Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/02/2008 00:37 (GMT+7)

Ảnh hưởng của sóng thần và các biện pháp phòng tránh sóng thần cho cộng đồng dân cư ven biển Việt Nam

Ảnh hưởng của thiên tai

Dọc vùng duyên hải Việt Nam có hàng chục triệu người dân cư sinh sống. Trên biển có nhiều hoạt động khác nhau như khai thác dầu khí, giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng và khai thác hải sản... Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động thời tiết.

Biển Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai hướng gió mùa chính:

Gió mùa đông bắc từ tháng 10 - 3 năm sau

Gió mùa tây nam từ tháng 5 - 9

Gió mùa mạnh cấp 6 - 7 ảnh hưởng xấu đến sản xuất trên biển.

Sự biến động khí hậu toàn cầu đã gây ra rất nhiều thiên tai nghiêm trọng như: hạn hán, bão, lũ lụt, động đất, xoáy lốc, triều cường. Tần suất xuất hiện thiên tai ngày một tăng, sức tàn phá ngày một lớn, đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam . Cơn bão số 5 (Linda) tháng 11/1997 là cơn bão lớn nhất trong vòng 100 năm đổ bộ vào miền tây Nam bộ, đã làm hơn 3.000 người chết và mất tích, hơn 3.000 con tàu thuyền bị chìm, phá huỷ hàng loạt nhà cửa và các công trình ven biển.

Sóng thần và tác hại nghiêm trọng của sóng thần

Sóng thần

Là một loạt các con sóng lớn được tạo ra từ động đất dưới đáy biển, sụt lở đất ngầm, phun trào núi lửa, hoặc một thiên thạch lớn rơi xuống biển...

Những trận động đất có cường độ lớn hơn 7,0 độ richte dưới đáy biển có thể tạo ra sóng thần nguy hiểm. Sóng thần không phải là một con sóng đơn lẻ mà là một loạt đợt sóng liên tiếp, còn gọi là chuỗi sóng. Tốc độ di chuyển của sóng thần phụ thuộc vào độ sâu của vùng biển; giữa Biển Đông độ sâu hơn 4.000 m, tốc độ lan truyền của sóng V > 700 km/h; Thời gian vượt qua đại dương khoảng một ngày. Sóng thần có thể gây nguy hiểm cho một vùng bờ biển ở cách xa hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn km. Sóng thần ở giữa đại dương có thể cao không quá 0,5 m và khó có thể nhận ra, nhưng khi tới vùng nước nông gần bờ sóng thần giảm tốc độ, dồn nén năng lượng và dâng cao nước một cách tức thì, tạo thành cột nước dựng đứng đã gây ra những tổn hại rất lớn về người và tài sản cho vùng sóng thần xâm hại.

Tác hại nghiêm trọng của sóng thần

Lịch sử đã ghi nhận những trận sóng thần khủng khiếp. Ngày 26 - 12 - 2004 trận động đất lớn nhất xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra - Indonexia, 9,1 độ richte, tạo ra cơn sóng thần kinh hoàng vào bậc nhất từ xưa đến nay, có độ cao 12 mét, tàn phá các vùng bờ biển suốt từ Indonexia, Malayxia, Thái Lan... sang tận Châu Phi. Sóngt hần Sumatrađã cướp đi sinh mạng hơn 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Khả năng xảy ra sóng thần ở vùng biển Việt Nam

Việt Nam từ trước đến nay chưa có hệ thống quan trắc sóng thần, nên chưa ghi nhận được các thông tin về sóng thần.

Theo một số báo cáo hoặc kết quả nghiên cứu của nhóm Cao Đình Triều, Trịnh Thị Lư và nnk (2007) cho thấy sóng thần đã xảy ra ở ven biển Thừa Thiên - Huế, Nam Định, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết... Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu từ dự án: “Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam” của các tác giả Vũ Thanh Ca, Trần Thục, Nguyễn Đình Xuyên và nnk cho thấy trong vùng biển Đông có 4 khu vực có khả năng là nguồn động đất gây sóng thần, trong đó có một số khu vực động đất trên 8,0 độ richte có thể gây sóng thần ảnh hưởng đến biển Đông và các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Các tác giả đã xác định 12 kịch bản gây sóng thần (xem bảng 1):

(Nguồn Vũ Thanh Ca và nnk)

(L: Chiều dài đới đứt gãy, W: Chiều rộng đới đứt gãy, H: Độ sâu chấn tiêu động đất Góc cắm góc trượt Góc phương vị U0: Độ dài trượt trung bình).

Các kết quả tính toán độ cao sóng thần ven bờ biển Việt Nam theo các kịch bản sau:

- Kịch bản 1 và 2: Độ cao sóng thần tại vùng biển Việt Nam là không đáng kể,

- Kịch bản 3: Độ cao sóng thần vùng biển Việt Nam khá nhỏ, không vượt quá 0,5 m, riêng độ cao sóng thần ven một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vượt quá 5 mét.

- Kịch bản 4: Khi động đất cấp 8,5 độ richte xảy ra tại đới hút chìm Manila, độ cao sóng thần vượt quá 1 mét sẽ gây nguy hiểm cho con người, kéo dài từ Vũng Tàu tới Nam Định, tại Quảng Ngãi độ cao sóng thần cực đại có thể vượt quá 6 mét. Kịch bản 4 là kịch bản sóng thần nguy hiểm cần được cảnh báo sớm.

- Kịch bản 5: Nếu động đất cấp 9 xảy ra tại đới hút chìm Manila thì hầu như toàn bộ vùng biển Việt Nam đề chịu ảnh hưởng của sóng thần mạnh. Khu vực có sóng thần nguy hiểm với độ cao vượt quá 2 mét kéo dài từ vùng biển Quảng Trị tới Phan Thiết, đặc biệt tại Quảng Ngãi độ cao sóng thần lớn nhất đạt trên 14 mét. Như vậy nếu động đất xảy ra với cường độ như trên thì thảm hoạ do sóng thần gây ra sẽ không lường hết được trên toàn vùng biển Việt Nam .

- Kịch bản 6 - 8: Động đất trong đới hút chìm Ryukyus không gây ra sóng thần đáng kể cho vùng biển Việt Nam , nên các kịch bản này không được xét đến.

- Kịch bản 9: Vùng có sóng thần nguy hiểm (độ cao vượt quá 1 mét): bao gồm một phần quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng ven bờ giữa Huế và Đà Nẵng. Đây là kịch bản sóng thần có độ nguy hiểm không cao nhưng cũng cần được tính đến.

- Kịch bản 10 và 11: Sóng thần nguồn gần, độ cao sóng thần gây ra rất nhỏ, gần như không ảnh hưởng đáng kể tới vùng ven biển Việt Nam .

- Kịch bả 12: Động đất cấp 7,5 xảy ra tại khu vực Nam đảo Hải Nam, độ cao sóng thần gần 1 mét sẽ ảnh hưởng một dải rất hẹp xung quanh Đà Nẵng. Đây là kịch bản sóng thần ít nguy hiểm nhưng cũng cần tính đến.

- Thời gian lan truyền của sóng thần: tốc độ lan truyền của sóng thần trên biển phụ thuộc vào độ sâu của biển. Nếu động đất xảy ra tại đớt hút chìm Manila thì sóng thần mất 1 giờ để lan truyền tới khu vực quần đảo Hoàng Sa, mất gần 2 giờ tới vùng biển Trung bộ từ Bình Định tới Phan Rang, mất khoảng 3 giờ tới Đà Nẵng và Phan Thiết, mất khoảng 8 giờ tới bờ biển Nam Định và Trà Vinh. Với thời gian lan truyền như trên nếu xây dưng được một hệ thống cảnh báo nguy cơ sóng thần ở nước ta thì chúng ta hoàn toàn có đủ thời gian để tính toán ra bản tin cảnh báo sóng thần.

+ Các kết quả tính toán sóng thần do động đất trên Biển Đông cho thấy:

Nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất là nguồn động đất có cường độ lớn hơn 8 độ richte, tại đới hút chìm Manila . Ngoài ra một kịch bản sóng thần do động đất mạnh tại đới hút chìm Ryukyus và hai kịch bản sóng thần do động đất mạnh cấp 7,5 tại khu vực phía Nam Đài Loan sẽ được sử dụng để xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần.

+ Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy khả năng (tần xuất) xảy ra sóng thần ở vùng biển Việt Nam không cao. Tuy nhiên nếu động đất xảy ra cấp 8,5 - 9 độ richte, tại đới hút chìm Manila theo kịch bản trình bày trên thì sóng thần sẽ gây ra thảm hoạ khủng khiếp ở vùng bờ biển Việt Nam; do đó rất cần xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần và hệ thống cảnh báo sóng thần cho vùng bờ biển nước ta.

Các biện pháp phòng tránh sóng thần cho cộng đồng dân cư ven biển

Xây dựng phương án phòng tránh sóng thần bao gồm các bước:

- Điều tra thu thập và xử lý các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng ven bờ biển Việt Nam .

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần. Đề phòng tránh bão, ngày 14 - 9 - 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 135/2001/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá gồm 63 khu tránh trú bão vùng ven bờ biển và 6 khu tránh trú bão ở các đảo.

Đối với việc phòng tránh sóng thần cần có sự hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực để sớm có quy hoạch xây dựng các trạm cảnh báo sóng thần, đặc biệt ở các vùng ven biển có nhiều nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của sóng thần.

- Đầu tư các thiết bị cần thiết như máy đo địa chấn để phát hiện động đất, xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần và các phần mềm tương ứng để tính toán mức độ, thời gian lan truyền sóng thần tới mỗi vùng biển và độ cao sóng thần tương ứng.

- Có quy hoạch sử dụng hợp lý các vùng đất ven bờ, cũng như hạn chế xây dựng nhà và các công trình quan trọng ở các vùng bờ có nguy cơ sóng thần cao.

- Trồng rừng phòng hộ ven bờ biển và rừng ngập mặn như sú, vẹt, đước... để làm suy giảm năng lượng của sóng thần.

Giáo dục cho cộng đồng dân cư ven biển hiểu biết về nguy cơ và hậu quả của sóng thần để chuẩn bị sẵn sàng phòng tránh và ứng phó kịp thời khi sóng thần xảy ra. Với các trận sóng thần có nguồn gốc gần bờ, rất khó đưa ra bản tin cảnh báo kịp thời; Vì vậy phải tập huấn cho dân biết các dấu hiệu cảnh báo sóng thần tự nhiên và phản ứng ngay lập tức khi xảy ra động đất dưới đáy biển.

Diễn tập phòng tránh, cứu nạn khi sóng thần xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ:

+ Chỉ huy tại chỗ

+ Tổ chức đội phòng tránh cứu nạn khẩn cấp tại chỗ.

+ Chuẩn bị vật tư (lương thực, thực phẩm, thuốc men) tại chỗ.

+ Chuẩn bị khu phòng tránh sóng thần tại chỗ (khu vực có độ cao hoặc xa bờ biển khoảng 1 km). Áp dụng mô hình, mô phỏng sự tạo thành sóng thần từ động đất và lan truyền của sóng thần trên phạm vi toàn Biển Đông, cũng như áp dụng mô hình, mô phỏng ngập lụt do sóng thần gây ra để xây dựng phương án sơ tán dân tới các vùng đất cao ven bờ hoặc tránh xa bờ biển. Lịch sử ngập lụt cho thấy trừ khu vực có cửa sông rộng, hiếm khi sóng thần xâm nhập vào đất liền tới vùng có khoảng cách lớn hơn 1 km tính từ bờ biển.

Tóm lại: Khả năng xảy ra sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam là thấp. Tuy nhiên với sự biến đổi thất thường của khí hậu toàn cầu, nếu không có những nghiên cứu về sóng thần để sẵn sàng chuẩn bị và có những biện pháp phòng tránh, ứng phó thì khi thiên tai này xảy ra, hậu quả sẽ không lường hết được.

Nguồn: Biển Việt Nam , 12 - 2007, tr 21.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.