Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 30/07/2020 17:20 (GMT+7)

Bến Tre: Giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ lần thứ IV

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Bến Tre, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối họp với Hội Nhà Báo xây dựng kế hoạch Tổ chức phát động Giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2019- 2020. Qua gần 1 năm triển khai phát động bằng nhiều hình thức, đã huy động được nhiều tác giả chuyên và không chuyên nghiệp đang sinh sống và công tác trên địa bàn tỉnh Bến Tre tham gia Giải.

Description: C:\Users\Dell\Desktop\maxresdefault.jpg

Ảnh: Internet

Nét mới của Giải báo chí năm nay là, Ban Tổ chức đã tổ chức Cuộc họp triển khai kế hoạch và Thể lệ tổ chức Giải, cho các sở, ngành tỉnh; các Trung tâm hoạt động nghiên cứu, ứng dụng Khoa học và Công nghệ phục vụ  phát triển sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…; các Hội thành viên Liên hiệp Hội, Báo Đồng khởi; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh huyện, thành phố; Hội viên Hội nhà Báo tỉnh; các tác giả chuyên và không chuyên; các cộng tác viên Bản tin Khoa học và Đời sống, Website của Liên hiệp Hội tỉnh.

 Ban Tổ chức Giải tiếp tục triển khai trong cuộc họp cộng tác viên, kết hợp với tập huấn viết bài báo về đề tài KH&CN; ra thông báo số 02 tiếp tục phổ biến nội dung tiến độ của Giải trên Báo Đồng Khởi và phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh các huyện, thành phố; mời các tác giả có tin, bài đã được đăng, phát trên Báo, Đài, Bản tin điện tử được Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép và phát trên Đài truyền thanh các huyện, thành phố gởi sản phẩm dự Giải.

 Đến ngày 31/3/2020 Ban Tổ chức đã nhận được 75 tác phẩm của 67 tác giả gởi dự thi gồm:

 Báo in và điện tử 62 tác phẩm; Báo hình 11 tác phẩm; Báo phát thanh 2 tác phẩm trong đó; có 31 tác phẩm của các tác giả chuyên nghiệp, chiếm 41,33% tổng sản phẩm dự thi; tác giả không chuyên 44 tác phẩm chiếm 58,66% tổng sản phẩm dự thi. Có 47 tác phẩm viết về mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp chiếm 62,66% tổng sản phẩm dự giải, so với năm 2019 tăng 2,66% (62,66%/60%).

Báo in và báo điện tử có 62 tác phẩm của 55 tác giả gởi dự giải. Trong đó, các tác chuyên nghiệp chiếm 53%, tác giả không chuyên  chiếm 47%. Có 36 tác phẩm viết về mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp chiếm 58% tác phẩm dự Giải, so với năm 2019 tăng 4% (58/54%). Các tác phẩm còn lại viết về ứng dụng KH&CN trong các lĩnh vực như: Du lịch, Đổi mới sáng tạo, Thích ứng với biến đổi khí hậu, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), Tôn vinh nhà khoa học…

Báo hình có 11 tác phẩm của 11 tác giả gởi dự giải. Trong đó, các tác chuyên nghiệp chiếm 36%, tác giả không chuyên chiếm 64%. Có 9 tác phẩm viết về mô hình ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, chiếm 81,81% tác phẩm dự giải so với năm 2019 tăng 6,81% (75/81,81%); 01 viết về nông thôn mới; 01 viết về mô hình sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Báo Phát thanh có 2 tác phẩm của 1 tác giả chuyên nghiệp viết về mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, Giải báo chí về Khoa học và Công nghệ của tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2019-2020 đã kết thúc thành công. Đây là lần thứ tư liên tiếp chất lượng cuộc thi của năm sau cao hơn năm trước. Nhất là về chuyên môn báo chí viết về khoa học và công nghệ, mức tác động cũng như hiệu ứng từ những đề tài sâu rộng và thời sự mà cuộc thi đề cập là khá đa dạng, thu hút nhiều bạn đọc.

Từ những tác phẩm phản ánh còn đơn lẻ về một số sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật nảy sinh trong sản xuất và đời sống này, nhiều tác giả đã gửi đến dự giải một lượng lớn bài vở khá phong phú với nhiều cái mới thật sinh động. Cũng từ đây, nhiều thông tin sự kiện nóng bỏng (nói theo thể lệ, yêu cầu của cuộc thi là phát hiện mới) được trưng cầu ý kiến rộng rãi đa dạng, nhiều chiều, để phân tích, tổng hợp sâu rộng, xác đáng.

Kết quả cuộc thi cũng cho thấy sự nổ lực đáng trân trọng của nhiều cây bút trong quá trình tiếp cận vấn đề, sự kiện - nhất là đối với các cây bút chuyên ngành khoa học công nghệ. Nói một cách phấn khích lành mạnh là bắt đầu có sự cạnh tranh hấp dẫn về săn bắt đề tài bài vở giữa nhiều tác giả, lực lượng viết lách. Chính các cây viết trên đã góp phần rất lớn cùng các nhà khoa học “đưa” khoa học và công nghệ lan tỏa trong cuộc sống, khi chính các tác giả đã hình thành các tác phẩm có được một hàm lượng khoa học và công nghệ tốt.

Với mỗi cây sầu riêng, kỹ sư Lê Văn Đơn (Phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách) đã có mấy bài khá chất lượng, thiết thực khi đặt vấn đề: Làm gì để cứu cây sầu riêng bị đột tử? Đâu là hiệu quả và thách thức khi sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ; Điều lưu ý trong xử lý sầu riêng ra hoa mùa nghịch.

Qua đi sâu đi sát thực tế dù chỉ là “một cây” hoặc “một con” nào đó, và đặt vấn đề trực diện trước nhân vật, sự kiện, nhiều cây bút đã có được tác phẩm tốt, chất lượng. Với kỹ sư Lê Văn Đơn, người từng có tác phẩm đạt giải  báo chí về khoa học và công nghệ, do đã khéo xâm nhập thực tế sinh động để ghi được những cảm xúc thú vị từ nhiều đối tượng; thứ hai là do tác giả có được kiến thức nền về KH&CN rất căn cơ, cộng thêm sự tinh tế sử dụng các tình tiết đắt giá nên khi đưa một hàm lượng khoa học vào tác phẩm mà bài viết của anh vẫn không bị khô khan hay gượng gạo gì! Qua càng nhiều cuộc thi càng có nhiều tác phẩm chất lượng, đạt giải, dù không phải là nhà báo chuyên nghiệp...

Nhìn chung, Giải báo chí về khoa học và công nghệ lần thứ IV (2019-2020) đạt kết quả khả quan, không chỉ riêng về quảng bá sâu rộng thông tin lĩnh vực khoa học công nghệ đến với đại chúng mà còn làm phong phú thêm phong trào thi đua truyền thông khoa học kỹ thuật trong toàn tỉnh.

Huy Thục

Xem Thêm

Tin mới