Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/08/2005 14:04 (GMT+7)

Chàng trai khiếm thị có 2 bằng đại học

Phạm Văn Sơn là con thứ hai trong một gia đình có năm anh chị em, trong đó có ba người khiếm thị. Mẹ làm ruộng, bố của Sơn tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, năm 1975 xuất ngũ trở về địa phương và mang trên mình chất độc da cam.

Cũng như những trẻ khác, tuổi thơ của Sơn hồn nhiên, trong sáng. Thế rồi, mắt của Sơn cứ mờ dần và đến cuối năm lớp 9, Sơn không còn đọc sách được nữa. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và bạn bè, Sơn vẫn tiếp tục học hết lớp 12 và xin nhập Hội người mù huyện Thanh Oai.

Mặc dù rất khó khăn về kinh tế, nhưng với niềm say mê học tập cộng với sự động viên, giúp đỡ của huyện Hội người mù và các bạn đồng tật, Sơn học viết chữ nổi và làm được một số dụng cụ tự tạo. Năm 1995, Sơn đã đỗ vào Khoa Ngoại ngữ Viện đại học mở Hà Nội và năm 1997, Sơn thi đỗ vào trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh (Nay là Viện Y- dược học cổ truyền Việt Nam ).

Sau khi tốt nghịêp, năm 2002, Sơn trở về quê nhà mở phòng khám chữa bệnh bằng đông y và mở lớp dạy phụ đạo các môn: Toán, Hóa, Sinh từ lớp 9 đến lớp 12 cho học sinh trong vùng. Đặc biệt, Sơn đã nhờ học trò của mình đọc cuốn sách "Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi và chuyển sang chữ nổi soạn ra cuốn "Việt Nam dược tính diễn ca" với tác dụng của 400 vị thuốc đông y viết dưới hình thức thơ để chuyển cho những bạn đồng cảnh.

Sơn còn điều trị có kết quả một số bệnh như: Huyết áp cao, viêm loét dạ dày - tá tràng, sỏi thận, đau dây thần kinh tọa, thu hút được sự tín nhiệm của bà con trong làng. Tháng 9/2004, Hội người mù Hà Tây đã cử Sơn đi học xoa bóp bấm huyệt tại Nhật Bản. Sau khóa học 6 tháng, Sơn đứng đầu trong lớp với 10 người đến từ 8 nước với số điểm thi đạt 290 điểm.

Là tổ trưởng cơ sở xoa bóp bấm huyệt tại trụ sở của tỉnh Hội người mù Hà Tây, Sơn còn mở một trung tâm xoa bóp bấm huyệt và phòng chẩn trị tại đường Quang Trung, thị xã Hà Đông, tạo việc làm ổn định cho 8 người khiếm thị, thu nhập trung bình từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Bình quân một ngày, Sơn khám bệnh, kê đơn và tổ chức cho người mù xoa bóp bấm huyệt cho từ 30- 40 lượt người. Nguyễn Văn Tú, thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ,huyện Phú Xuyên là một trong những người đầu tiên được Sơn dạy xoa bóp bấm huyệt hồ hởi nói nói với chúng tôi: "Sơn không chỉ dạy nghề mà còn giúp anh em chúng tôi có việc làm ổn định. Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt tôi đã làm được thành thạo và thấy vững tin vào tay nghề của mình".

Ước mơ của Sơn là có một trung tâm chuyên đào tạo xoa bóp bấm huyệt cho người mù và Sơn sẽ là giáo viên truyền đạt những kiến thức chuyên môn để giúp nhiều người mù trở thành những lao động hữu ích, có việc làm ổn định. Sơn tiết lộ: Cuối năm nay, em xây dựng gia đình với một người bạn học sau em hai khóa cùng trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, mong rằng những đứa con của em không mang những dichứng chất độc da cam.
                                         Nguồn: dantri.com.vn  16/7/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.