Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực(1)
Ngày 17 – 6 – 1868, Đô đốc Ohier quay quân về miền Tây, nghe tin thủ lính nghĩa quân là Quản Chơn đã hạ lệnh tại Sân Chim (Rạch Giá), tấn công thành Rạch Giá. Nhưng đã muộn. Ngay này hôm ấy họ đã thành công, giết viên thanh tra cùng với quân trú phòng ở đây. Họ chiếm lấy thành. Chỉ một lính Pháp trốn thoát (2).
Đến ngày 21, tức ba ngày sau, toán quân Pháp khoảng 60 người, với một hỏa lực hùng hậu, trang bị cả đại pháo tấn công chiếm lại thành. Các chỉ huy và nghĩa quân đã bỏ thành chạy, họ dùng các thuyền nhẹ đến Hòn Chông, sau đó lại chạy ra Phú Quốc (3).
Sau khi tái chiếm thành Rạch Giá, người ta mới biết Quản Chơn không ai khác, đó là vị thủ lĩnh nghĩa quân nổi tiếng Nguyễn Trung Trực, người mà ngày 10 – 12 – 1861 đã hoả táng pháo hạm Espérance ở Nhật Tảo (nằm giữa quảng Bến Lức với giao giang 2 sông Vàm Cỏ), làm chết hết toàn bộ sĩ quan và lính tráng trên tàu (4). Về sau, theo lời khai của ông ấy ở trong tù, ông được triều đình Huế phong làm Quản cơ, vài năm sau hàm chức Thành Thú Huy (Commandant do Poste – chú của P. Klian) ở Hà Tiên và sau loạt chiếm đóng của Pháp ông rút về Hòn Chông cùng gia đình. Phải chăng, ông là một Nho sĩ cuối cùng, và là một võ gia lão luyện.
Nhờ sự hợp tác của Tổng Kiên (5), Chánh tổng Hòn Chông, thoạt đầu có hàng chục nghĩa quân người An nam đến xin gia nhập, những người đó cũng chỉ quanh quẩn ở vùng này. Nhờ họ mà liên lạc được khắp nơi, tiền bạc lương thực có phần dồi dào hơn trước.
Nguyễn Trung Trực thiết lập bản doanh tại bãi Bà Lưu (6), cách chợ Hòn Chông hiện nay khoảng 300m. Đội quân của ông ngày càng phát triển, ông luyện tập võ nghệ cho họ, nhưng cái khiếm khuyết lớn nhất vẫn là vũ khí và quân nhu quân dụng.
Vợ Tổng Kiên khuyên chồng không nên dây vào đám Nguyễn Trung Trực, Tổng Kiên bừng bừng nổi giận, chặt đầu vợ bêu bên đường để thị uy những kẻ do dự (mộ bà được tìm thấy trong khoảng đất gần bên Trụ sở Hòn Chông – chú của P. Klian (7). Sau cuộc hành quyết đó, số nghĩa quân tăng lên nhanh chóng, khoảng ba chục. Trước cuộc tấn công Rạch Giá ít lâu - tức trước ngày 17 – 6 – 1868, một vị quan ở ngoài triều mang lệnh vào, bảo ông phải khởi nghĩa ở Hà Tiên, thoạt đầu Nguyễn Trung Trực còn do dự, nhưng sau đó ông vâng lời nhưng việc lại không xảy ra.