Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/04/2013 21:49 (GMT+7)

Bàn về chứng phù thũng

Phù thũng thuộc hư, nên bồi bổ tỳ thận là chính, dùng các bài thuốc Thực tỳ ẩm, Kim quỹ thận khí thang, Chân vũ thang. Nếu thuộc chứng thực, nên trục thủy làm đầu. “Thiên thủy thũng sách Chứng trị hội bổ” có nói: “Bài Khiên ngưu tán chữa tỳ thấp thái quá, toàn thân phù thũng, suyễn thở không nằm được, bụng trướng lên như cái trống, đại tiện không lỏng, tiểu tiện sáp trệ, không thông lợi”. Nếu chỉ giải thích đơn thuần theo chữ Hán thì phù là nổi lên, thũng là sưng. Còn theo lý giải về bệnh lý giải thích và người đời cũng thường quen gọi là phù thũng rồi.

Sách cũng giải thích thêm từ Thũng bệnh như sau: Thũng bệnh là bệnh chứng cả người và mặt đều thũng (phù thũng) xuất xứ từ quyển thượng sách “Tiểu nhi dược chứng trực quyết”. Bệnh cơ của bệnh này là “Thận nhiệt truyền vào bàng quang, bàng quang nhiệt thịnh, nghịch lên tỳ vị, tỳ vị hư không chế ngự được thận, trái lại thủy khắc thổ, tỳ theo thủy hành, tỳ chủ về tứ chi, cho nên thủy tràn đi và làm cho cả người và mặt đều thũng (phù thũng).

Sách còn ghi: “Thũng bệnh thấp chứng” có nghĩa là 10 chứng của bệnh thũng. (Phần này ghi thêm để tham khảo). Nói về 10 chứng hậu về bệnh thũng của trẻ em. “Môn Thủy thũng sách ấn khoa loại tụy” cho rằng đời xưa thủy thũng có 10 loại: Hụt hơi thở gấp không nằm được, gọi là tâm thủy. Hai mạn sườn căng đau, là can thủy. Đại tiện lỏng như phân vịt là phế thủy. Tứ chi đau, nặng là tỳ thủy. Ngang lưng đau, chân lạnh là thận thủy. Miệng đắng họng khô là đảm thủy. Hạ hư hạ thực là đại tràng thủy. Tiểu tiện bế tiết (không thông) là Vị thủy. Bụng dưới cứng đầy là tiểu tràng thủy.

Nhưng khi nói đến phù thũng người ta thường nghĩ ngay đến từ Thủy thũng và sách đã giải thích như sau:

Thủy thũng cũng là tên bệnh. Đời xưa gọi là Thủy, Thủy khí, Thủy bệnh, Thủy trướng xuất xứ từ “Thiên Thủy nhiên huyệt luận sách Tố Vấn”. Nói rõ về chứng bệnh thủy thấp đình trệ lại trong cơ thể, làm cho mặt mắt, tứ chi, ngực, bụng, thậm chí toàn thân bị phù thũng. “Thiên Thủy trướng sách Linh khu” nói: “Thủy mới bắt đầu gây bệnh vùng mi mắt hốc mắt hơi phù như người mới ngủ dậy, mạch cổ đạp rõ, đôi khi ho, hai bên đùi háng thấy lạnh, chân phù, bụng to, triệu chứng cho thấy đã thành thủy thũng rồi”. Phân loại về bệnh này, “Thiên thủy khí bệnh mạch chứng sách Kim quỹ yếu lược” đã nêu: “Bệnh này có Phong thủy, có Bì thủy, có Chính thủy, có Thạch thủy, có Hoàng hãn”. Cũng chia theo ngũ tạng như Tâm thủy, Phế thủy, Can thủy, Tỳ thủy, Thận thủy. Đời sau lại chia ra hai loại Âm thủy, Dương thủy. “Thiên Thủy thũng sách Đan khê tâm pháp” nói: “Bệnh Thủy thuộc dương kèm theo chứng dương, mạch phải trầm sác; bệnh thủy thuộc âm kèm theo chứng âm, mạch phải trầm trì… Nếu toàn thân phù thũng, phiền khát, tiểu tiện đỏ xẻn, đại tiện táo bón, đây thuộc về dương thủy, trước hết dùng bài Ngũ bì tán hoặc bài Tứ ma ẩm, mài thêm sinh chỉ sác, nặng thì dùng bài Sơ tạc ẩm. Nếu toàn thân phù thũng, không phiền khát, đại tiện lỏng, tiểu tiện đi ít không xẻn đỏ, đây thuộc về âm thủy, nên dùng bài Thực tỳ ẩm hoặc bài Mộc hương lưu khí ẩm”. “Thiên thủy thũng luận trị sách Cảnh nhạc toàn thư” nói: Phàm các chứng thủy thũng đều là bệnh có liên quan tới 3 tạng Tỳ, Phế, Thận. Nay phế hư khí không hóa được tinh mà hóa thành nước, tỳ hư không chế ngự được thủy mà còn bị khắc, thận hư thì thủy không làm chủ được mà đi lung tung (vọng hành), thủy không quy kinh mà tràn nghịch lên, cho nên truyền vào tỳ mà làm cho da thịt bị phù thũng, nếu truyền vào phế thì suyễn thở gấp”.

Phép tắc chữa thủy thũng là: “Phù từ ngang lưng trở xuống, nên lợi tiểu tiện. Phù từ ngang lưng trở lên, nên phát hãn”. Chứng thực, phần nhiều do tà từ bên ngoài xâm tập vào, khí hóa thất thường gây nên. Điều trị nên khư tà là chính. Dùng các phương pháp sơ phong, tuyên phế, lợi thấp trục thủy. Ví như các bài Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang, Việt tỳ gia Truật thang, Ngũ linh tán. Chứng hư, phần nhiều do tỳ thận dương hư, không vận hóa được thủy thấp, điều trị nên phù trợ chính khí là chủ yếu, dùng các phương pháp ôn thận, kiện tỳ, ích khí, thông dương. Như các bài Chân vũ thang hợp với bài Lý linh thang. Chứng hư thường phát sinh do dương chứng chuyển biến, bệnh tình thường xen kẽ lẫn lộn hư và thực, điều trị nên chiếu cố cả hai mặt. Cũng nên chú ý quan tâm đến việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày, như kiêng ăn mặn, cẩn thận gìn giữ phong hàn. Chứng bệnh này có thể thấy thủy thũng bắt nguồn từ tâm, mang tính của bệnh thận, bệnh can và cả dinh dưỡng không tốt, không lành mạnh.

Dưới đây xin giới thiệu chi tiết thêm một số chứng bệnh thuộc Thủy thũng mà trên đã nói như: Phong thủy, Bì thủy, Chính thủy, Thạch thủy và Hoàng hãn:

- Phong thủy:Tên bệnh, một trong những bệnh Thủy thũng, còn gọi là Phong thụy, xuất xứ từ “thiên thủy nhiệt huyệt luận sách Tố Vấn”. “Thiên thủy khí bệnh mạch chứng tịnh trị sách Kim quỹ yếu lược” nói: “Phong thủy, mạch phù mình nặng, mồ hôi ra sợ gió, dùng bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang là chính”. Sách còn nói: “Chứng Phong thủy thì sợ gió, toàn thân phù thũng, mạch phù, khát nước, hay ra mồ hôi, không nóng nhiều, chủ yếu dùng bài Việt tỳ”. “Thiên thủy thũng bệnh chư hậu sách Chư biện nguyên hậu luận” đã nói: “Bệnh phong thủy là do khí của tỳ thận hư nhược gây nên, thận mệt mỏi thì hư, hư thì mồ hôi ra, mồ hôi ra lại gặp gió, phong khí cảm nhiễm vào trong và gây bệnh ở thận, tỳ hư lại không chế ngự được thủy, cho nên thủy (nước) lan tràn ra bì phu, lại cùng giao tranh với phong thấp, cho nên gọi là Phong thủy. Bệnh làm cho toàn thân phù thũng như có nước bao quanh người, mạch cổ đập rõ, đôi lúc ho, lấy tay ấn vào chỗ phù, bị lõm xuống mà không nổi lên, các khớp xương đau nhức, sợ gió, mạch phù đại, đó gọi là Phong thủy”. “Thiên thũng trướng tổng quát sách Y tôn kim giám” đã ghi chú: “Phù ở trên là Phong phù ở dưới là Thủy, cho nên chứng Phong thủy, mặt và đùi chân cùng phù”. Sách lại nói: “Phù thũng ở trên là phần nhiều ngoại cảm phong tà, cho nên phát hãn là thích hợp. Phù thũng ở dưới, phần nhiều là thấp tà phát sinh từ bên trong, cho nên lợi thủy là thích hợp”. Chứng bệnh này cũng có thể thấy ở người bị viêm tiểu cầu thận cấp tính.

- Bì thủy:Tên bệnh. Xuất xứ từ “Thiên thủy khí bệnh mạch chứng tịnh trị sách Kim quỹ yếu lược”.

“Thiên thủy thũng bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận” đã nói: “thận hư thì thủy vọng hành (đi lung tung) chảy tràn lan bì phu, cho nên thân thể mặt mắt hết thẩy đều phù thũng, ấn xuống không có vết ngón tay mà không có mồ hôi. Bụng vẫn như thường không đầy, cũng không khát, tứ chi nặng mà không sợ gió, mạch phù, đó gọi là Bì thủy”. Điều trị nên thông dương, kiện tỳ, lợi thủy, dùng các bài Phòng kỷ phục linh thang, Bồ hôi tán.

- Chính thủy:Tên bệnh. Có 2 cách giải thích:

a. Là một trong những bệnh Thủy thũng “Thiên thủy khí bệnh mạch chứng tinh trị sách Kim quỹ yếu lược” nói: “Chính thủy thì mạch trầm trì, chứng biểu hiện là suyễn thở”. Phần nhiều do tỳ thận dương hư, thủy đình trệ ở trong rồi dồn ép lên phế.

b. Nói về 10 loại Thủy bệnh (bệnh về thủy) sách “Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận” quyển 14 gọi 10 loại thủy là Chính thủy như: Tâm thủy, Can thủy, Phế thủy, Tỳ thủy, Thận thủy, Đảm thủy, Đại tràng thủy, Bàng quang thủy, Vị thủy, Tiểu tràng thủy.

- Thạch thủy:Tên bệnh. Xuất xứ từ “Thiên âm dương biệt luận sách Tố Vấn”.

a. Một trong những bệnh của Thủy thũng. Phần nhiều do hạ tiêu dương hư, không điều hành được việc mở và đóng, nước tụ lại không hóa được, nên đã gây bệnh. Sách “Chứng nhân mạch trị” quyền 3 nói: Chứng hư thũng ở Can Thận, bụng lạnh chân lạnh, tiểu tiện không thông lợi, hoặc bụng dưới phù nề, đau ngang lưng, dần dần phù toàn thân, sắc mặt vàng xạm. Đó là chân dương ở Can thận bị hư tổn, là chứng Thạch thủy trong Nội kinh vậy”.

b. Nói về chứng “Đơn phúc trướng”. “Thiên Trướng bệnh luận sách Y môn pháp luật” nói: “Phàm có báng hòn báng cục, bí kết, tức là căn nguyên của bệnh Trướng, ngày tháng tích dần lại, bụng to như cái thúng, cái ang, đó gọi là Đơn phúc trướng (chỉ trướng bụng thôi), không như thủy khí tản mạn ra bì phu, mặt mắt và tứ chi. Cho nên Trọng Cảnh gọi đó là Thạch thủy, chính là nói về bệnh này.

- Hoàng hãn:Tên bệnh. “Thiên thủy khí bệnh mạch chứng tịnh trị sách Kim quỹ yếu lược” nói: “Hoàng hãn gây bệnh, mình nặng, phát nhiệt, mồ hôi ra, khát nước như chứng phong thủy mồ hôi ra dính vào áo, vàng như nước Hoàng bá, mạch trầm…”, có thể kèm theo hai bắp chân lạnh, mình đau, nặng, ngang lưng và vùng hông đau hoặc tiểu tiện không lợi. Nguyên nhân là do khi ra mồ hôi đi tắm hay lội xuống nước, bị ủng tắc lại làm trở trệ dinh và vệ, hoặc thấp nhiệt ở Tỳ Vị uất kết, uẩn phục và nung nấu da thịt, mà rây bệnh. Điều trị nên thực phần vệ hòa phần dinh, thông dương ích âm, dùng các bài Kỳ thược quế tửu thang, Quế chi gia hoàng kỳ thang. Bệnh này thuộc về thiên Thủy khí sách Kim quỹ yếu lược khác với chứng phong thủy và lịch tiết phong…

(Còn nữa)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.