Bảng tuần hoàn Mendeleev đã có nguyên tố 112!
Trong tự nhiên có bao nhiêu nguyên tố hoá học? Ngay từ thưở còn ngồi trên ghế nhà trường hẳn ai cũng từng nhớ: nhẹ nhất là Hidrô, nặng nhất là Uran. Nhà vô địch bóng đá Olimpic, người đoạt giải Nobel, Nils Bor đã dự đoán rằng, nguyên tố 104 là nguyên tố cuối cùng trong bảng tuần hoàn Mendeleev. Những nguyên tố sau nó có khoảng thời gian tồn tại chỉ được tính bằng khoảnh khắc, vì vậy, nói về chúng như một vật chất ổn định là điều vô nghĩa. Tên gọi của nguyên tố 104: Rezerford hay Curczatow cũng dấy lên cuộc tranh cãi không chỉ trong lĩnh vực khoa học mà còn sang cả lĩnh vực chính trị giữa Mỹ và Nga. Ở Dupna, các nhà khoa học cho rằng, bắt đầu từ nguyên tố 114, trong bảng tuần hoàn Mendeleev tồn tại một “vùng ổn định”, ở đó thời gian tồn tại của các nguyên tố khá dài như các kim loại thông thường. “Vùng ổn định” của các nguyên tố đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới tìm kiếm từ bao lâu nay. 4 năm trước ở Dupna, sau đó là ở Đức, bằng các thí nghiệm vật lý người ta thu được 1-2 hạt nhân của các nguyên tố siêu nặng 114 và 116. Nhưng phát minh chỉ được công nhận khi và chỉ khi nó được chứng minh bằng các phản ứng hoá học. Một nguyên tử đối với các nhà vật lý đã là niềm hạnh phúc nhưng đối với các nhà hoá học nó chưa thực sự là một sự kiện.
Vậy mà tại Dupna, lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học cập bến “vùng ổn định” của các nguyên tố siêu nặng bằng con đường hoá học. Mục tiêu là Pluton 242 được chiếu bởi những Ion canxi 48 khi tốc độ chiếu đạt đến 0,1 của tốc độ ánh sáng. Trong phản ứng này, đồng vị của nguyên tố 114 được hình thành rồi thâm nhập vào hỗn hợp Hêli và Argon trong điều kiện áp suất rất cao. Khoảng nửa giây sau, đồng vị ấy biến thành đồng vị của nguyên tố 112 (chất hoá học tương tự như thuỷ ngân) nhìn như một dòng khí và qua đó, các nhà khoa học ghi được quá trình phân rã hạt nhân của nguyên tố 112. Như viện sĩ Oganesian giải thích: nó giống như các nghệ nhân mạ vàng cổ vật. Trước khi mạ những mái vòm nhà thờ, người ta trải lên một lớp thuỷ ngân rồi sau đó gắn lên đó những lá vàng và chúng bám chặt đến hàng thế kỷ.
Phát minh ra các nguyên tố siêu nặng trong “vùng ổn định” tuyệt đối không phải là khái niệm trìu tượng. Người ta bắt đầu nói về những hình thái mới còn rất lạ của vật chất. Nếu như có sự kết hợp thật “mầu nhiệm” giữa Proton và Neutron, nếu như “vùng ổn định” này trở thành vô tận, nếu như trong tự nhiên tồn tại những nguyên tố có trọng lượng nguyên tử đến 300 hay 500 thì đó là cuộc cách mạng của tạo hoá. Thời gian tồn tại của nguyên tố 114 chỉ bằng 1/2 giây nhưng đó thật sự là khoảng thời gian kỳ diệu đối với tiêu chuẩn hạt nhân. Không thể loại trừ khả năng trên trái đất, trong trạng thái tự do tồn tại những nguyên tố siêu nặng mà hiện nay chúng ta chưa tìm thấy. Chính viện sĩ Georgi Flerov cũng tin vào điều này khi thuyết phục Stalin chế tạo bom nguyên tử. Khi cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng không chỉ dầu mỏ, khí đốt mà còn là Uran và năng lượng của những nguyên tố siêu nặng có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Khối lượng không ổn định của Pluton-20 kg trong các nguyên tố siêu nặng nhỏ hơn 1 miligam.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe doạ loài người hôm nay có thể trở thành chuyện cười đối với hậu thế.
Nguồn: Nauka