Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/08/2005 14:06 (GMT+7)

Cậu bé nghèo và giấc mơ Liên Hiệp Quốc

Cậu bé đó chính làHuỳnh Minh Việt, sống với ước mơ giành được một chỗ ngồi tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để “giúp được nhiều hơn cho xứ sở của mình…”.

Từ xóm Gò Nổi, có một người cha cứ đến mùa tựu trường lại dẫn thằng con trai bé choắt của mình đến ngôi trường mới và năn nỉ với bất kỳ một nhà nào đó gần trường. Câu năn nỉ ấy bao giờ cũng như vậy: “Thằng con tôi nó muốn đi học nhưng nhà tôi nghèo lắm, ông bà hãy rộng lòng cho tôi gửi nhờ để nó được ăn học, tôi không bao giờ quên ơn được”.

 Câu chuyện này lặp đi lặp lại từ năm lớp 4 cho tới lớp 10 và nó trở thành câu trả lời trong buổi phỏng vấn xin học bổng ASEAN của Việt sau này: “Đã có quá nhiều người giúp em và em muốn được đi du học để trở về giúp đỡ những đứa trẻ quê nghèo khó như em hồi xưa vậy!”. Câu trả lời này đã giành được một suất học bổng và cuộc đời của đứa trẻ Gò Nổi sang trang như một phép mầu. Vậy là cậu gói ghém hành trang sang Singapore , lần này thì cha cậu có giỏi cách mấy cũng không thể gửi cậu cho ai được. Việt phải bắt đầu tự lo hết mọi thứ cho tương lai của mình…

Từ chối làm người… nước ngoài

Sang Singapore, anh chàng ốc tiêu này xoay xở với một cuộc sống mới, vật giá cao gấp nhiều lần, cuối cùng tìm được chân phụ giảng ở Trường trung học Anglo Chinese để có thêm thu nhập... Tốt nghiệp trung học, Việt ngần ngừ trước học bổng toàn phần bậc đại học của Chính phủ Singapore, đơn giản là vì kèm theo đó là yêu cầu nhập quốc tịch Singapore .

Năm nay 22 tuổi, Việt đại diện cho sinh viên toàn nước Mỹ lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới để dự chương trình lãnh đạo toàn cầu do Quĩ Goldman Sachs và Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tổ chức tại New York .

Tiêu chí tuyển chọn của chương trình gồm ba phần: học vấn, khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Việt vượt qua hầu hết các ứng viên khác vì những gì mà bạn đã và đang làm: chưa bao giờ là sinh viên xuất sắc nhất lớp nhưng lại theo học cả hai chương trình của trường; chưa có những đề án nghiên cứu nổi trội nhưng lại có những đóng góp thầm lặng cho xã hội.

Đặc biệt, yếu tố quyết định thành công sau cùng trong lượt tuyển chọn cuối cùng tại New York chính là chuyện Việt thành lập tổ chức các nhà lãnh đạo tương lai ASEAN. “Việt chỉ muốn qui tụ những người trẻ tuổi, tài năng và có khát vọng cống hiến cho khối Đông Nam Á để kích thích sự phát triển của khu vực này.

Có thể mai này chẳng có ai làm lãnh đạo, nhưng ít nhất mình cũng đã tạo được mối liên kết giữa những người cùng chí hướng và tạo tiền đề cho một tổ chức thật sự lớn mạnh hơn trong thời gian không xa”.

- Sáng lập viên kiêm chủ nhiệm Tổ chức các nhà lãnh đạo tương lai Đông Nam Á của Mỹ.

- Đại diện của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng Mỹ tại Việt Nam .

- Một hiện tượng của Đại học Stanford (Mỹ) khi chuẩn bị tốt nghiệp với hai bằng cử nhân kinh tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh.

- Tháng 8 sẽ sang Nhật tham dự hội nghị về giới trẻ.

- Tháng 9 sẽ sang Đại học Oxford đào tạo chuyên sâu.

“Tôi không muốn làm người nước ngoài, vì mình chưa báo hiếu cha mẹ được ngày nào... và chưa đóng góp được gì cho quê hương”. Quyết định như thế, Việt bắt tay vào việc “săn” học bổng mà không nhờ cậy Chính phủ Singapore . Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh với những thành tích và kinh nghiệm chuyên môn đã mang Việt đến cửa Trường đại học Stanford, nơi sản sinh ra những nhân tài cho Yahoo và Google...

Rồi đột ngột một ngày năm ngoái, người ta thấy anh chàng nhà quê ngày nào  dẫn theo quá chừng “ông tây, bà đầm” về khám bệnh, phát thuốc cho bà con nghèo ở rừng Cúc Phương trong một dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Và hè này Việt lại xuất hiện tại trụ sở của Ngân hàng Thế giới để làm thực tập sinh…

Sống ở nước ngoài gần 10 năm nhưng tướng mạo Việt trông vẫn quê mùa như thửa ruộng: dáng người nhỏ xíu xiu, da đen sạm và giọng đặc sệt chất Quảng. Anh chàng thật thà: “Hồi mới qua Singaporetheo học bổng ASEAN, mình phải tập nói giọng Bắc và cả giọng Nam vì bạn bè người Việt không ai nghe được giọng quê mình cả. Nhưng giọng nói đã ăn vào máu rồi nên cũng không sửa được, cuối cùng thì nó thành một món “đặc sản” của riêng mình, hết sức tự hào được giới thiệu với mọi người địa chỉ nhà: xóm Gò Nổi, thôn Thi Phương, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

Việt khoe ra hàng loạt bức ảnh về những ngày Cúc Phương: “Cái gọi là kỷ niệm thì kể hoài không hết. Đến giờ vẫn còn nhớ y nguyên cảm giác sáng sáng cả nhóm lỉnh kỉnh balô, túi xách lội bộ vào đến các thôn nằm sâu trong núi, nơi nào có trạm xá thì thuận tiện hơn, nơi nào chưa có trạm xá thì đành mượn tạm một ngôi nhà trong làng. Điều hạnh phúc nhất là khi bọn mình đến, lúc nào người dân cũng đã chờ sẵn và rất háo hức...”. Năm nay, Việt lại kêu gọi “bà con” trong trường tiếp tục tham gia chương trình này và mở rộng nó từ Cúc Phương về đến huyện Duy Xuyên quê mình.

Khát vọng “chuyền đuốc”

Một ngày tháng tám năm ngoái, trước khi lên đường sang Singapore thực hiện buổi nói chuyện với sinh viên trung học về ngưỡng cửa đại học, Việt ghé lại tòa soạn Tuổi Trẻ chỉ vào tờ báo ngày 3-8-2004: “Anh Lương Việt Quốc viết hay quá. Nhưng mình nghĩ chuyện săn học bổng cao học không thông dụng bằng việc săn học bổng đại học. Mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc này, với cương vị của một thành viên ban tiếp đón sinh viên Đại học Stanford...”.

Vài ngày sau, Việt gửi về tòa soạn một bài viết dài về chuyện săn học bổng. Bẵng đi một thời gian, lại thấy anh chàng xuất hiện ở TP.Hồ Chí Minh trong chương trình tư vấn du học mang tên “Chuyền đuốc”. Việt bảo: “Mình là thành viên của ban lãnh đạo VietAbroader - một tổ chức do nhóm sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ thành lập nhằm giúp đỡ những bạn muốn đi du học. Tiếc rằng hè này mình quá bận rộn với những dự án đang theo đuổi nên chỉ tham gia tư vấn một số trường hợp, chia sẻ vài kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc mà thôi…”.

Vẫn cái giọng đặc Quảng Nam, Việt kể công việc hiện tại của mình: Ban đầu Việt chỉ dự định nghiên cứu về các quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam thôi, nhưng sau đó Việt được giáo sư phụ trách giới thiệu nên thực tập luôn ở đây. Bây giờ thì đang phụ giúp các anh chị thực hiện một số dự án phát triển về môi trường và xã hội. Ngoài ra, Việt cũng đang tính toán thêm các hoạt động cho Tổ chức SEALNet ở Stanford. Đó là một tổ chức do Việt sáng lập nhằm tập trung những sinh viên Mỹ và người Mỹ muốn giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á phát triển hơn.

Tất nhiên, chương trình này cũng sẽ giúp họ rèn luyện các kỹ năng về công tác xã hội, làm việc nhóm cũng như kết nối với nhau trong một hệ thống ngày mai. Hiện nhóm đã thực hiện xong phòng máy tính ở Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh, khoảng 50 máy khác đang trên đường từ Mỹ sang Việt Nam để phân phối cho các vùng quê nghèo. Bọn Việt cũng lên kế hoạch tập huấn cho các em học sinh những kỹ năng quốc tế về làm việc, học tập cũng như lãnh đạo.

“Trả về cho thế giới”

“Pay it for world” (trả về cho thế giới) - đó là câu mà Việt chọn làm châm ngôn để sống, học tập và làm việc. Thật ra nó chỉ là tựa đề của một bộ phim, nhưng nó lại đúng với cuộc sống và sự vươn lên của Việt. Anh chàng này chỉ mong có một ngày làm được chút gì đó cho quê nhà. “Đến giờ thì Việt học được một điều quan trọng trong cuộc sống: cho đã khó, mà nhận lại càng khó hơn. Mình phải làm sao để nhận mà không thấy khó chịu thì mới là giỏi.

Trước đây, Việt luôn ái ngại khi suốt ngày nhờ người này, người khác và lúc nào cũng canh cánh trong lòng chuyện trả nghĩa. Nhưng giờ thì Việt biết là mình không cần phải đền ơn trực tiếp những người đã giúp mình, vì khi giúp họ không chờ đợi ngày mình trả ơn. Mà điều cần làm là đóng góp cho xã hội, giúp đỡ những người khó khăn hơn trong thế giới quanh mình mới là điều cần làm”.

Câu chuyện dẫn tôi tìm đến cha Việt: ông Huỳnh Trung, một nông dân đặc quánh nhọc nhằn của quê nghèo. Ông nói về con trai mình, chầm chậm và hết sức đôn hậu: “Thằng cu Việt bây chừ được hơn năm ngoái ở chỗ không về nhà xin tiền nữa”. Ông kể thêm về những ngày rất xa, về nồi cơm thiếu trước hụt sau của gia đình có ba người con sàn sàn tuổi nhau, về ước mơ của hai vợ chồng mua cho Việt chiếc xe đạp để đi học mà dành dụm mãi vẫn không đủ…

Chúng tôi đề nghị Việt nói một kinh nghiệm gì đó với bạn trẻ quanh mình, chàng trai trẻ này chỉ nói một điều: “Hãy chia sẻ!”. “Ngày xưa Việt cho rằng nói ra những điều mình biết là huênh hoang, còn nói những điều mình không biết thì là dốt nát. Bây giờ Việt nghĩ khác: biết mà không nói ra thì ích kỷ, mà nếu nghĩ nó là sai mà không nói ra thì muôn đời mình chẳng biết mình sai cả!”.
                                        Nguồn: tuoitre.com.vn  30/7/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.