Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2014 15:11 (GMT+7)

Anh “kỹ sư” chân đất và chiếc bếp Trường Giang

  Từ ước mơ...

Dáng vẻ khắc khổ, mang đậm phong cách nhà nông, thoạt nhìn ai cũng đoán anh phải xấp xỉ tuổi 50. Ấy vậy, mà anh nông dân đa tài này năm nay mới 35 tuổi. Sinh ra ở vùng quê trung du nghèo, gia đình đông anh em, bố mẹ già yếu nên anh Thân Xuân Trường phải gác giấc mơ học hành khi chưa học hết trung học cơ sở để đi làm thuê đủ mọi nghề giúp đỡ gia đình. Không muốn chịu mãi cảnh vất vả, năm 2003, anh bàn với vợ vay ngân hàng 50 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động ở Ma-lai-xi-a. Sau hai năm lăn lộn nơi đất khách, Trường trở về với hai bàn tay trắng, tiền ngân hàng không thể trả, anh chị tưởng như không thể vượt qua nổi. Bao đêm thức trắng, một lần nữa anh lại khăn gói vào TP Hồ Chí Minh học cơ khí tại xưởng đóng tàu Ba Son.

Hai năm miệt mài vừa học nghề, vừa kiếm tiền nuôi con và trả lãi ngân hàng, năm 2007, anh trở về quê với chút vốn ít ỏi mở cửa hàng làm khung nhôm, sắt và dụng cụ nông nghiệp. Trời không phụ lòng người, việc kinh doanh khá thuận lợi, anh có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, sản xuất. Cũng vào thời gian đó, giá than tổ ong cũng như than bùn mà nhà anh vẫn dùng để đun nấu bỗng tăng cao, dùng bếp điện thì dòng điện phập phù không ổn định rất dễ dẫn đến cháy các thiết bị đun nấu. Chính vì vậy, anh mới nảy ra ý nghĩ "làm bếp tiết kiệm nhiên liệu". Vùng đất Tân Yên vốn sẵn các nguyên liệu như vỏ lạc, mùn cưa, củi hay vỏ trấu... nhưng bà con thường chưa biết tận dụng đun nấu. Vậy là, anh bắt tay vào  mày mò nghiên cứu. Sau mấy tháng thì chiếc bếp đầu tiên đã ra đời nhưng chưa đạt kết quả cao. Ðể có tiền thử nghiệm khi trong tay chỉ có một số vốn ít ỏi, anh đã đi vay mượn và nhờ bà con giúp. Có người biết được ý định của anh, không cho vay tiền còn bảo "làm thế nào được mà làm, có mà ngủ mơ". Anh chỉ cười, nói: "Ðúng là tôi đang ước mơ đấy và sẽ đưa nó thành hiện thực". Xoay xở đủ cách cuối cùng thì chiếc bếp "trong mơ" cũng đã được hình thành. Những chiếc bếp ban đầu anh mang cho bà con, họ hàng dùng thử tại gia đình và nhờ họ góp ý thêm để sửa chữa. Những người được anh cho bếp dùng thử đều có những đánh giá tốt. Ðiều đó giúp anh có thêm động lực tin tưởng vào việc mình làm.

... đến thành công

Sau nhiều ngày lăn lộn, vất vả anh Xuân Trường đã tìm ra bí quyết pha chế thành công một loại đất chịu nhiệt tới khoảng 1.300 độ C để làm vành tròn quanh miệng bếp có tác dụng giữ nhiệt. Loại vật liệu này đã được Viện Vật liệu (Bộ Xây dựng) chứng nhận. Chiếc kiềng ba chân của bếp làm bằng sắt được thiết kế gắn với phần vành bếp hình tròn phía trên miệng tạo độ vững chắc, an toàn khi sử dụng. Thân bếp hình nón bằng tôn có các cửa hút gió ngược nên ngọn lửa không bị tạt ngang, tro và than không bị lọt qua thân bếp mà dồn xuống đáy, luôn bảo đảm giữ được nhiệt. Chiếc bếp này có thể sử dụng được nhiều loại phụ phẩm vốn rất có sẵn ở vùng nông thôn để làm chất đốt như củi, rơm, rạ, trấu, mùn cưa, vỏ lạc, thân cây đậu đỗ, thân và lá ngô... Khi dùng bếp không cần bễ thổi mà ngọn lửa vẫn bén nhanh, cháy đượm, lượng khói bụi giảm đáng kể và tiết kiệm được khoảng gần 50% lượng chất đốt so với bếp kiềng thông thường.

Ðiều đặc biệt là với loại bếp này, ngay cả nguyên liệu ẩm ướt cũng có thể cháy đượm. Do có lớp đất giữ nhiệt nên bếp tiết kiệm được nhiên liệu, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... Sản phẩm bếp tiết kiệm nhiên liệu của anh đã được trao giải ba tại cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật nhà nông" tỉnh Bắc Giang năm 2009.

Trong thời gian tới, anh dự định sẽ cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng của mẫu bếp đã có, giảm giá thành ở mức thấp nhất để bếp có thể đến được với người dùng nhiều hơn. Anh Xuân Trường cho biết, còn nhiều sản phẩm hữu ích khác nữa đang được nghiên cứu và sẽ ra mắt trong thời gian gần đây.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.

Tin mới

Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.