Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 18/12/2005 15:33 (GMT+7)

Xương bồ vị thuốc quý

Các loài xương bồ đều có những đặc điểm chung về hình thái như sau: Cây thảo, sống lâu năm mọc trên đá ẩm hoặc đất ẩm. Thân rễ mọc bò ngang, có nhiều đốt và mùi thơm. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào nhau thành hai dãy đối xứng, gân song song, hai mặt nhẵn. Cụm hoa mọc ở đầu một cán dẹt giữa hai túm lá thành bông mo, tiếp đó là một lá bắc to và dài dạng lá vượt cao hơn cụm hoa rất nhiều, nom như cụm hoa mọc trên lá, bông hình trụ thuôn dần và hơi cong ở phần đỉnh, hoa nhiều lưỡng tính, bao hoa có 6 thuỳ, nhị 6, chỉ nhị ngắn; bầu gần hình trụ chứa nhiều noãn. Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa quả:tháng 3-7

Các loài chỉ khác nhau ở chỗ thạch xương bồ có thân rễ sống bám vào đá ở chỗ nước chảy, phân nhánh, dài 5-30cm, lá dài 10-50cm, gân giữa không nổi gồ. Còn thân rễ thuỷ xương bồ mọc sâu trong bùn chỗ nước tĩnh, không phân nhánh, dài 50cm hay hơn; lá dài 60-100cm, gân giữa nổi gồ.

Xương bồ mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều nơi. Thuỷ xương bồ hay được trồng ở đồng bằng và vùng ven biển. Thạch xương bồ lá nhỏ còn là cây cảnh trên các hòn non bộ.

Từ thân rễ của các loài xương bồ, người ta đã chiết được tinh dầu với tỷ lệ 1,5-3,5% ở thuỷ xương bồ và 0,5-0,8% ở thạch xương bồ. Tinh dầu chứa hoạt chất tác dụng là anpha-asaron và beta-asaron, limonen, camphen, pinen, cinecl, azulen. Ngoài ra, trong cây còn có tanin, chất nhầy, alcaloid, glucozid đắng.

Bộ phận dùng làm thuốc của xương bồ là thân rễ, thu hái lúc già, đào về, rửa sạch đất cát, bỏ gốc lá và rễ con, cắt thành từng đoạn dài 8-15cm rồi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60°C cho khô. Dược liệu đã chế biến có mặt ở ngoài màu nâu, thịt trắng hồng, khô chắc, ít xơ, có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khai khiếu, hoá đàm, kích thích tính tiêu hóa, giải độc, sát khuẩn, giảm đau, chữa tiêu hoá kém, cảm sốt, đau dạ dày, viêm đường hô hấp, bệnh về tim, tiêu chảy, ho, hen xuyễn, tê thấp. Liều dùng hàng ngày: 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng ngoài, xương bồ phơi khô, tán nhỏ, sắc hoặc nấu nước tắm rửa để trị bệnh ngoài da, trĩ. Thuốc còn có tác dụng diệt chấy, rận, sâu bọ.

Kiêng kỵ:Trường hợp âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi, không nên dùng các loại xương bồ.

Y học hiện đại dùng thuỷ xương bồ là chủ yếu.

Những năm gần đây, trường Đại học Y khoa Hà Nội đã nghiên cứu dùng thuỷ xương bồ làm thuốc chống rung cơ tim, chữa loạn nhịp tim có kết quả tốt.

Y học cổ truyền dùng cả thạch xương bồ và thuỷ xương bồ. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau.

- Chữa ho lâu ngày:Thạch xương bồ (16g), hạt chanh (10g), hạt quất (10g), mật gà đen (1cái). Tất cả để tươi giã nhỏ, thêm đường, hấp chín, uống làm 2-3 lần trong ngày.

- Chữa hen xuyễn mạn tính:Thạch xương bồ (12g), tang bì (10g), khoản đông hoa (8g), thanh bồ (8g), cát cánh (8g), ma hoàng (8g), tiểu hồi (6g), tử tô (6g), cúc bách nhật (12 bông), gừng sống (5lát), phèn phi (2g). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa viêm thanh quản, nói không ra tiếng:Thạch xương bồ (12g), tri mẫu (12g), trần bì (8g) phục linh (8g), bán hạ chế (8g), cát cánh (8g), bôi mẫu (8g), cam thảo (6g). Tán bột, mỗi ngày uống 10g, chia làm hai lần.

- Chữa cảm lạnh, choáng váng:Thuỷ xương bồ (8g), địa liền (8g). Hai vị tán nhỏ, sắc uống trong ngày.

- Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi:Thủy xương bồ (8g), bạch truật (16g), hạt sen (16g), ý dĩ (16g), hoài sơn (16g), đảng sâm (12g), ngưu tất (12g), hạt muồng (12g), tâm sen (8g), đăng tâm (4g). Sắc uống ngày một thang.

- Chữa sốt rét:Thuỷ xương bồ (8g), lá ngải cứu (10g), lá na (10g). Sắc uống trong ngày. Dùng 5-7 ngày.

Ở Trung Quốc, xương bồ được dùng với tác dụng làm ăn ngon, kích thích tiêu hoá, trừ giun. Ở Nêpan, người ta nhai thân rễ xương bồ, nuốt nước dần dần để chữa ho, viêm họng. Bột xương bồ trộn với dầu hạt cải, bôi chữa trĩ. Ở Ấn Độ, xương bồ ngâm với mật ong, uống chữa viêm khí quản. Người Nhật Bản thường pha tinh dầu xương bồ vào nước tắm để trị bệnh ngoài da. Ở Thái Lan và Philippin, xương bồ là thuốc thông trung tiện, giảm đau.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 264,265, ngày 30/4/2005, trang 94,95.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.