Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 30/06/2020 18:04 (GMT+7)

Liên hiệp Hội Việt Nam góp ý khám chữa bệnh suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em

Ngày 17/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có công văn gửi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc góp ý quy định khám bệnhvà chữa bệnh suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em.

Công văn của Liên hiệp Hội Việt Nam ghi rõ: Liên hiệp Hội Việt Nam và các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao việc cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung Điều 60 của Luật hiện hành thành Điều 84 của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), trong đó quy định việc điều trị bệnh suy dinh dưỡngnặngcấp tính cho trẻ em từ 0 đến72 tháng tuổi.Cần khẳng định suy dinh dưỡng nặng cấp tính là một bệnh và cầnphải được khám, điều trị theophácđồcủaBộ Y tế. Do vậy, chi phí khám và điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tínhcần được ngân sách nhà nước hoặc Bảo hiểm y tế chi trả là hoàn toàn phù hợp.

Hiện nay, ở nước ta có gần 2 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng mãn tính và hàng năm có trên 233.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suydinhdưỡngnặng cấp tính. Biểu hiện nặng nhất của suy dinh dưỡng nặng cấp tính là thể gày gò, teo đét, hoặc dạng phù nề rõ rệt. Nếu không được điều trị ngay, các trẻ suydinhdưỡngnặng cấp tính này dễ đi đến tử vong và có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bìnhthường. Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á – Thái Bình dương có tỷ lệ trẻembịsuydinhdưỡng gày còm chiếmtrên 5% (cao hơn ngưỡng của Mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu 2025).

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nếu không được can thiệpcónhiềukhảnăngbịthấpcòi.Thiệt hại do suydinhdưỡngthấp còi gây ra đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ là vĩnh viễn và không khắc phục được, làm tăng nguy cơ tử vong và suy giảm khả năng phát triển thể chất cũng như trí tuệ. Trẻ suy dinh dưỡng khi trưởng thành dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì, v v …. Đồng thời khả năng học tập và năng suất lao động thấp hơn khi trưởng thành, làm giảm 10% thu nhập suốt đời. Làm giảm ít nhất 8% tăng trưởng kinh tế toàn xã hội.

Từ năm 2009, UNICEF đã hỗ trợ triển khai thành công mô hình can thiệp mẫu ở Kon Tum. Tới năm 2016, mô hình được mở rộng trên 22 tỉnh thành với nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế khác. Tuy vậy, độ bao phủ của can thiệp này còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được 10% các ca SDDnặng cấp tính trên toàn quốc. Hậu quả là, đa số các ca suy dinh dưỡng cấp tính nặng trẻ em (tới 90%) vẫn chưa được điều trị và rơi vào tình trạng SDD mãn tính (thấp còi), dễ mắc bệnh hoặc tử vong.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề về y tế, dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã làm cơ sở pháp lý cần thiết, khá thuận lợi  để các cấp, các ngành triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ, khám và điều trị bệnh cho trẻ em. Tuy nhiên, đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính, vẫn chưa có một cơ chế tài chính chi trả bền vững để đảm bảo trẻ được khám và điều trị.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt, được cả xã hội, toàn dân quan tâm, được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, tuy nhiên tác động suy dinh dưỡng nặng cấp tính ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn, phát triển của trẻ, nếu không được khắc phục, chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và gánh nặng đối với kinh tế của gia đình và xã hội.

Theo Liên hiệp Hội Việt Nam, Qua nghiêncứu, thảoluậnĐiều 84 của dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng quy định dự thảo Luật vẫn chưa đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, đề nghị Ban soạnthảocần tiếptụcbổ sung vào dự thảo Luật các nội dung sau đây:

1. Cần quy định rõ trong Luật khám bệnh, chữa bệnh “Suy dinh dưỡng nặng cấp tính là một bệnh, cần được khám và điều trị bằng sản phẩm chuyên biệt. Sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng có thể được coi là thuốc, thuộc danh mục thuốc chữa bệnh do Bộ Y tế quy định và được ngân sách nhà nước/ Bảo hiểm y tế chi trả.

2. Đề nghị bổ sung vào Điều 2 (Giải thích từ ngữ) để giải thích, làm rõ các cụm từ: “suy dinh dưỡng nặng cấp tính”, “Sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng”, vì các khái niệm nêu trên chưa được định nghĩa ở Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm và nhiều tổchức, cá nhân chưa có cách hiểu thống nhất về các cụm từ nêu trên.

3.  TạiĐiều 84 (Dự thảo Luật) chỉ quy định điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến 72 tháng tuổi. Đề nghị Ban soạnthảonên cânnhắc, sửađổilạithành “điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em”, vì thực tiễn chothấynhiềutrẻ em trên 72 tháng tuổi vẫn bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính.

Đồng thời, đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào khoản 4 Điều 3 của Dự thảo Luật và sửa lại như sau: “4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính, người khuyết tật nặng và…..”

4. Đề nghị bổ sung một Điều quy định về khám bệnh, chữa bệnh, điều trị trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính vào Chương V (Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh). Vìnhưđãnêu ở trên, đây là một loại bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ em, cần được Nhà nước và xã hội quan tâm khám, điều trị. Việc quy định cụ thể vào Luật để làm cơ sở pháp lý cho các y, bác sỹ quan tâm, chú trọng khám bệnh, chữa bệnh, điều trị cho trẻ em, từ đó cải thiện trí tuệ, tầm vóc và sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai.

5. Tại Khoản 4 Điều 84quyđịnh “Trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả”. Đềnghịbổ sung quyđịnhnày trong Luật Bảo hiểm y tếnhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

6. Ngoài các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật nêu trên, LiênhiệpHộiViệt Nam có một số kiến nghị sau:

- Ưu tiên can thiệp suy dinh dưỡng nặng cấp tính để giải quyết tình trạng tử vong ở trẻ và suydinhdưỡng thấp còi. Ưu tiên ngân sách điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ tại các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng nếu cao (> 30%) và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những đối tượng khó khăn, người yếu thế.

- Lồng ghép đào tạo về suy dinh dưỡn gnặng cấp tính vào giáo trình quốc gia trước khi hành nghề. Lồng ghép Quản lý suy dinh dưỡng nặng cấp tính tại bệnh viện và cộng đồng (IMAM) trong hệ thống triển khai chung của chương trình dinh dưỡng quốc gia.

  • Bộ Y tế sớm hoàn thành việc xây dựng Gói Chăm sóc Y tế Cơ bản để đảm bảo lợi ích tối đa cho trẻ em và bà mẹ từ hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm gói tư vấn, khám và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính.

- Công văn số 337/LHHVN-TVPB, ngày17.06/2020 gửi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc góp ý quy định khám bệnhvà chữa bệnh suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.