Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/10/2022 09:14 (GMT+7)

Hà Giang: Góp ý Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật giá

Ngày 13/10/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với 02 dự thảo Luật: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật giá.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội Hà Giang và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Theo các đại biểu, dự thảo 05, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm 7 chương, 80 điều đã được Cơ quan soạn thảo Trung ương xây dựng công phu, bài bản, nội dung tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính dễ tiếp cận, tính cụ thể và tính khả thi của Luật, các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp lại trật tự, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung và làm rõ một số quy định trong dự thảo Luật, cụ thể: (i) Bổ sung thêm các khái niệm Người tiêu dùng không chỉ bao gồm cá nhân, mà cả tổ chức”; bổ sung thêm đối tượng áp dụng của Luật bao gồm “cả tổ chức và cá nhân nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa” vào Điều 3 của dự thảo Luật để đảm bảo chính xác, đầy đủ; (ii) Bổ sung nội dung quy định về cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp phù hợp với yếu tố dễ bị tổn thương của người tiêu dùng và quy định cụ thể việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp áp dụng cơ chế phù hợp với yếu tố dễ bị tổn thương của người tiêu dùng vào Điều 7 của dự thảo Luật; (iii) Bỏ cụm từ “gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng” tại điểm e, khoản 1 Điều 17 của dự thảo Luật để tránh các cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng pháp luật không chính xác; (iv) Về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đề nghị bỏ cụm từ tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì…bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, vì theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức nói chung, mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và pháp nhân thương mại; (v) Bổ sung thêm “quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc xem xét tiếp thu hoặc không tiếp thu việc góp ý kiến của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ”; (vi) Bổ sung thêm một Điều quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để làm cơ sở pháp lý cho các Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Chương VI của dự thảo Luật; (vii) Bổ sung thêm một nội dung trách nhiệm của Bộ Công thương là: “Thực hiện giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 của Luật này cho tổ chức xã hội có phạm vi hoạt động trên phạm vi toàn quốc” vào điểm c Khoản 2 Điều 75 của dự thảo Luật; (viii) Bổ sung thêm trách nhiệm cụ thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các bộ liên quan khác như: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Y tế… ; (ix) Đề nghị Cơ quan soạn thảo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi của dự thảo Luật với các Luật hiện hành như: Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm và một số Dự án Luật liên quan đang chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 sắp tới như: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi)...

Đối với dự thảo 05, Luật giá gồm 8 Chương, 72 Điều, tăng 3 Chương và 24 Điều so với Luật giá năm 2012. Về cơ bản, các đại biểu nhất trí cao với nhiều nội dung của dự thảo Luật sửa đổi lần này và đề nghị Cơ quan soạn thảo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp, đảm bảo tính thực thi của Luật, cụ thể: (i) Giải thích rõ khái niệm “giá bất hợp lý” tại điểm c khoản 2 Điều 7 của dự thảo Luật để tránh các suy diễn không phù hợp khi thực thi Luật; (ii) Cần rà soát lại các nội dung tham chiếu việc áp dụng Luật giá với các Luật hiện hành và các Dự án Luật sửa đổi khác có liên quan như Luật đất đai (sửa đổi); Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến cùng với dự án Luật giá sửa đổi; (iii) Đề nghị đổi tên Chương III “Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước” thành Chương III: “Quản lý nhà nước về giá” hoặc “Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá” để cho khái quát hơn và cách đặt tên ngắn gọn, chính xác cũng tương tự như cách đặt tên Chương quản lý nhà nước ở nhiều luật khác đã được ban hành; (iv) Không nên quy định “quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá” mà quy định chung là “quản lý nhà nước về giá”, vì tên gọi của Luật là Luật giá, trong đó việc thẩm định giá là một trong những nội dung liên quan đến giá; hơn nữa quy định như vậy sẽ hiểu lầm là giá và thẩm định giá là 02 vấn đề khác nhau; (v) Đề nghị bỏ Điều 18 quy định thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá; vì việc quy định nhiệm vụ cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công, giao nhiệm vụ cho cấp dưới là do văn bản dưới Luật (Nghị định của Chính phủ) quy định, không phải do Luật quy định; (vi) Đề nghị làm rõ quy định cụ thể “tài nguyên quan trọng”, “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ….. ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, đời sống người dân…” thì sẽ do Nhà nước định giá quy định tại Điều 25 của dự thảo Luật để tạo thuận lợi khi thực hiện và bảo đảm tính khả thi các quy định của Luật; (vii) Đề nghị không nên đưa vào dự thảo Luật quy định về “kinhhỗ trợphícho các hoạt độngtổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trườngvà hoạt động quản lý điều hành giá” tại khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật; vì sẽ dẫn đến có 02 nguồn kinh phí cho các hoạt động nêu trên, và sẽ tạo nên sự bất hợp lý, không công bằng; (viii) Kiến nghị bổ sung thêm một Điều quy định về xử lý vi phạm pháp luật về giá; các quy định về việc khiếu nại, tố cáo; quy định về thẩm quyền, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giá.

Các ý kiến tham gia, góp ý đối với 2 dự thảo Luật được Liên hiệp Hội Hà Giang tổng hợp báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh để phản ánh về Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra vào cuối tháng 10 năm 2022./.

Xem Thêm

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.
Thanh Hoá: Phản biện đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sáng ngày 15/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” (Đề án) do UBND huyện Thạch Thành phụ trách.
Thanh Hoá: Phản biện quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Ngày 05/3/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo phản biện “Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm 2024 - 2025” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phụ trách soạn thảo.

Tin mới

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.