Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 21/12/2021 23:42 (GMT+7)

Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 17

Sau khi Qũy VIFOTEC (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)  phát động Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc (Cuộc thi) lần thứ 17 năm 2021 ngày 04/12/2020 tại Nhà hát Lớn, thành phố Hà Nội, Quỹ VIFOTEC - đơn vị thường trực Cuộc thi đã tiếp tục phối hợp với Hội đồng đội Trung ương, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật, Sở Khoa học công nghệ, Tỉnh thành đoàn các tỉnh, thành phố triển khai Cuộc thi lần thứ 17 năm 2021 với 5 lĩnh vực.

Ngày 31 tháng 9 năm 2021, Ban Tổ chức đã nhận được  681 đề tài gửi về từ 53 tỉnh thành trong cả nước thuộc 5 lĩnh vực để đưa vào chấm giải. Trong đó Lĩnh vực Đồ dùng dành cho học tập có 126 đề tài; lĩnh vực Phần mềm Tin học có 120 đề tài; lĩnh vực Sản phẩm thân thiện với môi trường có 126 đề tài; lĩnh vực Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em có 183 đề tài; lĩnh vực học tập có 126 đề tài.

Sau khi Hội đồng giám khảo là những nhà khoa học uy tín, làm việc khách quan, đầy trách nhiệm, đã quyết định tặng giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng kèm theo Huy chương vàng cho đề tài Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ của nhóm tác giả là học sinh: Tải Thị Khanh, Sùng Seo Hồng, Hoàng Thị Luyến, Thèn Thị Doanh lớp 5 - trường phổ thông dân tộc bán trí tiểu học Nậm Mòn 1, Bắc Hà, Lào Cai.

.

Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng toàn Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2021

Theo nhóm tác giả đoạt giải: Trong những năm gần đây, nhiều học sinh chưa hứng thú học môn Lịch sử biểu hiện như diễn biến dài, mốc lịch sử khó nhớ. Đặc biệt việc tìm hiểu chi tiết về các chiến dịch lịch sử đối với học sinh tiểu học lại càng khó.

Bắt nguồn từ thực trạng đó các em đã lựa chọn làm mô hình về Chiến dịch Điện Biên Phủ với mong muốn diễn tả nó thực tế dễ nhớ, dễ hiểu, mô tả một phần chiến dịch “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”, “đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân”

Nguyên vật liệu để làm gia sản phẩm gồm có: tre, trúc, xốp, tấm mếch, gỗ, dây thép, móc phơi quần áo, mô tơ, màu 3D, lá cây, cát, keo, dây điện, hồ dán, giấy nhún, đèn nhấp nháy. Ngoài các vật liệu trên các em còn sưu tầm bánh răng, xích cam xe máy ở các hiệu sửa xe đã sử dụng thay ra, các mảng mô tơ của đầu quay, mô tơ của quạt treo tường, xốp của tủ lạnh ở các cơ sở thu gom đồ phế thải về tái chế lại để làm sản phẩm... các vật liệu tạo ra sản phẩm hết rất ít tiền mà rất gần gũi với con người.

Các em đã làm khung gỗ 1,5m x 1,2m. Cắt ghép tấm mếch gắn vào khung gỗ tạo mặt bằng cho sa bàn. Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biện Phủ. Tạo núi đồi. Trộn cát với hồ dán; rắc cát đã trộn với hồ dán lên mô hình. Làm các chú bộ đội, quân địch, hầm, nhà chỉ huy của ta, sở chỉ huy của địch, máy bay, pháo, súng, xe tăng, xe đạp thồ bằng trúc, gỗ. Lắp ráp mô-tơ điện với trục quay.

Các tác giả bên mô hình dự thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 17 năm 2021

Mô hình hoạt động theo nguyên lý chuyển động cơ học: từ mô-tơ điện tới các bánh răng, tới trục quay và truyền lực tới các chú bộ đội, pháo, xe tăng. Bật công tắc trục quay gắn với mô-tơ điện chuyển động và truyền lực lên các khớp nối; khi đó các chú bộ đội, xe tăng, pháo, máy bay sẽ chuyển động. Bật các công tắc kết hợp âm thanh bài hát Hò kéo pháo, âm thanh tiếng nổ của súng đạn, bài hát chiến thắng vang lên.

Mô hình này áp dụng cho thầy cô và các bạn trong việc dạy và học. Mô hình được trưng bày ở phòng truyền thống để cho các bạn có những tiết trải nghiệm, tìm hiểu. Sản phẩm rất tiện lợi, dễ quan sát,mọi người đều được trải nghiệm một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn.

Buổi lễ trao giải được Qũy VIFOTEC tổ chức trang trọng lúc 20h ngày 22/12/2021 tại Nhà hát lớn thủ đô Hà Nội.

PV.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.