Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 01/10/2008 17:04 (GMT+7)

Bốn chữ cái f, j, w, z trong đời sống ngôn ngữ của người Hà Nội

1. Nhìn lại lịch sử bốn con chữ f, j, w, zđến với người Việt Nam

Chúng ta đều biết rằng trong bảng chữ cái của chữ quốc ngữ, từ thưở khai sinh, vốn không có bốn chữ cái f, j, w, z. Sách giáo khoa Tiếng Việtkhông dạy bốn con chữ này. Tuy nhiên, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng zthay cho d ...trong bản viết tay của mình, thì ai cũng biết...

Ngay trong sách báo tiếng Việt in ở nước ngoài, chẳng hạn như tờ Thân ái[1]của Việt kiều ta ở Thái Lan được phát hành vào các năm 1928-1930, đã sử dụng zthay cho d, kthay cho c, fthay cho ph, jhoặc zthay cho gi...

Với giới chuyên môn nước ta, ít ra cũng có thể vạch lại « lộ trình » du nhập mấy con chữ này vào văn bản khoa học và giáo dục ở nước ta. Thật vậy, nhìn lại lịch sử chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt trong vòng nửa thế kỷ vừa qua, ta nhận thấy lúc đầu mới chỉ tiếp nhận ba chữ cái là f, jz,rồi sau đó là w.

Đọc lại cuốn Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học(in lần thứ hai, H., Nxb KHXH, 1977) thì thấy có nội dung như sau : Tiếp sau Hội nghị Bàn về xây dựng thuật ngữ khoa học nước ngoài (tháng 12 năm 1964) và Hội nghị trưng cầu ý kiến (tháng 5 năm 1965), Ban nghiên cứu vấn đề thuật ngữ khoa học nước ngoài (đã được Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học gồm nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội và tự nhiên góp ý kiến và thông qua), Uỷ ban KHXH Việt Nam (nay là Viện KHXH Việt Nam) đã công bố Quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt,với đề nghị cụ thể: dùng zthay d,…không dùng gimà dùng jnước ngoài, dùng ftrong tất cả mọi trường hợp chứ không dùng ph[để phiên]… nhưng chưa dùng wmà vẫn tạm dùng u, o, vtuỳ trường hợp phiên âm…

Tiếp đó, sau những cuộc hội thảo được tổ chức vào các năm 1979 và 1980 tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh, Hội đồng chuẩn hoá chính tả(do cố GS VS Phạm Huy Thông làm Chủ tịch) và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ(do GS TS Nguyễn Cảnh Toàn làm Chủ tịch) đã đi xa hơn trong việc nhất trí những kiến nghị với Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (làm ngày 1/7/1983, để phục vụ việc biên soạn sách cải cách giáo dục) trong đó coi việc “các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu vốn không có trong tiếng Việt như p, z, w,… bl, cr, str,…đã được chấp nhận, thì nay, những phụ âm cuối âm tiết, cũng vốn không có trong tiếng Việt, như b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z,…cũng nên được sử dụng”. ( Chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ.H., Nxb Giáo dục, 1983, tr. 15).

Như thế, có thể nói, không kể cách dùng cá nhân thì các tổ chức nghiên cứu và giáo dục ở ta đã chính thức có chủ trương sử dụng những con chữ này, từ khoảng nửa cuối thế kỷ trước rồi !

Dưới đây, qua những ví dụ cụ thể được dẫn từ báo Hànội mới, trên giấy hoặc trang điện tử, chúng tôi muốn góp một tiếng nói cho thấy rằng hiện nay, người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung - nhất là thế hệ trẻ - không hề xa lạ với mấy con chữ này.

2. Người Hà Nội với việc sử dụng bốn chữ cáif, j, w, z

2. 1. Với chữ f :

Trên biển hiệu ngoài phố, kích cỡ to nhỏ khác nhau, được trình bày kỳ công hay viết nguệch ngoạc,... ta bắt gặp: caféhoặc càfê , fastfood, ... Ví như : Café 42A(Nguyễn Văn Ngọc),Café 22(Liễu Giai),Café Vượng, BBQcafé(Kim Mã Thượng), Kinhcafé(Lê Văn Lương),Veronacafé(Trần Duy Hưng),Nyna flowers(Nguyễn Chí Thanh),Sun flowers(Nguyễn Tuân), …

Có người còn viết về « các mối tình fast food » khi muốn nhấn mạnh đến loại ái tình « nhanh chóng thoảng qua... ».

Không kể việc chữ fđược dùng để ghi các ký hiệu vật lý hay hoá học, khi làm quen với âm nhạc, ai cũng biết có nốt fa…

Hi-fi,vốn là dạng tắt từ tiếng Anh : high-fidelity, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ, như trong tiếng Pháp, ví dụ trong chainehi-fi.Song người Việt ta còn nói đến «  dân “ hi-fi” (vừa quan hệ nam, vừa quan hệ nữ!) » (   Trân Nguyên http://www.tienphongonline.com.vn/).          

Tên các cơ quan, cửa hàng hoặc công ty trong nước như: FPT, Ferrolli, Pacific Airlines, MobiFone, S-Fone, Run-Flat, ...; các hãng xe như: Ford, FIAT, Lifan City Fly,… :

- S-Fone cung cấp dịch vụ tra cứu mã số nhạc chuông chờ bằng tin nhắnhttp://www.hanoimoi.com.vn/

Lốp xe tiêu chuẩn Run-Flat chạy được 50 km liên tục với vận tốc 80 km/h ngay cả khi đã bị bắn thủng, các khe hở của xe đều được gia cố.http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/150821/

Tên các tổ chức quốc tế - viết đầy đủ hay viết tắt – mà Việt Nam ta có tham gia cũng không hiếm khi gặp chữ cái này : AUF, OIF,…; FAO, UNICEF, IFLA,…

- Ngành nhựa đủ sức đi vào "xa lộ" AFTA(Nguyễn Vũ Quỳnh, HNM, 5/4/2003, tr. 6).

Trong hoạt động kinh tế ngày nay, nhiều dạng tắt tiếng Anh được dùng theo kiểu tiếng Việt, trong số đó có: FDI,… :

- Tương ứng với ba vùng nói trên, lương tối thiểu áp dụng đối với khối FDI, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam sẽ có ba mức: 800.000 đồng, 900.000 đồng và 1 triệu đồng.http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/150401/

- Vốn FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD .http://www.hanoimoi.com.vn/

Hoạt động thể thao nay cũng không phải hiếm khi dùng con chữ này:

- Lượt về loạt trận play-offvòng loại EURO 2004 (Hoàng Hiệp, HNM 21-11-2003, tr. 7).

Nhất là những người hâm mộ môn bóng đá không thể không biết đến FIFA, UEFA, VFF...

Với phương tiện truyền tin hiện đại, không mấy ai còn xa lạ với fax. Hoàng Định nói đến "mã số fax", "máy fax" và "chuyển fax" khi "Cần faxmột văn bản đi nước ngoài"(HNM, 5/4/2003, tr. 7). Hoặc ta còn gặp :

- Gửi bản faxtừ máy tính sang một máy fax (HNM13-11-2003, tr. 6) .

Những ai làm việc với máy chữ trước đây và máy tính điện tử hiện nay hẳn không xa lạ với con chữ này (cũng như ba con chữ kia) khi nó luôn xuất hiện trên bàn phím và các “cửa sổ”.Đó là: font, field, AutoFit, formula, file, find, format, footer, footnote, frame, full, reference, ...Micrsoft, Shift, F1,…F12

Trong tiếng Việt, có từ lễ hộinhưng dường như chưa thể hiện được hết ý cần diễn đạt nên gần đây người ta ưa dùng Festivalhơn :

- Huế chuẩn bị cho Festival2004 (Nguyễn Anh Tuấn, HNM 27-3-2003, tr. 7).

Cũng vậy,fanđược dùng thay cho “ người hâm mộ, trước hết là với một hoạt động văn hoá nào đó. Ví dụ:

- Hầu hết các ca sĩ hay các ban nhạc không ít thì nhiều đều có fancủa mình. Tuy nhiên qua khảo sát thức tế fan của các ca sĩ đã cho thấy nhiều khi họ thích ca sĩ bởi cách ăn mặc, điệu bộ, chứ chưa hẳn đó đã vì nghệ thuật...họ tự nguyện làm fancho ca sĩ (Người lái đò, HNM 4-4-2004, tr. 4).

- Một số "fan"đã tá hoả lên, viết thư hỏi báo chí ầm ầm (Ngọc Thân, HNM 20-9-2003, tr. 7).

- Sự háo hức của các "fan"đã bị tắt ngay bởi những tiếng còi liên hồi (Nguyễn Văn Hùng, HNM 13-11-2003, tr. 4).

Và dường như không cần biết trong fanđã có nét nghĩa “hâm mộ”, người ta còn viết:

- Các fanhâm mộbóng đá có thể tự thưởng cho mình chuyến đi hấp dẫn (Hải Hà, HNM 24-4-2004, tr. 3)

Và nếu không dừng ở “hâm mộ” một hoạt động văn hoá, fanđược giải thích là yêu thích một thứ gì đó,thì như trong Mục "Ngộ nghĩnh trẻ thơ", có bài:

Fancủa ốc mút:

Tèo hỏi anh:

- Anh ơi, " fan" nghĩa là thế nào ạ?

- "Fan" là hâm mộ, yêu thích một thứ gì đó. Ví dụ như anh là " fan" của đội Thể Công. Bố là " fan" của đội Juventus.

Tèo ta suy nghĩ một lúc rồi nói: Thế thì em là " fan" của ốc mút mất rồi (Nguyễn Hữu Tuân, Trường Việt An. Trang thiếu nhi, 7, HNM 14-12-2003).

2. 2. Với chữ j :

Khi viết chữ quốc ngữ, con chữ Jđã đựơc sử dụng để viết hoa chữ i thường, tương ứng với chữ in I.

Ở nhà trường, thời học sinh, ta đều đã có dịp làm quen với j.Chữ cái J được dùng để ký hiệu đơn vị năng lượng, viết tắt từ tên riêng nhà vật lý học Anh là JouleJames Prescott (1818-1889) (1 calo = 4,186J).

Ngày nay, người Hà Nội đâu còn xa lạ với jtrong: “quần jean, áo thun ”, nhạc jazz, bột ngọt Ajinomoto, xe jeep. Ví dụ:

- Dư âm Liên hoan nhạc Jazzchâu Âu (Ngọc Tuân, HNM 21-11-2003, tr. 7).

- Một nam thanh niên mặc dồng phục PCCC đi xe ô tô Jeepđến (Minh Hải, HNM 10-1 -2004, tr. 5).

Các dạng tắt có j, chẳng hạn như: đồ điện của JVC,

-JICA giúp phát triển tổng thể đô thị Hà Nội:Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa hoàn thành báo cáo Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), trong đó nêu ra những định hướng chiến lược lớn cho phát triển tổng thể Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/153037/

Trong số tên các môn thể thao, ta gặp judo,…Chẳng hạn:

- Hà Nội đang thử nghiệm Kurash - môn thể thao này gần giống với Judo nhưng giảm bớt độ khó, độ nguy hiểm và thời gian thi đấu ngắn hơn.http://www.hanoimoi.com.vn/

Một cửa hàng có tên: JUDOtrên phố Đội Cấn, IOCKEYtrên các phố: Đội Cấn, Kim Mã!

Tên các tổ chức ở Nhật Bản thường có J = Japan(ese), chẳng hạn như JICA, …Các tổ chức quốc tế - viết đầy đủ hay viết tắt – mà Việt Nam ta có tham gia cũng không hiếm khi gặp chữ cái này : OIJ,…

Khi sử dụng máy tính, ta không thể không biết có các lệnh, như: Reject, Subject Line, Pièce joint, ...

Tên một loại phim ảnh phổ biến xuất hiện trên biển hiệu như: FUJI,ta không thấy ai muốn đổi sang âm Hán - Việt là Phú Sĩ,...

2. 3. Với chữ w :

Ở nhà trường, học sinh đã có dịp làm quen với w.Chữ cái này được dùng để ký hiệu đơn vị công suất, viết tắt từ tên riêng kỹ sư người xứ Ecosse là WattJames (1736-1819).

Trên biển các cửa hàng ở Hà Nội, ta thấy có: Winny(Giảng Võ) , Wily, Neway, My Way,…, mặt hàng chất lượng tôt mang tên WOW,máy bơm nước Wilo (Trần Duy Hưng), Bên cạnh khu di tích Hỏa Lò này là Hanoi Tower(Tháp Hà Nội).

Ra đường, ta gặp các loại xe có nhãn hiệu:BMW,Crown, Wave,

- Ông Nguyễn Đình Chiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần dịch vụ Thương mại và Đầu tư Thiên An cho biết, công ty này đã nhập 2 chiếc BMW X5 bọc thép. Giá mỗi chiếc này  khoảng 320.000 USD. http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/150821/

Đến những nơi công cộng, để giải quyết nhu cầu bình thường, đôi khi ta cần tìm đến những nơi có biển ghi hai chữ W. C.(viết tắt của water-closet[s]).

Để hội nhập với quốc tế, ta cần làm quen dần với tên các tổ chức quốc tế - viết đầy đủ hay viết tắt – mà không hiếm khi gặp chữ cái này. Ví dụ : WB(Ngân hàng Thế giới ), WTO(Tổ chức Thương mại Thế giới), WHO(Tổ chức Y tế Thế giới):

-WB hỗ trợ 50 triệu USD phát triển cơ sở hạ tầng Tp.HCM http://www.hanoimoi.com.vn/vn/14/

Và trong làm ăn kinh tế, xã hội ta đang lên án những người đã và đang “chơi trò Win-Winhai bên cùng thắng, chỉ có Nhà nước là không thắng mà thôi”…

Hoạt động thể thao nay cũng không phải hiếm khi dùng con chữ này:World Cup,Wushu,...:

- Võ sĩ Wushu Lý Văn An bị bệnh hiểm nghèo (HNM 13-11-2003, tr. 7).

Khi sử dụng máy tính, ta đều quen với: Window, Wizard, draw, new, (pre)view, show, webcam, WordPerfect, ...

Đểdownloadmột trang điện tử trên web, không thể không dùng www.Thậm chí, websitecó nghĩa “địa chỉ điện tử” nên người ta có thể viết:.

- Các pano, áp phích, trang websiteđã, đang được thể hiện và thiết lập (Tuấn Anh, HNM 29-7-2003, tr.7).

Tiếng Việt mượn showphiênthành , vốn chỉ suất diễn,nhưng đã có những nghĩa dùng thay đổi khi vào tiếng Việt, nhưngđôi khi ta cũng thấy có tác giả dùng nguyên từ tiếng Anh này. Hăy so sanh:

- Ca sĩ ấy đang cuống cuồng chạy "sô"(Ngọc Thân, HNM 20-9-2003, tr. 7).- Mỗi suất diễncủa đoàn xiếc TP hiện nay có từ 13 đến 15 tiết mục (Như Quỳnh, HNM 10-1-2004, tr. 6).

-Tin thêm về vụ “bể sô” đêm 27/10 tại Thái Nguyên http://www.hanoimoi.com.vn/

- Đến lớp 9 thì học "sô"(HNM 23-5-2003, tr. 8).

- Thày th ì "chạy sô"nhiều nơi - Tiền học nộp rồi chẳng lẽ bỏ đi (HNM 1-6-2003, tr. 5).

- Hình như để tiện cho mỗi lần chạy showngoài Bắc, các ca sĩ ở miền Nam đều cố gắng tham gia liền tù tì vài chương trình (HNM 20-5-2003, tr. 7).

-Road Show của Nok Air tại Hà Nội:Chương trình Road Show này được diễn ra 2 ngày 17 và 18 tháng 10 trước khi hãng chính thức thực hiện chuyến bay đầu tiên.http://www.hanoimoi.com.vn/

2.4. Với chữ z :

Trong quan hệ với người nước ngoài, để người cùng giao tiếp khỏi nhầm dvới đ,khi viết tên mình - cả trên danh thiếp - một số người “có sáng kiến” thêm zvào sau d.ví dụ: Dzung, Dzan, ...

Picenza,

Pizza,…

Mecedès-Benz, Matiz,...

Các khách sạn lớn ở Hà Nội có tên:Sofitel Plaza(đường Thanh niên), Horizon(Cát Linh),

Khi sử dụng máy tính, ta đều quen với các lệnh: Customize, What’s This?, AutoSummarize, Zoom,…

Còn khi ta đã sao phỏng thành ngữ tiếng Pháp de a jusqu"à z(tiếng Anh: from A to Z)thànhtừ a đến z, thì hẳn là chỉ có thể chấp nhận. Ta gặp:

- Đã từng có nhà xuất bản cả năm không ra được cuốn sách nào, lại có nhà xuất bản đứng tên trên bìa sách nhiều nhưng đa số là sách kế hoạch B, mọi khâu từ A đến Zđều do tư nhân lo (Anh Quân, HNM 17-2-2004, tr. 7)

- Bà đưa ra phương án thuê khách sạn từ A đến Z, nhưng ông Tín một mực từ chối (HNM 13-10-2004, tr. *).

Cuốn sách do Lê Minh Nam biên soạn có tên là «Nước Mỹ từ A đến Z »(H., Nxb Giao thông vận tải, 2007, 223 tr.) đề cập đến đất nước con người, xã hội, văn hoá, địa danh, kinh tế, chính trị, tôn giáo ở nước này.

Và đương nhiên, đôi khi ta gặp cả hai con chữ nói trên : Fujitsu, … thì cũng đành chịu…

3.Thay cho kết luận: Tương lai sẽ không chỉ sử dụng bốn chữ cáif, j, w, z

Gần đây, khi bàn việc chuyện phiên chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt, có một số ý kiến còn băn khoăn trước đề xuất nên dùng bốn con chữ này. Hơn thế, có người còn ngần ngại khi lưu ý rằng nếu cứ sử dụng chúng thì e rằng các em học sinh của ta sẽ không tiếp nhận được, với lý do là từ trước cho đến nay, sách giáo khoa tiếng Việt chưa hề đưa bốn con chữ này vào nội dung giảng dạy,…

Quả thực là Nhà nước ta cũng chưa hề có quy định gì về sử dụng các con chữ này …Song chúng ta lấy làm tiếc rằng trong số các đề nghị của hai Hội đồng; Hội đồng chuẩn hoá chính tảHội đồng chuẩn hoá thuật ngữ (được nói đến ở trên) đã có “Đề nghị Bộ Giáo dục và Uỷ ban KHXH Việt Nam (nay là Viện KHXH Việt Nam) kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) sớm thành lập Hội đồng chuẩn hoá tiếng Việt ở cấp Nhà nước”, nhưng cho đến nay, ngót ¼ thê kỷ đã trôi qua, công việc vẫn chưa có bước đi xa hơn!

Và còn được biết trước đó, ngay trong Lời nói đầu(đề ngày 18/4/1968) cho sách Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học,có đoạn sau: “Rất mong các nhà khoa học cùng tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này tiếp tục nghiên cứu, trao đổi ý kiến, để một ngày không xa, chúng ta có thể có được bản quy tắc chính thức áp dụng thống nhất chung cho mọi ngành, mọi người trong cả nước”.

Vậy mà … thế rồi chẳng mấy chốc, bốn thập niên cũng đã sắp trôi qua!

Không hẳn cứ chờ đợi có văn bản quy định …, để thoả mãn nhu cầu mới của con người trong giao tiếp, đời sống ngôn ngữ có quy luật tiếp nhận riêng của nó. Trong xã hội thông tin, con người không chỉ học ở nhà trường mới biết. Ví như bất cứ ai muốn sử dụng thư điện tử, chẳng thể nào không biêt dến @ (dù có thể đọc hoặc viết là a còng):

- Cụ cũng rất buồn vì thế hệ “a còng” hôm nay ít mặn mà với sách. h ttp://www.gdtd.com.vn/

Và ta cũng thấy người Việt nay dùng thoải mái @ theo cách của mình:

- Con ở vào thời @, thời windows - dồn dập, chồng chất, nhiều bộ mặt cùng lúc - trong khi mẹ chỉ mỗi con đường trước mắt: “môn đăng hộ đối”!http://www.tuoitre.com.vn/

-Sáng hôm nay (16/8/2007), một cuộc tranh luận trên mức “sôi nổi” đã diễn ra ở phòng chứng sinh thành phố Bắc Kinh khi một ông bố đỏ mặt tía tai đòi đặt tên con là “@” cho bằng được, bất chấp việc không một ký tự nào trong hàng chục nghìn chữ cái tiếng Trung Quốc có thể “diễn đạt” nổi cái tên trên. http://www5.dantri.com.vn/

- Nhật ký oshin thời @ http://www.vnexpress.net/

-Truyền khẩu thì gọi là "văn học truyền miệng", có yếu tố phôtô là "truyền miệng thời @". http://www.laodong.com.vn/

- Tình nghệ sĩ thời @: Tình hờ, tình... hở? http://www3.vietnamnet.vn/

- Con dâu thời @ http://vietnamnet.vn/

- Toilet thời @http://www2.thanhnien.com.vn/

Và rồi đây, để bước vào hội nhập với quốc tế và làm bạn với tất cả các nước, chúng tôi trộm nghĩ rằng không chỉ bốn chữ cái f, j,w, zvà @ mà hẳn là trong đời sống hàng ngày, người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung, có thể còn phải tiếp nhận những con chữ khác, như những gì thật sự cần thiết cho trao đổi với bạn bè và đồng nghiệp quốc tế, bởi ngôn ngữ sống động vẫn không ngừng phát triển, ngay trong khi còn chưa có quy định chính thức./.



[1]Xem:Triệu Văn Hiển.- Đôi điều về báoThân áido Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ở Thái Lan. Trong:Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam-Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV, Cao Bằng – 2006. H., Nxb ĐHQGHN, 2006,tr. 380.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.