Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/07/2007 23:02 (GMT+7)

Bàn về khái niệm từ Việt cổ

Đương nhiên, bên cạnh giá trị và đóng góp, công trình nghiên cứu nào cũng có thể mắc một vài khuyết điểm cần sự bổ sung, sửa chữa của nhiều người. Lí thuyết chữ Nôm văn Nômcũng vậy, những ai đọc qua quyển sách ấy sẽ dễ dàng nhận thấy giá trị và đóng góp to lớn của nó, còn ở đây, chúng tôi với tư cách là người có chút tâm đắc với thứ văn tự xa xưa của dân tộc, xin mạn phép trình bày đôi điều chưa thoả đáng (theo chúng tôi) trong sách.

Những điều chúng tôi trình bày dưới đây xuất phát từ mục Các từ Việt cổ trong văn thơ Nômbắt đầu từ trang 348 của cuốn sách nói trên.

Trước tiên, xin xác định khái niệm từ cổ trong tiếng Việttừ Việt cổ.

Khái niệm từ cổ trong tiếng Việt

Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, mục cổ ngữ(tức từ cổNĐT): tiếng nói ngày xưa;

Hiện đại Hán ngữ từ điển, Lã Thúc Tương (chủ biên), Thương vụ ấn thư quán xuất bản, Trung Quốc, 1998, mục cổ ngữ: cổ đại đích từ ngữ (từ ngữ xưa);

Tác giả Nguyễn Ngọc San cũng đưa ra nhận định về từ cổnhư sau: “Từ cổ theo quan niệm truyền thống không phải là những từ có lịch sử lâu đời nhất trong một ngôn ngữ, mà là những từ đã được lưu lại trong các văn bản viết cổ hay văn miệng cổ (ca dao, tục ngữ) mà hiện nay không còn được sử dụng nữa, và để hiểu được chúng, người ta phải dùng đến các loại từ điển từ nguyên và các từ điển điển cố…” (3).

Qua ba định nghĩa trên, chúng ta thấy từ cổlà những từ ngữ (hoặc tiếng nói) được sử dụng vào thời xưa trong ngôn ngữ của một dân tộc. Tuy nhiên, ba định nghĩa trên vẫn chưa xác định đầy đủ tiêu chí của khái niệm từ cổ. Trên thực tế, khái niệm này “vốn là một khái niệm không được rõ ràng” (4). Theo chúng tôi, từ cổtheo nghĩa chung phải là những từ được sử dụng vào thời xưa của một dân tộc, có nguồn gốc bản xứ hoặc vay mượn từ một / các ngôn ngữ khác (cùng hệ hoặc không cùng hệ) và hiện nay không còn được sử dụng trong ngôn ngữ của dân tộc đó (Đúng là để hiểu được chúng, người thời nay “phải dùng đến các loại từ điển từ nguyên và từ điển điển cố”).

Như vậy, từ cổ trong tiếng Việt là những từ được dân tộc ta sử dụng vào thời xưa, có nguồn gốc bản xứ hoặc vay mượn từ các nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer, Tày – Thái, Mường, Hán (có thể cả ngôn ngữ châu Âu) và hiện nay không còn được sử dụng trong tiếng Việt.

Khái niệm từ Việt cổ

Từ khái niệm rộng về từ cổ trong tiếng Việtnhư trên, chúng ta dễ dàng đi đến xác định khái niệm hẹp về từ Việt cổnhư sau, đó là những từ được dân tộc ta sử dụng vào thời xưa, có nguồn gốc bản xứ hoặc vay mượn từ các nhóm ngôn ngữ cùng hệ (Mon-Khmer, Tày – Thái, Mường) và hiện nay không còn được sử dụng trong tiếng Việt.

Hai khái niệm từ cổ trong tiếng Việttừ Việt cổkhông hoàn toàn trùng khớp với nhau. Chúng không phải là hai vòng tròn giao nhau mà là hai vòng tròn đồng tâm có đường kính khác nhau. Trong quyển sách của mình, Nguyễn Ngọc San đã đánh đồng hai khái niệm trên nên đưa ra danh sách các từ Việt cổ trong văn thơ Nôm nhầm với rất nhiều từ gốc Hán. Chúng tôi xin trình bày cụ thể như sau:

1. Mượn từ Hán Việt

Từ Hán Việt là bộ phận rất quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Theo nguyên tắc, mỗi chữ Hán đều có một hoặc vài âm Hán Việt, nhưng không phải âm Hán Việt nào cũng du nhập vào tiếng Việt trở thành từ Hán Việt. Tuy nhiên, trong các văn bản Nôm, đôi khi cũng sử dụng cả một số âm / từ Hán Việt không thông dụng trong tiếng Việt hiện đại. Các từ Việt cổ trong văn thơ Nômcó cả hai trường hợp như thế.

- Từ Hán Việt thông dụng:

Gián (can gián, khuyên can): Tính cương ai gián chẳng nghe mọi điều(tr.391 – 392);

Kham (cam chịu, chịu đựng): Kham cười anh vũ mắc chưng lồng(tr.398);

Loạn thường (là rối loại cương thường): Xây trồng ra thói trăng hoa loạn thường(tr.408);

Nghiệt (yêu nghiệt, tội ác): Chút còn dư nghiệt ngoài thành khoe khoang(tr.429);..

- Âm / từ Hán Việt không thông dụng:

Chủ quỹ (người vợ cả): Hiềm trong chủ quỹ chưa hoà có ai(tr.370);

Mâu (con người, tròng mắt): Mâu tử là đôi con mâu(tr.371);

Na (ôn dịch): Đốt trúc khuơ na dắng lỗ tai(tr.420);

Tẫn mẫu (cái và đực): Tẫn mẫu sấp ngửa bày úp che(tr.452);…

Ngoài ra, còn có thể kể ra nhiều từ khác như đàn hặc, tiên sàm, gia nương…đều là từ Hán Việt. Nhưng mỗi trường hợp chúng tôi chỉ nêu ra vài ví dụ minh hoạ. Những từ ngữ trên tuy xuất hiện trong văn bản Nôm nhưng không phải ghi từ Việt cổ mà là những đơn vị từ vựng được ghi bằng chữ Nôm vay mượn cả âm và nghĩa chữ Hán (từ gốc Hán). Những chữ này khi xuất hiện trong văn bản chữ Hán thì chúng hoàn toàn là chữ Hán. Chỉ khi nào chúng xuất hiện trong văn bản Nôm mới được gọi là chữ Nôm. Nếu liệt kê những từ ngữ trên vào danh sách từ Việt cổ thì có lẽ tất cả từ Hán Việt mà hiện nay tiếng Việt sử dụng đều là từ Việt cổ.

2. Mượn từ tiền Hán Việt

Từ tiền Hán Việt cũng là một bộ phận của từ vựng tiếng Việt. Bộ phận này nếu không phân biệt kĩ sẽ dễ nhầm lẫn với từ Hán Việt hoá và nghĩa của chữ. Các từ Việt cổ trong văn thơ Nômkhông có sự nhầm lẫn như thế nhưng lại xem lớp từ này là từ Việt cổ.

- bượp(âm Hán Việt là phạp: thiếu): Đời bượp văn chương uổng mỗ danh(tr. 362). Phạpbượpcó mối quan hệ về ngữ âm, chúng biến đổi theo một quy luật ngữ âm nhất định. Chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ tương tự về sự biến đổi ngữ âm từ Hán Việt - từ tiền Hán Việt để chứng minh cho quy luật này như sau (mỗi từ phía dưới chúng tôi làm giống như vậy):

nạp nợp/ nượp(nờm nợp/ nườm nượp);

[ lâm] lạp [ ] [ lượm] lượp(đông đảo);

hạp   hộp;

nam nôm/ nồm;

- chiềng(âm Hán Việt là trình: tâu trình, tuyên bố): Chiềng làng chiếng chạ thượng hạ tây đông(tr. 368). Ví dụ tương tự:

tỉnh      giếng;

kính     kiếng;

chinh giêng;

chinh   chiêng;

thinh linh/ thanh lanh             thiêng liêng;

thành   thiềng…

- nàn(âm Hán Việt là nạn: điều rủi ro nguy hại): Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương(tr. 422).

Ví dụ tương tự:

loạn    loàn;

tự         từ;

nguyện            nguyền;

dụng    dùng;

niệm    niềm;

vạn      vàn;

nệ       nề;

cộng    cùng…

- tày / tầy (5)(âm Hán Việt là tề: ngang bằng): Chúc thánh cho tày Nghiêu Thuấn nữa(tr. 451). Ví dụ tương tự:

(tê giác)       tây;

thế      thay(6);
lễ         lạy;

phi       bay;

thi        thây…

Các từ bượp, chiềng, nàn, tàyrõ ràng không phải là từ Việt cổ vì chúng chẳng những có quan hệ về ngữ âm mà còn có quan hệ về ngữ nghĩa với các từ phạp, trình, nạn, tềtrong tiếng Hán. Mặt khác, nếu đó là những từ Việt cổ thì tại sao hiện nay không ít từ vẫn còn được sử dụng trong tiếng Việt (như phàn nàn, tày trời,hay như đìa(ao hồ), cúng dàng, xum vầy…mà tác giả đã liệt kê trong sách.

Theo chúng tôi, những từ Hán Việt và tiền Hán Việt trên đây không phải là từ Việt cổ, riêng những từ hiện nay không còn sử dụng ( na, tẫn mẫu, bượp…) chỉ có thể gọi là từ cổ trong tiếng Việt.

3. Dịch nghĩa chữ Hán

Xét các mục từ được giải thích trong sách như sau:

- con tuyết: kĩ nữ: Cắp cầm con tuyết tình cờ đến(tr.371);

- nhà tĩnh:nơi ở của các sư tăng: Không môn già lam, tĩnh xá: nhà tĩnh(tr.429);

- nước trăng:kinh nguyệt: Tự nhiên phải khí dương âm, nước trăng tự ấy ai cầm chẳng ra(tr.435)..

Chúng tôi thấy xếp các từ ấy vào dạng từ cổ là chưa thuyết phục. Vì: thứ nhất, chúng ta không thật sự khó hiểu đối với người hiện nay; thứ hai, chúng là những từ được chuyển dịch từ chữ Hán thì đúng hơn.

- con tuyết được dịch từ tuyết nhi( nhilà ‘con’), nghĩa là người con gái trẻ xoa kem trắng trên mặt, chỉ những cô gái làm việc trong lầu xanh (7).

- nhà tĩnhđược dịch từ tĩnh xáhoặc tĩnh thất( là ‘ngôi nhà đơn sơ’, thấtlà ‘nhà ở’) nghĩa là ngôi nhà yên tĩnh để tụ tập.

- Về từ nước trăngchúng tôi lí giải như sau: kinh nguyệtlà hiện tượng sinh lí của phụ nữ, có yếu tố nguyệtlà trăng, tháng. Kinh nguyệtcòn một từ đồng nghĩa là kinh thuỷ(8), có yếu tố thuỷlà nước. Vậy nước trănglà dịch kết hợp từ thuỷtrong kinh thuỷvới chữ nguyệttrong kinh nguyệt. Nướctrăng(cũng như thuỷnguyệt) đều là những từ thông dụng hiện nay, và nước trăngchỉ là một cách dịch chữ Hán của người xưa để chỉ kinh nguyệt chứ không phải từ Việt cổ.

Bên cạnh đó, ngoài từ Hán Việt và tiên Hán Việt đã nói trên, chúng tôi thấy sách còn thu nhận cả từ Hán Việt Việt hoá, đó là vỗ(9)(âm Hán Việt là phủ) trong câu Đức muôn vỗ chúng ân ngàn trị dân(tr. 473).

Trên đây chúng tôi trình bày một vài thiển ý mong có thể phần nào làm sáng tỏ vấn đề từ Việt cổ và những từ được cho là từ Việt cổ trong Lí thuyết chữ Nôm văn Nôm, nếu có gì sai sót xin quý vị độc giả chỉ giáo để chúng tôi có dịp học hỏi thêm.

-----
Chú thích:

(1)   Nguyễn Ngọc San, Lí thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nxb, Đại học Sư phạm, 2003.

(2)   Quyển sách được in với sự tài trợ của qũi hỗ trợ và phát triển văn hoá Việt Nam - Thuỵ Điển.

(3)   Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb, Đại học Sư phạm, 2003.

(4)   Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, sđd.

(5)   Trong Tiếng nói nôm na (Nxb Văn nghệ Tp. HCM, 1999), Lê Gia cho rằng chữ này có nguồn gốc từ chữtài (cắt cho bằng), đó cũng là điều nhầm lẫn.

(6)   Trong Tìm về cội nguồn chữ Hán (Nguyễn Văn Đổng dịch), Nxb Thế giới, 1997, Lý Lạc Nghị cho rằngthay là âm Hán Việt Việt hoá của thế.

(7)   Trong Bắc mộng toả ngôn có ghi câu chuyện khác: Tuyết Nhi là vợ lẽ của Lý Mật, giỏi ca múa. Mỗi khi tân khách có văn chương hay, Lý Mật đều bảo Tuyết Nhi hiệp âm luật để ca múa làm vui.

(8)   Theo Từ Nguyên, Thương vụ ấn thư quán, Đài Loan, 1963 và Từ Hải, Trung Hoa thư cục ấn hành 1967.

(9)   Trong Tiếng nói nôm na, sđd, Lê Gia cho rằngvỗ (vỗ về) có nguồn gốc từ chữlà múa. Theo chúng tôi, như vậy không đúng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.