Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/08/2024 10:57 (GMT+7)

Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong kỷ nguyên AI

AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện nay được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá tại diễn đàn Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI Summit) 2024, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế vươn lên để đón làn sóng AI. Tuy nhiên, vẫn còncó nhiều thách thức dành cho Việt Nam trong kỷ nguyên AI đầy sôi động này.

Công nghệ phải đi đôi trách nhiệm và đạo đức

Hiện nay Google đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực AI tạo sinh, đặc biệt là với mô hình Gemini 1.5 Pro, một “siêu AI” có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và tạo ra nội dung đa phương tiện chất lượng cao. Từ đây, bức tranh toàn cảnh hơn về AI, tầm nhìn và sứ mệnh của những nhà phát triển trí tuệ nhân tạo cũng được mở ra một cách mới mẻ, sâu sắc.

Mô hình Gemini 1.5 Pro có khả năng vượt trội trong việc xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Gemini mang đến ví dụ điển hình về khả năng vô tận của mô hình ngôn ngữ lớn trong việc dịch ngôn ngữ Kalamang – một ngôn ngữ chỉ có 130 người sử dụng tại Indonesia và hầu như không có sự hiện diện trên Internet. Gemini Pro 1.5 cho chất lượng bản dịch tương đương một người địa phương đã được đào tạo từ cùng tài liệu.

Có thể thấy rằng, mô hình ngôn ngữ lớn AI sở hữu khả năng mạnh mẽ trong việc tiếp cận kho văn hoá, ngôn ngữ hiếm, đóng vai trò bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, và là chìa khoá cho các nhà nghiên cứu. Những tiến bộ của AI còn thể hiện qua việc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề cấp bách như dự đoán nguy cơ cháy rừng, lũ lụt, hỗ trợ chẩn đoán bệnh, giám sát sức khỏe gia súc…

Tuy nhiên, càng mang đến những lợi ích to lớn, các ứng dụng AI càng cần được đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính an toàn và đáng tin cậy. AI không chỉ là một công cụ mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội, mà còn đòi hỏi một trách nhiệm đạo đức cao từ các nhà nghiên cứu và kỹ sư, bao gồm tính công bằng, an toàn, và trách nhiệm với xã hội. Bởi thực tế cho thấy, AI đang mang đến một cuộc cách mạng trong y tế, giáo dục, quản lý xã hội – những lĩnh vực không cho phép xảy ra các sai sót nhỏ nhất.

Chúng ta không chỉ nói về những gì AI có thể làm mà còn nhấn mạnh vào cách mà chúng ta nên sử dụng AI để tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội. Để AI thực sự phát huy tiềm năng, theo các chuyên gia cần đầu tư vào giáo dục và tạo điều kiện cho những tài năng trẻ tiếp cận với công nghệ này. Đây không chỉ là trách nhiệm của các công ty công nghệ mà còn của toàn xã hội với mong muốn sử dụng AI để không ngừng tìm kiếm ý tưởng và giải pháp mới, trong đó, con người vẫn là trung tâm và cốt lõi của nghiên cứu và ứng dụng.

tm-img-alt

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ, nơi AI sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình tương lai (Ảnh minh họa)

Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Theo nghiên cứu của Thundermark Capital, Việt Nam và Singapore là 2 đại diện của Đông Nam Á góp mặt trong Top 30 thế giới về nghiên cứu AI.  AI chính là “cơ hội cho Việt Nam” về tính ứng dụng thực tế trong nhiều ngành của hệ sinh thái - giao điểm kết nối quan trọng để tạo ra những cơ hội lớn, viết tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ AI toàn cầu.

Việt Nam đang ở một vị trí đặc biệt để dẫn đầu sự đổi mới AI trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa”, đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud, về những lợi thế độc đáo của Việt Nam trên thế giới và khu vực. Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phát triển AI, nhờ vào thị trường, nguồn nhân lực và hệ sinh thái khởi nghiệp. Bên cạnh đó vẫn tồn tại các thách thức như chi phí lao động thấp và sự cần thiết phải đầu tư vào giáo dục và đào tạo AI để tăng năng lực cạnh tranh.

Về chính sách hỗ trợ, thị trường Việt Nam đang đón nhận sự trợ lực rất lớn từ Chính phủ, các tập đoàn trong nước như Viettel, Vingroup để có thể đón sóng AI đang “nóng”. Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Về hợp tác quốc tế, Việt Nam có sự hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như Google, đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Google cam kết dành 40.000 học bổng Google Career Certificates hay đào tạo 200 công ty khởi nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến AI thông qua chương trình Google AI Startups Masterclass, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp AI. Việc này không chỉ giúp xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao mà còn tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI.

Về hệ sinh thái, theo thống kê, Việt Nam đã thu hút được hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các startup công nghệ trong năm 2023. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp đã ở mức trưởng thành tương đương Singapore và Malaysia, cho thấy tiềm năng đổi mới và khả năng tạo ra các giải pháp AI đột phá. Về nguồn nhân lực tài năng, Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực toán học và khoa học, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành AI.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng AI, thu hút nhân tài đặc biệt trong lĩnh vực toán học và khoa học. Trong khi đó, thực thế đòi hỏi sự cần thiết phải đào tạo và giáo dục về AI một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội như chăm sóc sức khỏe, nơi AI có thể tạo ra tác động đáng kể.

Theo báo cáo tại diễn đàn Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI Summit) 2024, Việt Nam dự kiến sẽ cần thêm 100.000 chuyên gia AI trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc phân tích các cơ hội và thách thức giúp Việt Nam nắm bắt và thúc đẩy các lợi thế của mình, hiện thực hoá các tiềm năng, gắn kết giữa Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp công nghệ. Đây là những điều kiện then chốt để Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ AI toàn cầu.

AI Summit là sự kiện thường niên do New Turing Institute tổ chức bắt đầu từ năm 2018 nhằm tạo nền tảng kết nối cộng đồng trí tuệ nhân tạo trong nước với các chuyên gia trên toàn thế giới.

Sau nhiều năm tổ chức thành công, AI Summit đã trở thành một sự kiện khoa học công nghệ ý nghĩa, có vị thế nổi bật tại Đông Nam Á. AI Summit 2023 đã thu hút hơn 3.600 khách tham dự (trực tiếp và trực tuyến), hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.

Xem Thêm

Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Nguyễn Xuân Thắng; TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học.
Bình Thuận: Tìm giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại
Sáng 19/9, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới 1986 - 2023”.
Vĩnh Long: 42 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi lần thứ 13
Sáng ngày 14/9/2024, tại hội trường Tỉnh ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ 13,năm học 2023-2024 và phát động Cuộc thi lần thứ 14, năm học 2024-2025.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
7 giải pháp cấp bách để các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển
Phát triển mô hình chung cho các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu thật kỹ, bởi tính đa dạng của các tạp chí này trong sự phát triển nhanh của báo chí và truyền thông dưới tác động của cộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
An Giang: Liên hiệp hội học tập Bác Hồ, Bác Tôn chăm lo đời sống Nhân dân
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước tiếp tục hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Khẳng định vai trò của nhà khoa học, kỹ sư nữ trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại
Sáng 4/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES APNN) 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam. Trong buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt các đại biểu sang Việt Nam dự Hội nghị, lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.