Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 28/05/2005 00:33 (GMT+7)

Có một ông “Thành Hoàng” mới...

Chữ “công” ở tuổi cổ lai hi

Một buổi sớm gần 10 năm trước đây, trong phòng khách bừa bộn những sách của mình, giáo sư Trương nghe tiếng gõ cửa khe khẽ, ông ra mở cửa và bất ngờ nhận thấy vị khách là...Thủ tướng Võ Văn Kiệt.


Vào lúc cuộc trò chuyện trở nên thân tình, giáo sư Trương vui vẻ nói: “Thủ tướng bận rộn với quốc gia đại sự, việc gì phải mất thời gian ghé thăm tôi”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời: “Biên soạn Từ điển Bách khoa và sáng lập Viện Kinh tế sinh thái là hai việc lớn, mà giáo sư năm nay cũng đã ở vào lứa tuổi xưa nay hiếm nên tôi rất mến phục vì điều đó”.


Để đáp lại sự quan tâm của người đứng đầu Chính phủ, giáo sư Trương chậm rãi đọc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ, trong đó ông xin phép người xưa sửa lại một chữ:


Đã mang tiếng ở trên trời đất

Phải có công gì với núi sông


Chỉ thay chữ “danh” nguyên tác bằng chữ “công”, giáo sư đã đúc kết được chí nguyện của cuộc đời ông. “Thời điểm tôi được mời làm Tổng biên tập Từ điển Bách khoa, nhiều người cứ tò mò hỏi: Soạn mỗi từ mục trong Từ điển các nhà khoa học được trả bao nhiều tiền?


Tôi không trả lời câu hỏi đó, mà chỉ nói: Trong khu vực Đông Nam Á nhiều nước giàu hơn mình nhưng vẫn chưa có hoặc không thể có Từ điển Bách khoa. Nước Việt Nam vốn xưng nền văn hiến đã lâu, chẳng lẽ cũng chịu chung tình trạng như vậy”-Giáo sư Trương kể lại với Thủ tướng.


“Vậy cái khó nhất trong việc biên soạn từ điển là gì?” - Thủ tướng hỏi, “Không thể nói hết được các khó khăn nhưng khó nhất là chuyện tập hợp trí tuệ. Dân mình chỉ quen chung lưng đấu cật trong chiến tranh, còn thời bình thì anh nào lo mâm anh ấy”- Vị giáo sư thẳng thắn trả lời.


Làm Tổng biên tập của Từ điển Bách khoa, giáo sư Trương phải “tập hợp trí tuệ” của hơn 2000 nhà khoa học tham gia biên soạn. Cùng thời điểm, vừa “lo” làm Từ điển Bách khoa giáo sư Trương vừa gây xôn xao giới khoa học khi đệ trình lên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ) hồ sơ xin thành lập Viện Kinh tế sinh thái dân lập.


GS Trương (bên phải) và các đồng nghiệp ở Viện KTST đi thăm làng sinh thái ở Quảng Bình

GS Trương (bên phải) và các đồng nghiệp ở Viện KTST đi thăm làng sinh thái ở Quảng Bình

Hồ sơ có đoạn “Viện hoạt động trên cơ sở hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước về những vấn đề gia tăng kinh tế và cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển nông, lâm nghiệpbền vững. Viện có con dấu và tài khoản riêng”. Lúc bấy giờ, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước không khỏi ngập ngừng trước một vấn đề chưa có tiền lệ, nhất là bản lý lịch...ngoài Đảng của ông Việntrưởng. Hồ sơ rơi vào “im lặng” một thời gian dài.


Không rõ bằng cách nào, câu chuyện về Viện Kinh tế sinh thái “đến tai” Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngay lập tức “hồ sơ” được thông qua. Và giáo sư Trương lại tiếp tục công việc “tập hợp” các nhà khoa học để hình thành “bộ khung” cho Viện khoa học dân lập đầu tiên ở nước ta.


Trong một lần đi dự hội thảo lâm nghiệp ở Đức, tham luận của giáo sư Trương về mô hình hoạt động của Viện đã nhận được những tràng vỗ tay không ngớt của cử tọa, nhiều giáo sư trong giờ giải lao đã tìm gặp ông Trương chỉ để nói: “Viện của ngài không những là một viện khoa học với những hoạt động thực tiễn về kinh tế sinh thái duy nhất của Việt Nam mà còn là Viện duy nhất trên thế giới”.


Viện Kinh tế sinh thái đã làm được những gì khiến bạn bè quốc tế phải mến phục như vậy?

Những bước chân...hồi sinh

Nếu như trong dân gian thường gọi các vị danh nhân có công lập làng là Thành Hoàng, thì giáo sư Trương và các đồng sự xứng đáng là “Thành Hoàng” của 11 làng sinh thái trên khắp mọi miền đất nước. Một đất nước đã được đúc kết trong câu thành ngữ “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Và xem ra cái “nhất phần điền” đang ngày càng trở nên thu hẹp hơn vì sự “xuống cấp” nhanh chóng của môi trường thiên nhiên.

Nhà văn Xuân Cang - người đã đi thăm 5 trong số 11 làng sinh thái được Viện nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng tại 3 vùng sinh thái đặc thù kém bền vững, vùng đồng bằng úng ngập nước, vùng cát hoang hóa ven biển và vùng đồi núi trơ trọc, kể lại: “Tôi đã chứng kiến những hình ảnh rất xúc động, các giáo sư lặn lội đến những làng quê hẻo lánh giảng dạy cho người nông dân trong các lớp tập huấn mở đầu cho một số công trình thực nghiệm.

Khi đến làng cát Hải Thủy, các giáo sư ăn những bữa ăn đạm bạc ngô khoai, ngồi ngoài hiên nhà đầy cát, trò chuyện thâu đêm với các chủ nhân nghèo ở vùng cát di động và ngủ ngay trên thềm nhà lộng gió biển. Khi làm lớp tập huấn cho bà con người Dao ở Ba Vì, họ phải tìm những ngôn ngữ thật dễ hiểu để nói với bà con, tôi nghĩ đó cũng là một việc khó khăn...”.

Vườn quốc gia Ba Vì vốn là “ngôi nhà chung” của bà con người Dao, để bảo vệ tài nguyên thực, động vật và cảnh quan, Vườn quốc gia đã vận động bà con xuống định cư ở mấy quả đồi ở chân núi nhìn về sông Đà.

Thế nhưng, làm sao bà con có thể sống ở mấy quả đồi trơ trụi là một “bài toán” chưa có lời giải. Khi Viện Kinh tế sinh thái vào cuộc, cứ khoảng 20 ngày hoặc trên một tháng, bằng chiếc xe máy cũ giáo sư Trương lại tòng tọc từ Hà Nội lên Ba Vì để “thượng sơn...thực địa”, những “nội dung kỹ thuật” cần thiết cho sự sống trên đồi trơ núi trọc được giáo sư Trương suy tính vào thời gian này và Dự án làng sinh thái Ba Vì hình thành trong đầu ông...

Hôm nay, đến với làng sinh thái ở Ba Vì, nhìn ngắm đàn lợn trong chuồng và vườn cây, ao cá của nhà vị già làng, cảnh tượng như bất cứ một làng trù mật nào đó ở dưới xuôi.

Dự án cũng xây trường học, trạm xá và tổ chức một hợp tác xã cho bà con. Lão nông Dương Trung Tâm-Chủ nhiệm hợp tác xã tâm sự: “Chúng tôi chịu ơn ông Trương, ông ấy đã giúp chúng tôi ra khỏi cánh rừng và đi về phía trước...”. Còn vị già làng thì nói rất vui: “Người Dao biết làm điện dùng, người Dao biết làm vườn kinh tế sinh thái, người Dao không phá rừng nữa đâu, các cán bộ cứ yên tâm...”.

“Ngày nảy ngày nay, có các ông giáo sư tự bỏ tiền túi và trí tuệ của mình để đi giúp đỡ những người dân nghèo xây dựng cuộc sống mới...”. Câu chuyện cổ tích hiện đại này hoàn toàn đúng với 20 giáo sư ở Viện Kinh tế sinh thái. Ít người biết chuyện giáo sư Trương còn là ông Viện trưởng nhiều năm nay nằm...ngoài danh sách trả lương của Viện. 19 giáo sư khác cũng chỉ nhận một sự chi trả trên danh nghĩa cho những đóng góp của họ. Theo giáo sư Trương thì “lương của chúng tôi là...niềm vui cống hiến cho đời những tri thức của mình”. Thật đơn giản!

Vậy làm thế nào để Viện duy trì các dự án làng sinh thái, xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất cho các hoạt động của Viện cũng như trả lương cho khối văn phòng? Giáo sư chậm rãi giải thích: “Chúng tôi chưa hề phải xin Nhà nước bất cứ khoản tài chính nào cho các hoạt động của Viện. Nhiều tổ chức quốc tế luôn có sẵn một ngân quỹ cho việc cải thiện môi trường và cứu trợ người nghèo trên khắp thế giới.

Đôi khi ngân quỹ này cũng không hẳn là của họ mà do các cá nhân khác nhau đóng góp, và việc của họ là tìm các dự án thích hợp để đầu tư”. Giáo sư cho biết thêm rằng để tìm kiếm các nguồn đầu tư đó, các giáo sư không phải đi “xin” mà đi “thi” để có được.

Ông nói: “Ví như để có kinh phí cho dự án làng sinh thái Ba Vì, chúng tôi phải trả lời khoảng 30 câu hỏi của Uỷ ban giáo hội chống đói nghèo vì sự phát triển (CCFD). Uy tín cũng như cách trả lời thuyết phục của các giáo sư đầu ngành trong nước đã khiến CCFD nhanh chóng quyết định đầu tư vào dự án. Sự thành công ở Ba Vì cũng như các dự án tiếp theo, đã khiến nhiều tổ chức quốc tế biết và tìm đến với Viện Kinh tế sinh thái”.

Lặng lẽ và miệt mài, giáo sư Trương cùng với các đồng sự tìm đến những nơi mà sự sống khó bề phát triển, vùng đất trũng ngập quanh năm ở Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương; vùng cát khô hạn ven biển Cảnh Dương, Hải Thủy, Thanh Thủy, tỉnh Quảng Bình và Triệu Vân, Triệu Phong tỉnh Quảng Trị; Kim Lư, Na Rì, tỉnh Bắc Cạn...

Bằng hiểu biết của các nhà khoa học đa ngành và tài trí của bà con nông dân, Viện Kinh tế sinh thái lần lượt mang lại sức sống cho những vùng đất khắc nghiệt nọ.  Giáo sư Trương vui vẻ cho biết: “ở đó người dân lại được nghe tiếng chim hót trong vườn nhà và nhìn thấy đàn cò trắng tìm về...”.

Một đời mải mê vì chữ “công” với núi sông, giáo sư Trương luôn giữ nếp sống hàn sĩ cho mình. Khi tạm biệt giáo sư ra về, tôi được người trong gia đình ông cho biết phòng khách của ông hiện nay vẫn đơn sơ như 10 năm trước đây khi tiếp Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Khi đó, chứng kiến  cuộc sống trong ngôi nhà nhỏ của một trí thức lớn, Thủ tướng đã hứa giải quyết cho ông theo đúng chính sách và cấp cho giáo sư một căn nhà mới. Mặc dù ông từ chối, nhưng mấy hôm sau vẫn thấy có người của Văn phòng Chính phủ đến đưa chìa khóa nhà mới cho ông. Tuy nhiên, căn nhà mới từ đó đến nay vẫn đóng cửa để vậy. Vị giáo sư mỉm cười và bình thản nói: “Tôi ở nhà cũ quen rồi”.

Võ Văn Thành
Nguồn: www.tienphongonline.com.vn 12/5/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.
Bình Thuận: Công tác phối hợp các hội thành viên gắn kết và hiệu quả
Công tác phối hợp với các hội thành viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội tỉnh. Trong những năm qua nhất là trong năm 2024, công tác phối hợp với các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong tổ chức hội thảo khoa học.
Yên Bái: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ X
Chiều ngày 19/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ X, khoá V, nhiệm kỳ 2020-2025 (mở rộng) nhằm tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì Hội nghị.