Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 25/07/2006 15:32 (GMT+7)

Công nghệ gen ứng dụng trong nông nghiệp

Bằng phương pháp mới này, các nhà sinh học có thể chọn lựa một loạt những đặc tính phân tán khác nhau của các giống cây trồng để tạo ra một số giống mới mang các tính ưu việt hơn, bảo đảm cho nguồn lợi kinh tế phong phú hơn. Mặc dù công nghệ gen phức tạp hơn nhiều so với việc chọn giống cây trồng cổ điển, nhưng nó bảo đảm tính an toàn cao. Những đặc tính mới của cây được duy trì và biểu hiện một cách bền vững. Theo phương pháp này, các nhà sinh học đã dùng kỹ thuật tái tổ hợp AND (yếu tố di truyền) để di truyền những đoạn gen có ích và đặc hiệu vào những cơ thể và cây trồng, tạo nên các giống mới. Kết quả nghiên cứu cũng đã được Viện hàn lâm khoa học Mỹ kết luận rằng: những cây trồng được cải tiến bằng phương pháp tế bào phân tử thì không có gì khác so với những cây trồng được cải tiến bằng các phương pháp di truyền cổ điển. Trong khoảng 10 năm gần đây, các nhà sinh học đã áp dụng công nghệ di truyền vào hơn 50 loài thực vật khác nhau. Những giống cây trồng mới này có thể chống lại được những côn trùng, virút và cỏ dại, hoa quả của nó cũng có thể chống lại được sự hư hại, các hạt cũng trở nên mẩy hơn, đầy dinh dưỡng và rõ ràng sẽ mang lại lợi ích cao cho người nông dân.

Hiện nay việc bảo vệ giống cây trồng bằng công nghệ gen đã được tiến hành thông qua các khâu:

 - Tạo giống chống các bệnh virút: một trong những hướng đầy hứa hẹn của công nghệ gen là sự đề kháng các bệnh bằng cách làm tăng sức đối kháng của cây trồng đối với virút. Ngoài ra, người ta còn lai tạo giống cây trồng sạch bệnh bằng cách nuôi cấy mô tế bào từ mô phân sinh đỉnh chồi vì mô này không bao giờ nhiễm virút.

 - Tạo giống mới để kháng lại các côn trùng có hại: đây là một trong những mục tiêu quan trọng của công nghệ gen, đặc biệt đối với những cây trồng như bông, khoai tây, ngô. Người ta sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp gen để sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu sinh học, dược chất, virút trừ sâu...

 - Tạo giống mới chống cỏ dại: công nghệ gen có thể cống hiến một cách hữu hiệu trong việc kiểm tra cỏ dại. Mục tiêu nghiên cứu là tạo nên những cây trồng mà chúng có thể sản xuất ra thuốc trừ cỏ dại với phổ rộng đơn giản và an toàn cho môi trường. Nếu sử dụng được các công nghệ gen vào việc hạn chế cỏ dại cho cây trồng sẽ làm cho nông nghiệp giảm được một lượng lớn thuốc diệt cỏ dại...

 - Tạo giống mới chống hư hại vụ mùa: công nghệ gen đang phát huy tác dụng trong việc giúp bảo quản hoa quả khỏi bị thối úng. Người ta đã thu được kết quả thành công ở một số cây rau như cà chua, rau diếp, khoai tây...

Hiện nay ở nước ta, một số phương pháp cũng đã được tiến hành và mang lại thành công như: nuôi cấy mô tế bào từ mô phân sinh (không bị nhiễm virút), nuôi ong mắt đỏ diệt sâu đay, nuôi sâu xanh để chế thuốc trừ sâu vi sinh diệt sâu xanh, dùng nấm để chế thuốc trừ sâu ở một số loài cây...

Hướng nghiên cứu bảo vệ cây trồng bằng công nghệ gen hiện nay đang được tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Người ta thấy rằng năng suất mùa màng càng cao, thì thiệt hại do sâu bọ gây ra càng lớn. Hàng năm trên thế giới người ta đã chi phí một khoản tiền lớn cho thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng, những hậu quả do chúng để lại càng đáng quan tâm hơn: ngoài việc gây ngộ độc cho người, phần lớn thuốc trừ sâu thường để lại những ảnh hưởng tai hại khác cho môi trường sinh thái của con người. Chính vì những lợi ích đã nêu là giống, năng suất, phẩm chất cây trồng và cả mặt bảo vệ thực vật, công nghệ gen đã và đang là hướng đi đầy hứa hẹn trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp.  

(Theo tài liệu Những thành tựu khoa học - kỹ thuật đưa vào sản xuất, Chuyên đề công nghệ gen trong sản xuất vacxin thế hệ mới, ứng dụng trong y học và nông nghiệp hiện đại, Trung tâm KHTN-CNQG, Hà Nội, 1994, Số 2)  


Nguyễn Thuỵ Hoàng

Sở khoa học, công nghệ và môi trường Lâm Đồng


Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng, số 3.1995

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.