Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 19/07/2008 00:15 (GMT+7)

Hiền tài ngoài Đảng - Thăng trầm lịch sử

Tiếp tục bàn về vấn đề thu hút, trọng dụng người tài, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại một số thăng trầm qua các giai đoạn lịch sử để thấy rằng những trí thức, nhân sĩ ngoài Đảng lúc nào cũng tha thiết được cống hiến. Và thực tế họ vẫn tiếp tục cống hiến và được trân trọng dù gặp một số khó khăn, trở ngại nhất thời...

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, giáo sư Lưu Văn Đạt ra vùng tự do và cuối năm 1947, ông được cử làm phó giám đốc Sở Tư pháp Liên khu 10, rồi sau đó làm cục trưởng Cục Ngoại thương kiêm giám đốc Nha Thương mại thuộc Bộ Kinh tế... Nhớ lại những ngày của 63 năm trước, ông bảo: “Đó là thời mà các bậc nhân sĩ, trí thức gần gũi và cống hiến rất nhiều cho đất nước”.

Thời vàng son

Giáo sư Lưu Văn Đạt kể: Thời đó nhân sĩ, trí thức từ những vị nho sĩ, quan lại phục vụ triều đình Huế đến những vị Tây học chưa biết nhiều về Đảng Cộng sản. Họ chỉ biết tới Việt Minh với người đứng đầu là Hồ Chí Minh như một tổ chức chống Pháp, chống Nhật với cương lĩnh đoàn kết mọi tầng lớp đấu tranh giành độc lập cho nước nhà. Cho nên khi Việt Minh lãnh đạo khởi nghĩa thắng lợi, lại mời cả cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao cho Hồ Chủ tịch, mời nhiều nhân sĩ trong chính phủ Trần Trọng Kim tham gia chính phủ mới, giới trí thức rất phấn khởi. “Mọi người tham gia vào chính quyền mới chỉ làm việc và làm việc, không phân biệt đảng phái, tôn giáo”.

Thời kỳ đầu, rất nhiều cơ quan không có đảng viên. Đến năm 1951, số đảng viên Cộng sản tham gia các cơ quan quản lý, điều hành có khá hơn nhưng rất nhiều vị trí lãnh đạo cấp trưởng vẫn là người ngoài Đảng. Ngay như Bộ Kinh tế, ông Bùi Công Trừng - chiến sĩ cộng sản “nòi” từng hoạt động ở Pháp và qua dự lớp huấn luyện tại Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản chỉ giữ hàm thứ trưởng. Đứng đầu bộ này vẫn là ông Phan Anh. GS Đạt nhớ lại: “Bộ trưởng dù chẳng phải đảng viên vẫn rất thực quyền và rất “ăn rơ” với các đảng viên. Ông Trừng luôn tôn trọng Bộ trưởng Phan Anh, có vấn đề gì đều đưa ra họp bàn tập thể”. Nhật ký của Bộ trưởng Kinh tế Phan Anh cũng ghi: “Xây dựng Bộ Kinh tế thì vấn đề nhân sự là quan trọng. Tôi muốn tập hợp trí thức các ngành. Anh Trừng hoàn toàn ủng hộ và rất chú ý đến vấn đề đoàn kết, không phân biệt người trong hay ngoài Đảng, luôn cổ vũ, nâng đỡ giới trí thức”...

Xuất hiện một số thành kiến

Tuy nhiên, càng về sau thì một số nơi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn giữa cán bộ lãnh đạo trong-ngoài Đảng. Bà Nguyễn Nữ Kim Hạnh - con gái lớn của nhà trí thức lớn Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng ngoài Đảng của ngành giáo dục suốt từ trong kháng chiến chống Pháp đến sau ngày thống nhất Bắc-Nam nhớ lại, khoảng đầu những năm 1950, ở Việt Bắc, ông Huyên mang về một áo choàng thụng đen mới sắm. Vợ con hỏi thì ông trả lời: “Đang làm đơn xin thôi chức để quay về nghề luật sư”.

Chuyện này được ông Nguyễn Sĩ Tỳ, có thời là bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục xác nhận: Ông Huyên đã làm đơn gửi cụ Hồ xin thôi chức bộ trưởng với lý do “không phải đảng viên nên có nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo ngành”. Hồ Chủ tịch biết chuyện đã gặp và khuyên ông Huyên tiếp tục làm việc, đồng thời gọi một số đảng viên lãnh đạo Bộ Giáo dục lên phê bình, nhắc nhở bài học vỡ lòng của Mác: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng viên chỉ là số ít, người ngoài Đảng thì hàng triệu, hàng chục triệu, đoàn kết với nhau mới đưa đến thắng lợi của cách mạng.

Nhận thấy những va chạm như vậy có nguy cơ làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, trong dịp chỉnh huấn năm 1952, trung ương đã cho in cuốn sách giải đáp 111 câu hỏi thắc mắc của trí thức đương thời (Nhà in Trần Phú, Liên khu 3). Cuốn sách chấn chỉnh những sai lầm của một số cán bộ với trí thức: “Cán bộ nào có thành kiến với trí thức là sai. Nhất là cán bộ nào đối với thủ trưởng cơ quan của mình không phải đảng viên như một đốc công, có thái độ đối phó như đối phó với kẻ thù giai cấp là sai, như thế là không phân biệt rõ bạn-thù, những cán bộ ấy phải tự kiểm thảo và sửa chữa... Thủ trưởng cơ quan chuyên môn không ở trong Đảng kém được tín nhiệm với ủy ban và gặp nhiều khó khăn. Thái độ ấy không đúng, cần sửa chữa... Sự giao thiệp giữa chính quyền cơ quan nơi nọ với chính quyền cơ quan nơi kia lắm khi không hiệu quả bằng lá thư riêng của chi bộ nọ gửi cho chi bộ kia. Các chi bộ ấy thiếu ý thức tôn trọng chính quyền của nhân dân và cần sửa chữa”.

Thời của trí thức mới

Kháng chiến chín năm thành công, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc này, số đảng viên đã tăng lên rất nhiều so với ngày đầu khởi nghĩa. Song trong đội ngũ trí thức, tỷ lệ người ngoài Đảng vẫn là đa số. Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch MTTQ Việt Nam, người thuộc lớp trí thức đầu tiên được đào tạo dưới mái trường XHCN ở Liên Xô về công tác tại Đại học Bách khoa từ năm 1957, kể: “Cả đội ngũ trí thức trình độ đại học ở miền Bắc hồi đó chừng hơn 1.000 người. Riêng Trường Bách khoa, giảng viên 10 người chưa có một đảng viên” .

Có một giai đoạn, khoảng từ năm 1957 đến 1959, lúc đó ta chủ trương “công nông hóa trí thức”. Lúc đó, ông Túc cùng nhiều cán bộ, giáo viên các trường đại học ở Hà Nội đi đào đất ở công trường thủy nông Bắc Hưng Hải. Nhiều người khác cũng tham gia các đại công trường. Song, với nhiều người vốn chỉ quen bút nghiên, sách vở như ông Nguyễn Như Kim - kỹ sư ở Pháp về làm trưởng khoa Vô tuyến điện, Hoàng Xuân Tùy - cựu sinh viên Đại học Đông Dương sau làm thứ trưởng Bộ Đại học, ông Nguyễn Hoán - chuyên gia hóa học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội... thì khá vất vả. Một số bậc anh tài trong giới trí thức văn học, nghệ thuật như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm cũng về nông thôn, cùng ăn ở với nông dân.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (thứ tư từ trái qua) với những trí thức yêu nước tại chiến khu (1948)

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (thứ tư từ trái qua) với những trí thức yêu nước tại chiến khu (1948)

Ở nông thôn, cải cách ruộng đất tiến hành một cách giáo điều, máy móc đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nhớ về thời kỳ đó, ông Túc nói: “Những sai lầm ấy làm giảm phần nào sức hút từ chínhsách trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh. Nguy hiểm hơn, những tư tưởng sai lệch ấy ngấm vào quần chúng, khoét sâu thêm khoảng cách...”.

Những người “cộng sản ngoài Đảng”

Theo GS Lưu Văn Đạt, năm 1960, Đảng Cộng sản Việt Nam mở đợt vận động kết nạp Đảng nhiều anh em trí thức, có cả ông. Tuy nhiên, nhiều nhân sĩ lớn vẫn tiếp tục đứng ngoài tổ chức đảng, tiếp tục cống hiến.

Cũng có những trường hợp Đảng muốn những nhân sĩ trí thức lớn đứng ngoài Đảng để thu hút lực lượng bên ngoài, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Bà Kim Hạnh, con ông Nguyễn Văn Huyên kể: Vào dịp 30 năm thành lập Đảng, Đảng ủy cơ quan Bộ Giáo dục dự kiến giới thiệu và kết nạp ông vào Đảng. Hồ Chủ tịch biết chuyện, liền bảo: “Để chú Huyên ở ngoài Đảng có lợi hơn là ở trong Đảng”. Ông Nguyễn Sỹ Tỳ, nguyên Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Giáo dục, trong cuốn Nguyễn Văn Huyên - nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cũng ghi lại câu chuyện này và cho biết lúc đó trung ương có chỉ thị “hoãn việc kết nạp vào Đảng những trí thức lớn, những nhân sĩ tiêu biểu không đảng phái hoặc đang giữ những vị trí chủ chốt của các đảng anh em (Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội hoạt động lúc đó)”.

Nghiên cứu về những trường hợp đặc biệt này, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhận xét, Đảng Cộng sản dưới thời Hồ Chủ tịch đã có một chính sách rất đặc biệt để gầy dựng khối đại đoàn kết. Đó là cơ chế để những nhân sĩ trí thức - người cộng sản ngoài Đảng cống hiến, phụng sự, tham gia vào bộ máy quản lý như những “đảng viên chưa vào Đảng”.

Xem Thêm

Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.
Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân
Sáng ngày 19/3, tại thành phố Phan Thiết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Thuận (Liên hiệp hội) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân”.

Tin mới

Trà Vinh: 07 giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc thi
Trải qua 15 năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan đã tổ chức 12 lần Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh. Đây là một trong những hoạt động sáng tạo và là sân chơi bổ ích dành cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền Cuộc thi, Hội thi về cơ sở
Liên hiệp Hội tỉnh vừa phối hợp với UBND TX Đông Hòa, UBND các huyện Tây Hòa, Sông Hinh tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ Phú Yên lần thứ 10 (2024-2025) và hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 11 (2024-2025) đến đội ngũ lãnh đạo, giáo viên các trường TH, THCS, THPT tại các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần lan tỏa cuộc thi, hội thi STKT trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch VUSTA gửi thư thăm hỏi Liên đoàn Kỹ sư Myanmar và Viện Kỹ sư Thái Lan sau thảm họa động đất
Ngày 2/4/2025, trước những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do trận động đất xảy ra tại Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3/2025, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã gửi thư thăm hỏi tới Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư Myanmar và Chủ tịch Viện Kỹ sư Thái Lan.