Tương lai của ngành bò sữa thế giới
Chiều hướng sản xuất
Giai đoạn 2000 - 2005 sản lượng sữa thế giới tăng lên gần gấp đôi, tăng nhanh nhất là các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, tại đây người ta được chứng kiến mức tăng trưởng gấp đôi so với mức bình quân toàn cầu. Tuy nhiên, trong một nước có sự phát triển khác nhau giữa các vùng. Lấy ví dụ Trung Quốc, đây là nước có mức tăng trưởng hàng năm cao nhất thế giới, nhờ phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng Nội Mông, mấy năm vừa rồi mức tăng trưởng của Nội Mông đạt trên 17%. Có 3 nguyên nhân đưa đến mức tăng trưởng cao như vậy:
a) Năng suất bò sữa lúc đầu thấp (1.800 kg/bò cái sữa/ năm) nhưng rồi năng suất sữa đã tăng rất nhanh, đạt 5.000 kg/năm).
b) Thải loại ít (10 – 15%)
c) Nhập khẩu bò sữa
Về triển vọng, châu Âu và Nam Á là những vùng phát triển sữa quan trọng nhất của thế giới, chiếm 46% tổng sản lượng sữa thế giới. Đã quan sát thấy sản xuất sữa ở Achentina, Nga và Úc giảm. Một số nước thuộc cộng đồng châu Âu như Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển, Cộng hoà Ai Len cũng đã phát hiện thấy sản xuất sữa giảm vì: a/ thay đổi hàm lượng chất béo nên điều chỉnh hạn ngạch; b/ ít lưu thông; c/ không thực hiện hạn ngạch sữa.
Giá sữa
Trên thị trường thế giới, giá bơ và kem sữa trong thời kỳ tư 1996 đến 2006 dao động ở khoảng từ 1000 đến 2000 đô la Mỹ/ tấn. Đến giữa năm 2007 giá 2 mặt hàng này tăng đột biến, giá kem sữa là 5000 đô la Mỹ và giá bơ là 4000 đô la Mỹ/ tấn. Nhưng, dến đầu năm 2008 hai loại giá trên lại đã giảm mạnh vì 2 lý do: tăng nguồn cung ứng và phản ứng của người tiêu dùng về giá sản phẩm sữa tăng.
Tuỳ từng nước giá bán sữa của các trang trại chăn nuôi bò sữa dao động từ 15 đến 74 đô la Mỹ/ 100 kg/ sữa tiêu chuẩn (tỷ lệ bơ sữa hiệu chỉnh 4%; tỷ lệ chất đạm 3,3%). Năm 2007, tình hình giá cả trong nước ở các nước khác nhau không tuân theo sự biến động của tình hình giá cả thế giới. Ở Đức và Mỹ, giá cả trong nước phản ứng nhanh theo giá thế giới cao. Nhưng ở các nước như Belarus và Sri Lanca không thấy có phản ứng gì.
Cơ cấu tổ chức trang trại bò sữa
Mạng lưới so sánh trang trại thế giới ước tính số lượng trang trại bò sữa. Theo số liệu Mạng lưới so sánh trang trại thế giới thu thập, ở 73 nước có 115 triệu trang trại bò sữa. Từ những số liệu này kết hợp với kiến thức sâu về quy mô trang trại bò sữa, Mạng lưới so sánh trang trại thế giới ước tính trên toàn thế giới có tổng số 149 triệu trang trại bò sữa. Giả định mỗi hộ chăn nuôi bò sữa có 6 người thì có khoảng 895 triệu người đang sống ở các trang trại bò sữa, chiếm 14% dân số thế giới. Như thế là cứ 7 người trên thế giới thì có 1 người đang sống ở các trang trại bò sữa. Dựa theo tài liệu của Mạng lưới so sánh trang trại thế giới quy mô bình quân mỗi trang trại là 2,4 con bò cái vắt sữa. Ở nhiều nước, quy mô trang trại bò sữa dưới 10 bò cái vắt sữa. Tình hình này đặc biệt phổ biến ở châu Á, Đông Âu, châu Phi và một phần châu Mỹ Latinh. Chỉ có 15 trước quy mô trên 50 con. Sáu nước có quy mô trại trên 100 con là Mỹ, Achentina, Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan và Cộng hoà Séc. Quy mô bình quân trang trại của 15 nước Cộng hoà châu Âu là 35 bò cái vắt sữa.
Tương lai phát triển
Các nước có nhiều trang trại bò sữa nhất là Ấn Độ, Pakistan, Ethiopia, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Braxin, Iran và Romania. Ở những nước này mỗi nước có từ 1 đến 2,5 triệu trang trại bò sữa. Ở Mỹ và EU – 15 tương ứng có 78.300 và 5333.851 trang trại bò sữa. So với EU - 15 và Mỹ, quy mô trang trại ở các nước trên là rất nhỏ. Nhìn vào số lượng trang trại thấy có hai khuynh hướng. Ở những nước chăn nuôi bò sữa phát triển như Mỹ, Braxin, Achentina, châu Âu, Nam Phi, Nhật Bản, Tân Tây Lan và Úc, hàng năm, số lượng trang trại bò sữa giảm từ 2 - 10%. Ở các nước đang phát triển lại có xu hướng ngược lại, hàng năm, tốc độ tăng số lượng trang trại bò sữa từ 0,5 - 10%. Cũng tương tự như xu thế về sốlượng trang trại, rõ ràng đang có 2 xu thế về cơ cấu. Ở các nước phát triển, vì mở rộng kinh doanh chi phí lớn nên các trang trại quy mô nhỏ đang mất dần thị phần. Ở các nước đang phát triển, trái lại, trang trại bò sữa quy mô nhỏ thống trị sản xuất sữa nên họ đang duy trì, hoặc có trường hợp đang tăng thị phần của họ.
Dựa vào phân tích số lượng và cơ cấu tổ chức trang trại bò sữa, Mạng lưới so sánh trang trại thế giới đã đưa ra luận thuyết về mô hình phát triển với hai điểm mấu chốt. Khi trang trại bò sữa đạt mức tối đa thì sẽ xảy ra bước ngoặt. Trước khi xảy ra bước ngoặt đó, việc gia tăng sản lượng sữa đều do tăng số lượng trang trại và thông thường là quy mô nhỏ (ví dụ: Ấn Độ, Ai Cập…). Khi quy mô trang trại tăng với tốc độ nhanh thì đó là lúc sản xuất sữa cất cánh theo hướng mới. Thời điểm này báo hiệu sự khởi đầu của một quá trình thay đổi to lớn về cấu trúc của ngành sản xuất sữa. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta thấy những nước như Mỹ và Đức đang bước qua thời điểm này. Thông qua đầu tư vào các trang trại sản xuất sữa quy mô lớn có thể là cách đi tắt và sẽ đáp ứng nhu cầu đất nước về sữa, nhưng không nhất thiết tất cả các nước đều phải đi theo khuôn mẫu này.