Chương trình tập huấn về “Phương pháp tập huấn tại hiện trường”
Căn cứ
Dựa trên nhu cầu nâng cao năng lực của các cán bộ VNGO qua hoạt động khảo sát của Dự án, chúng tôi nhận thấy một trong những nhu cầu bức xúc của các cán bộ VNGO là họ thiếu những cơ hội học hỏi và thực hành những phương pháp làm việc có sự tham gia, lấy đối tượng hưởng lợi làm trọng tâm. Tuy nhiên, một trong những điểm mạnh của các VNGOs là các cán bộ có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường, nông-lâm-ngư nghiệp… và cũng thực hiện những can thiệp trực tiếp tại cộng đồng nông thôn, nhưng vẫn cần có những hỗ trợ để nâng cao kiến thức chuyên môn. Do vậy dự án ENABLE dự kiến sẽ kết hợp những điểm mạnh của các VNGOs để tạo cơ hội thực hành nhữngphương pháp có sự tham giacủa người dân thông qua chương trìnhnâng cao năng lực cho các cán bộ Phi chính phủ Việt Nam về phương pháp “Tập huấn tại hiện trường/Farmer Field School” (sau đây gọi tắt là chương trình FFS).
Mục tiêu:
-Trang bị cho các học viên kiến thức về phương pháp tập huấn hiện trường
-Nâng cao kỹ năng của học viên về kỹ năng làm việc với cộng đồng có sự tham gia
Phương pháp:
-Tập huấn lý thuyết kết hợp thực hành theo đúng chu kỳ thời vụ và chu kỳ sinh trưởng/ phát triển của cây trồng, vật nuôi;
-Đào tạo và kèm cặp học viên thực hành trực tiếp với sự hỗ trợ của chuyên gia/giảng viên ngay tại hiện trường dự án.
-Làm việc theo nhóm, thảo luận và rút kinh nghiệm với các học viên khác ngay tại hiện trường dự án.
Dự kiến chương trình tập huấn như sau:
- Thời gian:
- Thời gian học lý thuyết:
- Lý thuyết chung: trong tuần thứ 3 của tháng 4 hoặc tuần 1 tháng 5;
- Lý thuyết riêng theo từng nhóm làm việc: tương tự thời gian thực hành được nêu dưới đây;
- Thời gian thực hành: dự kiến bắt đầu từ tháng 5 và sẽ kéo dài theo tính mùa vụ, và chu kỳ sinh trưởng/ phát triển của cây trồng vật nuôi (ví dụ 6 tháng đối với chủ đề lúa) nhưng không quá 7 ngày/tháng; Mỗi đợt làm việc không quá 3 ngày;
- Địa điểm:
- Tập huấn lý thuyết: Hà Nội
- Hiện trường thực hành: huyện Tân Lạc, Hòa Bình
- Đối tượng:
- Các cán bộ của các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Kạn và Liên hiệp hội các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Thái Nguyên và Hòa Bình đang và sẽ tham gia trực tiếp các dự án kỹ thuật liên quan đến sinh kế trong nông nghiệp, nông thôn;
- Cán bộ kỹ thuật đến từ các tổ chức cộng đồng tại Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Kạn;
Các tiêu chí cụ thể đối với học viên:
-Là cán bộ kỹ thuật của dự án, làm việc trực tiếp dưới cộng đồng
- Tuổi: không quá 40 tuổi
- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về thực hiện dự án phát triển
Thời hạn nhận đăng ký: đến hết 17:00 ngày 18/4/2008.
Các tổ chức nào quan tâm xin gửi đăng ký tham gia theo mẫu đính kèmcho
Anh Nguyễn Quyết Chiến theo số fax:04.943 7885
Hoặc chị Phạm Thùy Dung theo số fax: 04. 716 1930
Nếu có thắc mắc, đề nghị liên hệ theo số điện thoại 04.9439821/ 0982080606 (Chiến) hoặc 04.7161930 / 0988900327 (Dung) để được giải đáp.
Ghi chú:
- Vì quy mô khóa tập huấn có hạn, chúng tôi sẽ lựa chọn học viên theo các tiêu chí trên, tổ chức nào đăng ký sẽ xét ưu tiên trước;
- Chỉ chấp nhận những mẫu đăng ký có chữ ký và con dấu xác nhận của tổ chức;
- Dự án sẽ liên lạc trực tiếp với các đối tượng đăng ký để thực hiện đánh giá sơ bộ trước khi lên danh sách chính thức;
- Dự án sẽ gửi thông báo chi tiết về chương trình tập huấn tới học viên và lãnh đạo các tổ chức có học viên trong danh sách chính thức;
- Dự án sẽ có một số chi phí hỗ trợ cho các học viên trong quá trình đi thực hành, chi tiết sẽ được gửi trong Thông báo chi tiết về chương trình nêu trên;