếu tố nam, bắc nhất định phải có ảnh hưởng trực tiếp hơn là haiphương hướng ấy 8.

Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm một điều: là đứng trước những lối nói ra Bắc/vào Nam, Ra ngoài Bắc/vào trong Nam, không nên nghĩ đến một hướng bắc, một hướng nam xác định đơn thuần chỉ dựa theo la bàn. Trongviệc đi lại, điều kiện quan trọng nhất là các trục đường giao thông chính. Từmột điểm A đến một điểm B, nếu quả có một đường giao thông về cơ bản làm nổi rõ cái trục Bắc - Nam thì lúc đó mới có thể dùng haiđộngtừvào, ra cũng như haitừchỉ vị trí trong - Ngoài được. Không có điều kiện đó thì người ta thường dùng những lối nói khác. Một ví dụ để minh hoạ: theo la bàn, huyện Thanh Chương ở phía Bắc huyện Hương Sơn, nhưng đường giao thông chính lại đi vòng từThanh Chương xuống Vinh (hướng Tây-Đông), sau đó từVinh vào Đức Thọ (hướng Bắc-Nam), rồi cuối cùng lại từĐức Thọ lên Hương Sơn (hướng Đông-Tây). Tronghoàn cảnh đó vị trí đối đãi Bắc/Nam giữa haihuyện bị lu mờ, người dân thường không nhận thức được. Cố nhiên, từxưa giữa Hương Sơn và Thanh Sơn vẫn có một lối đi quen thuộc, nhưng đó không phải là một trục đường chính mà chỉ là một con đường mòn đi tắt, phải vượt qua truông. Chính vì vậy, trongviệc đi lại giữa haihuyện người ta không dùng Vào/Ra mà người ta lại dùng sang, qua: sang (bên) Hương Sơn, qua (bên) Thanh Chương..,

Có điều, có đường giao thông chính theo trục Nam/Bắc cũng mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Nếu có những đặc điểm địa hình khác nổi rõ hơn (ví dụ có sự đối lập cao/thấp, có đặc điểm vượt sông, vượt đèo, v.v...) thì lúc ấy sự đối lập Nam/Bắc cũng bị lu mờ trongtâm lý người nói, và vào/ra cũng phải nhường chỗ cho lên/xuống hoặc sang, qua, v.v...Ví dụ: ( TừHà Nội) sang Gia Lâm – ( TừBến Súc) lên Lộc Ninh.

Đã có trường hợp sự đối lập nam/Bắc bị lu mờ trongthực tế thì tất có trường hợp trongthực tế vốn không có Nam/Bắc, nhưng ở người nói lại nhận thức là có, ví dụ ở quãng đường Xuân Lộc - Phan Thiết. Thực ra đây là một đoạn đường chủ yếu đi theo hướng Đông-Tây. Nhưng đã chia toàn quốc thành ba vùng Nam, Trung, Bắc thì tự nhiên trongnhận thức của người nói, từXuân Lộc ra Phan Thiết, người ta vẫn nghĩ là đi theo hướng ra Bắc, và từPhan Thiết vào Xuân Lộc người ta vẫn nghĩ là đi theo hướng vào nam.

Tóm lại sự đối lập Nam/Bắc theo la bàn với sự đối lập Nam/Bắc trongnhận thức người nói không thể hoàn toàn đồng nhất làm một. Muốn nói được vào/ra phải có điều kiện làm nổi rõ được thế đối lập Nam/Bắc ở trongnhận thức người nói: ví dụ phải có đường giao thông chính theo trục đó, hoặc phải có sự hỗ trợ của thế phân vùng hành chính địa lý thành Nam-Trung-Bắc, và nhất là phải vượt qua được sự cạnh tranh của các đặc điểm địa lý khác.

Tất cả những điều nói trên hiệnđưa đến hậu quả như sau:

a) Trongđịa bàn ViệtNam, khi nói đến việc đi tới một địa điểm xa, khác vùng thì bao giờ cũng dùng Vào/Ra (và trong/ngoài được):

– ( TừBắc Bộ) có thể nói vào bất kỳ chỗ nào ở Trung Bộ, Nam Bộ;

– ( TừNam Bộ) có thể nói ra bất kỳ chỗ nào ở Trung Bộ, Bắc Bộ;

– ( TừTrung Bộ) có thể nói vào bất kỳ chỗ nào ở Nam Bộ, và ra bất kỳ chỗ nào ở Bắc Bộ.

Nhưng khi nói đến việc đi lại giữa điểm này điểm khác trongcùng một vùng thì vào/ra chỉ dùng với các điểm ven đường quốc lộ thuộc Trung Bộ, hoặc nằm trên đoạn đường sắp dẫn sang đất Trung Bộ. Ngoài ra hầu như chỉ dùng sang, qua, lên xuống. So sánh:

– ( TừHà Nội) Lên Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lao Cai, Hoà Bình..., Xuống Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồ Sơn, Thái Bình, Hải Hậu... nhưng vào Ninh Bình (vì Ninh Bình dẫn vào Trung Bộ).

– ( TừHuế) ra Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Vinh, Thanh Hoá... vào Hội An, Bình Định, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết...

– ( Từthành phố Hồ Chí Minh) lên Biên Hoà, Lộc Ninh, Tây Ninh... xuống Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau... nhưng có thể nói ra Xuân Lộc (vì Xuân Lộc dẫn ra Trung Bộ).

b) Khi ra nước ngoài, bước vào một hoàn cảnh địa lý xa lạ, khác hẳn cái hoàn cảnh địa lý đã sống, đã vào sâu trongnhận thức ở ViệtNam, thì người Việtbắt buộc phải từbỏ lối nói gắn ra với Bắc, Vào với Nam vốn đã quen thuộc ở trongnước. Vào Nam, Ra bắc, trong Nam, ngoài Bắc tuy là lối nói phổ biến, nhưng chúng chỉ dùng phổ biến trongphạm vi địa lý ViệtNam mà thôi.

Chú thích:

1. Gọi “di chuyển có định hướng” là để phân biệt với các độngtừnhư chạy, nhảy, bơi,bay v.v... Xin xem các công trình của I.S. Bưxtrop ( Tư liệu về sự phân loại độngtừtrongtiếngViệt, Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp Leningrat,1962, số 306, tiếngNga); I.S. Bưxtrop, Nguyễn Tài Cẩn N.V. Stankevitch (Ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đạihọc tổng hợp Leningrat, 1975, tiếngNga); Nguyễn Lai (Một vài đặc điểm của nhóm từchỉ hướng được dùng ở dạng độngtừtrongtiếngViệthiệnđại,tạp chí Ngôn Ngữ,số 3, 1977).

2. Hồng Đức bản đồ,Sài Gòn 1962 (do nhóm các ông Bửu Cầm, Đỗ Văn Anh, Phạm Huy Thuý, Tạ Quang Phát, Trương Bửu Lâm dịch, giới thiệu).

3. TrongDư địa chícòn ghi Thanh Giang, nhưng ở bia tiến sĩ năm 1409 đã đổi thành Thanh Chương như hiệnnay.

4. Ông còn là người tập hợp bộ Hồng Đức bản đồ.Ông có đưa những con số về phủ, huyện, châu rất lạ, nhưng xét kỹ thì rất đúng: điều này càng chứng tỏ ông nắm chắc tình hình thế kỷ 15.

5. Xin xem thêm: Nguyên Thanh ( Thử cắt nghĩa nguồn gốc củathành ngữ ra Bắc, vào Namtạp chí Đoàn kếttháng 2.1989, số 410).

6. Vì lý do này xưa mới gọi là “trại”.

7. Theo tài liệu lịch sử, có những đợt di dân như năm 1075, 1402..., những đợt vận chuyển lương thực như năm 1376, và rất nhiều đợt kéo quân vào tập luyện, đánh Chiêm Thành (1104, 1252, 1311, 1318, 1353, 1367, 1376-1377, 1383, 1402, 1403...).

8. Lộ Nam Giới hay Quảng Nam thừa tuyên là địa danh chỉ vùng đất từThừa Thiên đến khoảng Qui Nhơn. Có tên Nam Giới thì có thể nói Vào Nam như kiểu nói Ra Thanh, Ra Nghệ; với tên nói Quảng Nam thừa tuyên vẫn có khả năng dùng Nam để chỉ toàn vùng như vậy: hiệnta vẫn thường nói Vào Bình, Trị, Thiê; vào Nam, Ngãi...

Về ảnh hưởng của địa danh, ngay tình hình gần đây vẫn cho thấy rõ: lối nói Lên Kontum, lên Pleiku, có phần phổ biến thêm, lối nói ra Kontum, ra pleiku, có phần giảm bớt đi; vì sau 1954, về hành chính, không chia thành Trung Bộ, Nam Bộ như trước.


Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.