Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/06/2008 23:53 (GMT+7)

Chuyện kể của người giữ... "kho báu"

Ghi nhanh về... "kho báu"!

Ở Kon Tum, không ai không biết về "kho báu" của anh Văn Đình Thành. Bởi hiện nay không chỉ ở Kon Tum mà cả khu vực Tây Nguyên rộng lớn này, anh là người "độc nhất vô nhị" hiện đang sở hữu bộ sưu tập "Những công cụ bằng đá" của người Việt cổ.

Trong thời gian gần 17 năm qua (từ năm 1990 đến nay), anh đã cất công lặn lội lên tận Sa Thầy để tìm cổ vật. Có lúc vào tận các buôn làng để hỏi thăm người dân bản địa, bỏ tiền ra mua từ tay của những người đào đãi vàng,v.v. Cho đến nay anh đã sưu tập được trên 4.500 hiện vật bằng... đá.

Những cổ vật mà anh sưu tập được có tuổi thọ từ 1.500 đến 6.000 năm trước Công nguyên (giai đoạn Trung kỳ đồ đá và Hậu kỳ đồ đá).

Bước chân vào kho báu của Thành, chúng tôi ngay lập tức bị choáng ngợp bởi hàng ngàn công cụ đá của người Việt cổ. Kho báu này không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về chủng loại và được đánh số thứ tự sắp xếp theo một quy luật nhất định. Từ cuốc; rìu; dao; khoan đến những hòn nghiền, bàn nghiền; khuôn đúc đồng và các bộ trang sức bằng đá,v.v. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất phải kể đến những bộ "Bôn răng trâu" (loại bôn mà người Việt cổ dựa theo hình dạng tự nhiên là chiếc răng trâu để chế tạo ra) khoảng 370 chiếc, cuốc và bôn có khoảng 470 chiếc... Những công cụ này được anh đưa về từ làng Lung Leng, xã Sa Bình thuộc huyện Sa Thầy chính là Khu Di chỉ Lung Leng.

Hành trình đi tìm cổ vật!

Trao đổi với chúng tôi về những ngày đầu đi tìm cổ vật, anh vui vẻ cho biết: Thời gian đó vào khoảng tháng 9 năm 1990. Hồi ấy, anh đang là công nhân đào đãi vàng bên dòng sông Pô Cô, tại địa bàn làng Lung Leng, xã Sa Bình. Trong những ngày "đãi cát tìm vàng", anh đã bắt gặp rất nhiều viên đá có hình dáng như những công cụ lao động của con người.

Với con mắt tinh đời của mình, anh khẳng định: Những viên đá này nhất thiết phải qua bàn tay "gia công" của con người, mới có được hình dạng như vậy. Anh Thành đã mang những viên đá ấy vào làng hỏi thăm các cụ già là những người bản địa, họ bảo với anh đó là "búa trời" (từ trên trời thả xuống, rất linh thiêng).

Kể từ hôm đó, anh đặt câu hỏi: "Người ta đã từng có nhiều bộ sưu tập khác nhau, tại sao mình lại không tìm được một bộ sưu tập bằng đá trong khi đang ở ngay trên bãi cổ vật?".

Và anh Thành quyết định bước vào hành trình sưu tập kho báu của mình.

Thời gian đầu tiếp xúc với công việc anh đã gặp không ít khó khăn. Mẹ anh và gia đình một mực phản đối công việc này. Bà cho rằng suốt ngày không lo đi làm ăn mà chỉ cặm cụi với những viên đá "vô tri vô giác" ấy lấy gì mà sống?

Nhiều hôm anh chong đèn cặm cụi, tỉ mỉ ngồi cọ rửa bùn đất dính trên những viên đá khiến bà rất bực mình. Có thời gian anh mải mê quên cả ăn. Suốt ba năm trời ròng rã (1990 đến 1993), anh Thành cứ một mình cất công đi tìm "cổ vật" trong sự bực bội của mẹ. Bù lại, trong thời gian ấy anh sưu tập được số lượng nhiều nhất, khoảng trên 1.000 hiện vật.

Tuy lặng lẽ đi tìm cổ vật, nhưng trong suy nghĩ của mình, anh luôn đặt ra câu hỏi: Liệu các ngành chức năng có nghiêm cấm việc làm của mình không?

Anh quyết định trình bày nguyện vọng của mình với các anh chị ở Sở Văn hoá Thông tin (VHTT) tỉnh và ãin được phép sưu tập tư nhân những "công cụ đá". Được Sở VHTT tỉnh động viên, anh yên tâm tiếp tục công việc mà mẹ anh cho là "dở người".

Dẫn chúng tôi dạo một vòng trong "kho báu", anh Thành cho biết: Trong thời gian đầu, anh sưu tập mang tính bản năng của con người. Những hiện vật sưu tập được, khi đem về nhà cứ đem ra cọ rửa sạch sẽ và sắp xếp ngay ngắn chứ không theo một quy luật nhất định nào. Nhiều hôm, do chưa biết được cách lau chùi bảo quản và cất giữ, anh đã tự mình phá huỷ những hiện vật do chúng đã bị phân huỷ trong nước như vôi.

May sao, trong thời gian ấy, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử và anh em trong đoàn của Viện Khảo cổ Trung ương đã tìm đến với Thành, chỉ dẫn cho anh cách sắp xếp, bảo quản và cất giữ.

Đến nay, trên 4.500 hiện vật bằng đá của anh đã được đánh số thứ tự, sắp xếp theo một trình tự và theo từng nhóm nhất định. Các hiện vật của anh sưu tập được chủ yếu là các công cụ được con người chế tạo ra vào giai đoạn Trung kỳ đồ đá và Hậu kỳ đồ đá.

Với việc sưu tập và sở hữu "kho báu" này, trong dịp kỷ niệm 80 năm giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2005), anh được Sở VHTT tỉnh Kon Tum mời tham gia triển lãm tại Trung tâm Triển lãm tỉnh. Được biết trong thời gian tham gia triển lãm, "kho báu" của anh đã gây được sự chú ý và sức thuyết phục cao của khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

Chia tay chúng tôi, anh Thành vui mừng cho biết: Mong ước của anh là được mở phòng "Sưu tập tư nhân" nay đã thành hiện thực. Hiện, mong muốn lớn nhất của anh là thời gian tới sẽ sưu tập được số lượng lớn hơn và đa dạng chủng loại hơn để mở rộng "kho báu" của mình.


Nguồn: hoidantochoc.org.vn (31/03/07)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.